Những câu hỏi liên quan
2C
Xem chi tiết
DH
3 tháng 5 2021 lúc 16:13

"Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết vào năm 1971. Lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt. Trong truyện có nhân vật Phương Định là nhân vật tiêu biểu trong lớp thanh niên xung phong Việt Nam. Đó là một cô gái hồn nhiên nhưng rất dũng cảm, gan dạ - một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, hay mơ mộng. Qua đó, ta thấy được phần nào những nét đẹp của Phương Định và thấy được sự nổi bật của câu chuyện. Để hiểu rõ hơn về những nét đẹp đó của Phương Định, chúng ta hãy cùng nhau bước vào phần phân tích.

Truyện kể về nhóm nữ trinh sát mặt đường gồm Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ cực kỳ nguy hiểm và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Đó là quan sát máy bay thả bom của giặc, đo đất đá, san lấp hố bom, kiểm tra những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm là thế nhưng họ vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên, thích ca hát, tâm hồn mơ mộng, đặc biệt là nhân vật Phương Định. Họ luôn gắn bó, yêu thương nhau như chị em dù cho tính nết mỗi người mỗi khác. Cơn mưa đá ở cuối chuyện để lại trong lòng Phương Định bao xuyến xao, hoài niệm.

Cũng như bao cô gái mới lớn khác, Phương Định rất nhạy cảm và hay quan tâm đến ngoại hình của mình. Cô tự đánh giá về mình: "Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như hoa loa kèn". Còn đôi mắt của cô được các anh lính lái xe nhận xét: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính lái xe để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô vui và tự hào. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, cô luôn kín đáo giữa đám đông.

Trong khi các cô gái khác vây quanh các anh bộ đội còn cô thì: "Thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt tưởng như kiêu kỳ". Nhưng thực ra trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Và cô còn dành tình yêu, niềm cảm phục cho những người lính chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên trận địa.

Bên cạnh đó Phương Định là một cô gái hồn nhiên, trong sáng và có nhiều ước mơ về tương lai. Cô hay mơ mộng và rất thích hát. Thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát. Lời bài hát đôi lúc lộn xộn, ngớ ngẩn đến cô cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Cô thích ngồi bó gối mơ màng và thường nhớ về kỉ niệm bên mẹ và gia đình, đặc biệt qua một trận mưa đá, ta cảm nhận được sự hồn nhiên của cô. Cô reo lên vui mừng khi phát hiện mưa đá: "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!…". Và cô tiếc thẫn thờ khi mưa tạnh và cảm thấy nhớ "nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố".

Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: "Vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng khi đen dật dờ trong không trung…". Đến cảm giác "cảm thấy có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình nên cô sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới".

 

Đến lúc ở bên quả bom đào, xới, với những cảm giác hồi hộp, căng thẳng và thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt. Cô rùng mình và nhận ra sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành". Trong lúc chờ bom nổ, cô có thoáng nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt. Cô không sợ hi sinh mà chỉ sợ bom không nổ vì nếu như vậy sẽ không thông đường cho đoàn xe ra trận được.

Qua đó, có thể thấy Phương Định là một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. Cùng với cô là tính cách của sự hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm và gan dạ, không sợ hi sinh vì tương lai tươi sáng của đất nước. Qua Phương Định, ta cảm nhận sự anh hùng của dân tộc và cuộc chiến đấu đầy ác liệt và gian khổ.

Góp phần xây dựng thành công trong câu chuyện, tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể cũng chính là nhân vật chính. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, sinh động thể hiện được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trong chuyện.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê cứ lung linh trong tâm trí chúng ta. Nó khiến ta bồi hồi, xúc động, họ – những cô gái thanh niên xung phong cho ta thấy được một bức tranh thời chiến tranh thật đáng tự hào và cảm phục biết bao dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta hiện giờ tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cần phải luôn luôn nỗ lực, gia sức học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành những người chủ của đất nước trong tương lai.

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TH
21 tháng 12 2016 lúc 13:31

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:


Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

Bình luận (0)
LV
21 tháng 12 2016 lúc 13:51

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

    

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 10 2018 lúc 16:28

Bài thơ này Ba-sô sáng tác khi đi du hành ngang qua rừng thấy kỉ nhỏ run lên trong cơn mưa mùa đông

- Nhà thơ mong muốn có chủ khỉ thầm ước có một chiếc áo tơi để che mưa, che lạnh.

- Hình ảnh chú khỉ đơn độc gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh

→ Bài thơ là tình yêu thương, yêu thương sâu sắc nhà thơ đối với kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
MT
23 tháng 12 2016 lúc 20:14
Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ- Đó là sự say mê trước vẻ đẹp của âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại.- Là sự rung cảm trước cảnh đẹp của đêm trăng :+ Trong bài thơ Cảnh khuya: Đêm trăng giữa rừng Việt Bắc, ánh trăng tỏa xuống vòm cây cổ thụ, bóng cây in xuống mặt đất như muôn ngàn bông hoa lung linh huyền ảo, điệp từ “lồng” tạo cho bức tranh như có tầng bậc, giao hòa quấn quýt
Bình luận (1)
DH
Xem chi tiết
DL
21 tháng 12 2016 lúc 18:26

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

 

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.

