Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
TA
9 tháng 8 2023 lúc 15:36

Dùng cái mõm đi

Bình luận (0)
 Hà Quang Minh đã xóa
QL
15 tháng 9 2023 lúc 17:35

Chủ đề tranh biện: Vấn đề sử dụng điện thoại trong giới trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
5 tháng 9 2023 lúc 10:29

Bước 1: Đọc kĩ chủ đề tranh biện

Bước 2: Xác định luận điểm và sắp xếp các ý luận điểm cho logic

Bước 3: Sắp xếp và cân bằng các câu tranh biện

Bước 4: Trình bày tự tin, rõ ràng

Bước 5: Lập luận phản bát, bảo vệ ý kiến

Bước 6: Trả lời, thuyết phục các câu hỏi

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
3 tháng 1 2024 lúc 10:45

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

Bình luận (0)
HM
3 tháng 1 2024 lúc 10:46

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: 

- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực. 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
13 tháng 3 2023 lúc 0:54

Hai bài học kinh nghiệm mà em rút ra sau khi thảo luận trong nhóm về một nhân vật gây tranh cãi:

+ Phải tôn trọng ý kiến của những người trong nhóm.

+ Có thái độ cầu thị, tiếp thu và phản hồi mang tính xây dựng.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
ND
8 tháng 1 2024 lúc 15:27

- Tranh luận với bạn: 

+ Chú ý lắng nghe và tôn trọng các ý kiến của bạn.

+ Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng và cần có cử chỉ, lời nói hợp lí, không nên gay gắt, khó chịu. 

- Cách trình bày ý kiến:

+ Đưa ra những ý kiến có bằng chứng, lí lẽ thuyết phục.

+ Bảo vệ được ý kiến của mình trước sự phản bác của các thành viên khác trong nhóm, giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
5 tháng 9 2023 lúc 9:56

Các bạn chia nhóm thảo luận một số cách tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng ví dụ về tư duy phản biện:

+ Một người y tá điều trị sẽ dùng các kỹ năng tư duy phản biện để phân tích những ca bệnh và quyết định quy trình mà bệnh nhân cần được điều trị.

+ Một người thợ sửa ống nước sẽ dùng kỹ năng tư duy phản biện để nhận định vật liệu nào phù hợp nhất với công việc cụ thể.

+ Một luật sư xem xét bằng chứng và đưa ra chiến lược để thắng kiện hoặc quyết định có nên dàn xếp ngoài tòa án hay không.

+ Người quản lý phân tích, nghiên cứu các biểu mẫu phản hồi của khách hàng và sử dụng thông tin này để phát triển một buổi đào tạo về dịch vụ khách hàng cho nhân viên.

+ Một công ty xây dựng phải xác định tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn trên một địa điểm xây dựng để đảm bảo nhân viên của họ làm việc an toàn nhất có thể. Nếu không có phân tích này, có thể xảy ra thương tích hoặc thậm chí tử vong, gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng cho lực lượng lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty (chưa kể đến bất kỳ hậu quả pháp lý sau này).

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
31 tháng 1 2024 lúc 22:52

a. Nội lực là yếu tố quan trọng để đạt được thành công. Tự tin trong khả năng của bản thân và sẵn sàng đối mặt với khó khăn là những yếu tố quan trọng để vượt qua mọi thách thức. Tuy nhiên, không có nghĩa là không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đôi khi, việc có người khác đồng hành, cung cấp thông tin, hướng dẫn hoặc cung cấp sự động viên có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình đạt được mục tiêu. 

b. Được tổ chức trong buổi tranh luận ở lớp.

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
ND
8 tháng 5 2019 lúc 20:47


Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển Tây hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế. Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt, cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Ngay từ tháng 2, độ mặn đã duy trì ở mức cao và nghiêm trọng. Trên sông Tiền và sông Hậu, độ mặn là trên 45‰, xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sông, thậm chí có nơi lên đến 85 km (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai thì độ mặn bằng 4‰ đã được coi là bị xâm nhập mặn).
Tính từ cuối năm 2015 đến nay, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã bị nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận. Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch dẫn nước ở ĐBSCL (khoảng 5000 km kênh được đào khắp các tỉnh, 45 công trình thủy lợi với mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn mặn); Các công trình ngăn mặn lớn tại ĐBSCL gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ĐBSCL, tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 07/3/2016, Bộ Ngoại giao đã có công hàm số 128/NG-ĐBA gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc có biện pháp hỗ trợ gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) của Trung Quốc xuống Hạ lưu sông Mê Công để góp phần phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, giảm bớt thiệt hại cho nhân dân Việt Nam tại khu vực ĐBSCL. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3/2016 đến 10/4/2016. Đầu tháng 4/2016, nguồn nước này đã về đến Việt Nam và phần nào đẩy vùng xâm nhập mặn ra biển. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài và chủ động mà chỉ là giải pháp tình thế trước mắt.
Để hạn chế và ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong tương lai, mỗi địa phương cần thực hiện những biện pháp phù hợp với điều kiện của mình. Tuy nhiên, ở tầm vĩ mô, cần tiến hành một số giải pháp chung như:
(1) Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn;
(2) Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và Trung Quốc để cùng chia sẻ lợi ích chung trong việc phát triển và thịnh vượng chung của cả khu vực theo Hiệp định Mê Công 1995, ký kết song phương với từng quốc gia hay đa phương;
(3) Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu vực, quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm phát triển công nghiệp, du lịch và nông nghiệp, gia tăng diện tích trồng lúa và số vụ lúa mỗi năm, nâng cao kỹ thuật thâm canh lúa nhằm làm tăng chất lượng nước ngọt, giảm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm phân bón, thuốc sát trùng, thuốc diệt cỏ, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn nước phù hợp với phát triển kinh tế, môi trường và tập quán ở địa phương;
(4) Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khô hạn và môi trường nước mặn, nước lợ. Việc nghiên cứu tiến hành các biện pháp bền vững lâu dài cho phát triển kinh tế địa phương, cần phải từng bước lựa chọn và lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có thể tồn tại và phát triển trong môi trường khô hạn, nước mặn và nước lợ;
(5) Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác là một trong những ưu tiên chính. Thành lập các khu vực bảo vệ trước lũ, xâm nhập mặn nhằm chủ động trong việc dẫn nước lũ vào cải tạo đồng ruộng và phục vụ nuôi trồng thủy sản là rất quan trọng nhằm đảm bảo đời sống sản xuất của người dân, tạo ra các vùng đất an toàn đối với lũ và xâm nhập mặn, đồng thời chủ động kiểm soát nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn;
(6) Xây dựng đập ngầm, đây là giải pháp mang tính tham khảo đối với Việt Nam, giải pháp này đã được áp dụng tại Hoa Kỳ. Khi nước mặn có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt nên nước mặn sẽ nằm bên dưới nước ngọt tạo thành nêm mặn. Hình dáng nêm mặn thay đổi theo lưu lượng nước chảy. Việc xây dựng các đập ngầm vừa có tác dụng ngăn mặn, vừa không ảnh hưởng để sự di chuyển của tàu bè. Hiện nay, trên sông Tiền, chỉ cần 2 đập ngầm trên sông Cổ Chiên và sông Mỹ Tho;
(7) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt trong đồng bằng. Hiện nay nhiều vùng trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng Duyên Hải đang thiếu nước ngọt do nước sông thiếu, kênh bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Trước tình hình này đòi hỏi phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống công trình giữ nước ngọt cho toàn đồng bằng bao gồm: thiết lập hệ thống cống đầu kênh, nạo vét các sông, kênh và rạch, xây dựng hồ chứa nước và tận dụng nguồn nước mưa;
(8) Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông, đây là dự án lâu dài, bền vững dọc theo biển Đông và biển Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao. Dự án bao gồm xây dựng đê bằng đất có bề mặt rộng vừa làm đường giao thông, hai bên bờ đê trồng cỏ Vetiver để chống xói mòn do gió và sóng biển, phía biển trồng rừng ngập mặn để ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa;
(9) Quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Đây là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả nhất để quản lý nguồn nước ngọt, gián tiếp đẩy lùi tình trạng xâm nhập mặn. Để thực hiện giải pháp này cần theo 4 nguyên tắc của Dublin, được đưa ra tại Hội nghị Nước và Môi trường năm 1992.
Nếu theo dự báo của một số nhà khoa học và Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2050, mực nước biển sẽ dâng cao 2 m so với hiện nay thì các vùng đất thấp ven biển như bãi cạn san hô, ốc đảo san hô sẽ có nguy cơ bị ngập và khả năng xâm nhập mặn của nước biển vào lục địa là một xu thế ở vùng ven biển.
ĐBSCL có vai trò vô cùng quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia. Dân số và kinh tế vùng ven biển ĐBSCL lại chiếm một vị trí trọng yếu cho quá trình phát triển của cả đồng bằng này. Do vậy, bất kỳ một tác động bất lợi nào làm mất ổn định cho vùng này, mà điển hình hơn cả là xâm nhập mặn ngày càng sâu, cần phải được xem xét và kiểm soát.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2023 lúc 16:56

Tham Khảo:

Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng của xã C:

- Trồng cây phủ xanh đồi trọc, đất trống.

- Tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cũng tham gia bảo vệ rừng.

- Phát hiện, báo cáo những hành vi chặt phá rừng trái phép.

Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước của huyện B:

- Tiết kiệm nguồn nước sạch.

- Xử lý chất thải của người và động vật hợp lý, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.

- Hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp gây hại đến nguồn nước.

Bình luận (0)