Những câu hỏi liên quan
TP
Xem chi tiết
H24
31 tháng 8 2023 lúc 11:24

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
30 tháng 1 2024 lúc 20:39

- Nhân vật lịch sử: Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản, Trần Cảo…

- Sự kiện lịch sử dưới thời phong kiến khoảng 1516 – 1517: Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

- Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng đưa vào vở kịch một cách khéo léo, mặc dù viết về lịch sử, những vấn đề mà Nguyễn Huy Tưởng đặt ra trong các sáng tác của mình vẫn luôn luôn mới và làm thao thức người đương thời. Lấy đề tài lịch sử nhưng không nhằm mục đích làm sử mà qua đó, nhà văn xây dựng được bi kịch của một người nghệ sĩ giữa khát vọng và hiện thực xã hội.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 2:16

- Tác giả Vích-to Huy-gô:

+ Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

+ Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trải nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

+ Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

+ Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

- Tác phẩm Những người khốn khổ: được xuất bản năm 1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX. Truyện mang một niềm tin sâu sắc vào một thế giới có những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động khổ sai. Cuộc đời của GiăngVan-giăng dường như là một chuỗi những khốn khổ triền miên nhưng ông vẫn nỗ lực vượt qua và dũng cảm đối mặt với chúng.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TK
1 tháng 9 2023 lúc 7:34

Tham Khảo

Nhận xét về Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch Vũ Như Tô, Phạm Vĩnh Cư viết: “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất” ( “Trong cuộc đời mình, Nguyễn Huy tưởng đã sáng tác nhiều vở kịch, trong đó “Vũ Như Tô ” là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mỹ học Châu Âu xưa nay có lí do coi là thể cao quý và khó nhất”.

Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch “Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam

Điều em tâm đắc nhất khi đọc văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”  đó là màu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của dân được Nguyễn Huy Tưởng giải quyết bằng cách để quần chúng nổi loạn trừng trị đích đáng bè lũ bạo chúa Lê Tương Dực, đốt Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Nghĩa là lợi ích của nhân dân phải đặt lên trên hết. Bởi vì nhân dân, đất nước, dân tộc là một. Lợi ích của nghệ thuật phải hi sinh vì lợi ích của đời sông con người. Trong cơn giận dữ của quần chúng cái chết của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Người đời sau đều thấy việc giết Lê Tương Dực là đúng, tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài trong lúc muôn dân đói khổ là đúng, nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không cần thiết. Nguyễn Huy Tưởng cũng vậy. Nhà văn tả quần chúng giận dữ giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm, đôt phá Cửu Trùng Đài và ông cũng có lời tiếc thương những thiên tài nghệ thuật: Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm (Lời đề từ Vũ Như Tô).

Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố được tổ chức thành cốt truyện. Diễn biến của hệ thống sự kiện tạo thành cốt truyện trong kịch Vũ Như Tô để dẫn đến cốt truyện đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”có thể tóm tắt như thế này: Để thỏa thú hưởng lạc xa hoa, Lê Tương Dực cho đóng cũi, giải Vũ Như Tô về triều, lệnh cho xây Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô có ý chống đối, nhưng rồi thuận lòng vào việc vì được Đan Thiềm khích lệ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ trỗi dậy. Vũ Như Tô muốn đem tài năng ra xây dựng cho đất nước một kì công nghệ thuật. Tể tướng Trịnh Duy Sản muốn can ngăn vua, xin đuổi Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài, thải thợ vì xây Cửu Trùng Đài là mầm họa của quốc gia. Cửu Trùng Đài cứ được khởi công. Vua ban chiếu huy động nhân tài vật lực cả nước. Nửa năm sau người ta có thể thấy một Cửu Trùng Đài tráng lệ, song dân thì oán vua, oán Vũ Như Tô, xem ông là thủ phạm. Cuối cùng Trịnh Duy Sản khởi loạn giết vua, bắt Vũ Như Tô, Đan Thiềm, giết bọn cung nữ, dân chúng nổi lên đốt Cửu Trùng Đài (Hồi V – Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”).

Vì vậy, phải chăng khi viết “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng đã nhận ra điều này và chút ít gửi gắm những nhắc nhở rằng chúng ta phải biết làm gì trước những công trình văn hóa mang “tầm trăng sao” của dân tộc.