Bình luận (1)
NL
21 tháng 12 2016 lúc 18:27

dàn ý nè .

bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyeefn ảo , thơ mộng của núi rừng dưới trăng soi và xúc động thốt lên ;cảnh khuya như vẽ nghĩa là cảnh đẹp như 1 bức tranh

người chưa ngủ vì 2 lí do . lí do 1 là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn rạo rực , bâng k, say đắm. lí do 2 : chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . cảnh thiên n đẹp,hấp đãn nư vậy nhưng k làm cho bác vơi đi về trách nhiệm lớn lao của 1 vị lãnh tụ cách mạng đối với dân, đất nước .vui

Bình luận (1)
DL
23 tháng 12 2016 lúc 18:15

Vậy thì đây:

hà thơ hoài thanh đã có lần khẳng định:thơ Bác đầy trăng.thật vậy,nói đến thơ Bác là nói đến tình yêu,sự nặng lòng với vẻ đẹp của trăng và thiên nhiên đất nước.yêu trăng là tình yêu tự do,tin yêu về sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ,về một chiến thắng không xa của dân tộc.tâm hồn Bác nhạy cảm với thiên nhiên,ẩn sâu trong những câu thơ đầy ý vị là một tâm thế ung dung,tự tại lạc quan một cách đáng ngạc nhiên trong hoàn cảnh của đất nước lúc bấy giờ.Ta vẫn thấy trong con người Bác sự hòa quyện về tâm hồn mẫn cảm của một thí sĩ vừa mang cốt cách chiến sĩ.(bạn làm ơn lồng ghép phần thơ vào hộ mình cái)ta lại bắt gặp vẻ đẹp ngời sáng của bác trong bài thơ Rằm Tháng giêng ,vẫn những vẻ đẹp ấy nhưng qua bài thơ ta thấy được con mắt quan sát tinh tế.gợi cho ta một sự ngưỡng mộ và tự hào về người cha dân tộc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 3 2019 lúc 14:50

Vẻ đẹp của mùa hè và tâm hồn Nguyễn Trãi:

- Vẻ đẹp của mùa hè:

   + Hình ảnh cảnh vật: hòe lục đùn đùn, thạch lựu hiên phun thức đỏ, hồng liên trì…

   + Âm thanh sự sống: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

- Sự quan sát lắng nghe vẻ đẹp cuộc sống từ tất cả những giác quan tinh tế nhất của tác giả.

→ Bức tranh màu hè giàu màu sắc, sôi động, căng tràn sức sống, đó cũng chính là tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời của tác giả.

Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: yêu thiên nhiên, mong mỏi dân chúng được an ổn, no đủ

   + Bức tranh mùa hè gợi cho ta thấy cảm nhận tinh tế, bút pháp nghệ thuật tài hoa của tác giả

   + Tác giả là người có tấm lòng chân thành, tâm hồn chan chứa yêu thương, gắn bó với cuộc sống, cuộc đời

Bình luận (0)
Xem chi tiết
GL
2 tháng 8 2019 lúc 15:19

Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… và đặc biệt là Ngô Tất Tố – tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn văn Tức nước vỡ bờ thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay xỏa để cứu chồng ra khỏi cảnh bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em cố dậy húp tí cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình thương yêu chồng tha thiết.Nhưng đổi lại chị được gì??

Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của cái gia đình khốn khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.

Hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ mà cái mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức tột độ đã khiến nó bùng lên dữ dội.

Lúc bọn đầu trâu mặt ngựa ập vào định lôi anh Dậu đi nhưng chưa hành hung mà chỉ chửi bới, mỉa mai thì chị Dậu tuy giận nhưng vẫn nhẫn nhục van xin tên cai lệ độc ác: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô của chị là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên, biểu hiện sự nhún mình. Lúc bọn chúng sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, định trói anh một lần nữa, chị Dậu đã xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ, năn nỉ: Cháu xin ông. Những lời nói và hành động ấy của chị chỉ nhằm mục đích bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách, phẩm chất của chị Dậu mới bộc lộ đầy đủ. Tên cai lệ không thèm nghe chị. Hắn đấm vào ngực chị và cứ sấn đến trói anh Dậu. Chị Dậu đã chống cự lại. Sự bùng nổ tính cách của chị Dậu là kết quả tất yếu của cả một quá trình chịu đựng lâu dài trước áp lực của sự tàn ác, bất công. Nó đúng với quy luật: Có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Từ vị thế của kẻ dưới: Cháu van ông…, chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu. Tức thì, sau lời cảnh cáo đanh thép của kẻ trên đối với kẻ dưới: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! là hành động phản kháng dữ dội: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng queo trên mặt đất… Còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được.

Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy.

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

Bình luận (0)

1. Mở bài

"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.

2. Thân bài

a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương

Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu

b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.

(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.

c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng

Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch "rồi" tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt: chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

3. Kết bài

(*) Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Như vậy, từ hình ảnh "Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

Nguồn : Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” - Văn mẫu lớp 8 - VnDoc.com

Bình luận (0)
DE
2 tháng 8 2019 lúc 16:50

Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn xuôi Việt Nam. Ông có rất nhiều các tác phẩm hay, đặc sắc, trong đó tác phẩm nổi trội hơn cả, đó là tác phẩm “tắt đèn”. Tác phẩm như một lời tố cáo nặng nề đến giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa. Chị Dậu là người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công ấy, một người phụ nữ bị áp bức, bóc lột quá nhiều

vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền được sống.

Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con và vô cùng đảm đang. Khi gia đình chưa có tiền nộp sưu, bọn quân lính đã bắt anh Dậu ra đình để chịu những đòn roi, đánh đập dã man của chúng. Đón chồng trở nhà sau bao ngày bị bọn quan sai lôi đi đánh đập, hành hạ, chị Dậu thậm chí còn không có nổi một hạt gạo để nấu cho chồng bát cháo. Chị tất tả chạy đi vay hàng xóm được nắm gạo để nấu nồi cháo loãng cho chồng. Trong lúc khó khăn, túng quẫn như vậy, chồng không muốn ăn, chị nhẹ nhàng giỗ dành, đút từng thìa cháo nhỏ cho anh ăn. Chị thấy chồng như vậy, chị đau cả bản thân mình nữa.

Trong lúc khốn khó, túng quẫn chị Dậu một mình xoay sở chống đỡ, chị trở thành trụ cột trong gia đình, mọi gánh nặng từ cuộc sống đè nặng lên vai chị. Khi chồng bị bắt đi, một mình chị thân gái phải chạy vạy khắp nơi để vay mà không đủ tiền để “chuộc” chồng ra. Chị phải mang cả đàn chó mới đẻ chưa mở mắt để gom đủ tiền. Và người mẹ đó phải mang đứa con của mình đi bán, có nỗi đau nào hơn nỗi đau này, khi con chị xin van chị ở lại mà chị phải rứt lòng bán con đi. Nỗi đau ấy ai thấu hiểu được đây.

Cảm nhận về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Chị Dậu là con người vô cùng nhẫn nhục. Khi bọn cai lệ xông đến bắt anh Dậu, thúc ép nộp sưu, chị Dậu đã van xin, lời lẽ vô cùng kính trọng, chị nhỏ nhẹ xưng “ông” với “con”. Lúc đầu, chị nhẫn nhục van xin tên cai lệ để hắn tha cho anh Dậu. Khi bọn chúng sầm sập chạy đến định bắt trói anh Dậu, chị xám mặt tức giận nhưng vẫn cố gắng chịu đựng, níu tay tên cai lệ, van xin. Chị tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ chồng mình khỏi nguy hiểm. Vì ngoài cách đấy ra chị không biết mình có thể làm được gì nữa. Một người vợ chỉ có thể cố gắng như vậy thôi. Nhưng khi cái danh dự của chị bị chúng nó coi thường lời van xin ấy, khi tên cai lệ ấn vào ngực chị cái bịch và sấn đến chỗ anh Dậu thì chị chuyển thái độ lớn tiếng cảnh báo hắn.

Từ vị thế của kẻ dưới, chị Dậu đã nâng mình lên vị trí của người trên để mắng chưởi chúng cho hả giận. Từ “ông- con” sang “bà- mày” thì chứng tỏ cơn giận đã lên đến đỉnh điểm. Chị Dậu không còn nhún nhường sợ hãi bọn cường hào gian ác nữa. Khi bị đặt bao tình thế như chị Dậu, thì không ai là không thể tức giận, ép quá thì núi lửa cũng phải phun trào chống lại. Chị cũng chỉ vì muốn bảo vệ cái gia đình nhỏ của chị. Một người phụ nữ phải chịu quá nhiều điều gò bó từ cuộc sống, bị chèn ép, bị bóc lột, bị làm cho khổ quá rồi thì người ta sẽ không chịu được nữa.

Sau lời cảnh báo, chị nhảy vào đánh lại bọn tay sai tàn ác: “Rồi chị túm lấy cổ, ấn dúi ra cửa làm tên cai lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy”. Chị ức quá rồi, chị bán sống, bán chết, không sợ gì nữa, có nhẫn nhục thì cuối cùng cũng sẽ chết thôi. Người phụ nữ khốn khổ ấy không còn yếu đuối, sợ hãi như ngày xưa, mà thay vào đó giới hạn của sự chịu đựng đã làm chị trở nên mạnh mẽ, không còn một tên tay sai nào có thể đánh lại, chúng phải bỏ đi. Chị không bảo vệ gia đình của mình thì sẽ không một ai bảo vệ cả. Tất cả những hành động đều là bộc phát từ trái tim của chị chứ chưa được giác ngộ bởi cách mạng.

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chị là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Bình luận (0)
QD
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
MN
22 tháng 11 2021 lúc 20:39

Em tham khảo:

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

Bình luận (0)
HB
31 tháng 12 2021 lúc 12:47

ko bt

 

Bình luận (0)