Bình luận (0)
LK
1 tháng 9 2023 lúc 8:51

Tham khảo

"Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" là một phân đoạn trong kịch "Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng. Trong phần này, tôi cảm thấy tâm đắc nhất là sự tình cảm và lòng trung thành của nhân vật Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô.

Trong hoàn cảnh này, Cửu Trùng Đài đã từ bỏ mọi thứ để đồng hành với Vũ Như Tô trong cuộc hành trình khó khăn và nguy hiểm. Dù biết rằng Vũ Như Tô là một tên tội phạm, Cửu Trùng Đài không chán ghét hay từ bỏ mà ngược lại, anh ta tỏ ra một lòng trung thành và sẵn sàng hy sinh cho Vũ Như Tô.

Điều này thể hiện sự khắc sâu tình bạn và lòng đồng cảm của Cửu Trùng Đài dành cho Vũ Như Tô. Dù Vũ Như Tô đã phạm tội và bị khởi tố, Cửu Trùng Đài không chỉ nhìn vào cái xấu mà tìm hiểu và đánh giá con người thật sự của Vũ Như Tô. Anh ta tìm thấy những phẩm chất tốt đẹp và niềm tin vào khả năng thay đổi của Vũ Như Tô.

Điều này cho thấy một thông điệp sâu sắc về khả năng của con người để thay đổi, để cải thiện và để đạt được sự cứu rỗi. Tình cảm và lòng trung thành của Cửu Trùng Đài đối với Vũ Như Tô là một hình ảnh đẹp về tình người và sự hy sinh, và nó gợi lên một cảm giác ấm áp và động lòng khi đọc văn bản này.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
TK
31 tháng 8 2023 lúc 14:38

- Thông tin tác giả:

+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

+ Trước cách mạng:

·       Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

·       Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

- Phong trào Thơ Mới:

Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

+ Giai đoạn 1936-1939

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

+ Giai đoạn 1940-1945

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TK
31 tháng 8 2023 lúc 11:02

Tham Khảo

- Tác giả: 

+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng

+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.

+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.

+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.

+ Sự nghiệp sáng tác

Các tác phẩm chính: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn trương ba da hàng thịt...

Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...

+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 11 2023 lúc 19:44

Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”

- Tác giả Nguyên Hồng

+ Nguyễn Nguyên Hồng (1918 – 1982) sinh ra ở Nam Định

+ Tuổi thơ cơ cực sống trong cảnh gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lấy nhau không có tình yêu thương sau đó cha mất sớm, mẹ bị gia đình chồng ruồng bỏ, khinh miệt phải bỏ đi Thanh Hóa kiếm sống → Cuộc đời của cậu bé Hồng vô cùng khó khăn và thiếu thốn

+ Tuy nhiên ông say mê viết với ông “viết văn là một lẽ sống”

+ Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938)/ Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941)/ Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu năm 1938, xuất bản năm 1940)/ Qua những màn tối (truyện, 1942)

- Hồi kí  Những ngày thơ ấu

+ Hồi kí được viết năm 1938 và đến năm 1940 thì được in trọn vẹn thành sách. Đó là một tập hồi kí gồm 9 chương ghi lại một cách trung thực những năm tháng tuổi thơ cay đắng của tác giả. Sinh ra trong gia đình sa sút, bất hòa, cha mất sớm, mẹ phải bỏ đi làm ăn xa, họ hàng cay nghiệt và thái độ dửng dưng tàn nhẫn của xã hội. Điều duy nhất còn lại để nâng đỡ tâm hồn cậu bé hồng là tình mẫu tử thiêng liêng với mẹ.

+ “Trong lòng mẹ” là chương thứ 4 của tập hồi kí

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
3 tháng 12 2023 lúc 22:34

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh:

- Nguyễn Nhật Ánh là một trong những nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, sinh năm 1955 tại Quảng Nam.

- Ông chuyên viết về đề tài thiếu nhi, tuổi mới lớn. Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp (1975-2015). Nếu khảo sát thêm 20 mươi năm nữa (từ 2015 đến 2035) có thể Nguyễn Nhật Ánh vẫn là một trong những nhà văn được yêu thích nhất.

Bình luận (0)