từ nội dung của 7 câu thơ đầu bài đồng chí ,em hãy viết 1 đoạn văn từ 10 -->15 dòng trình bày suy nghĩ của em về 2 tiếng "đồng chí"
Viết đoạn văn 10 -12 câu trình bày suy nghĩcủaem về khổ cuối bài thơ quê hương
MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và khổ cuối bài thơ
TB: Phân tích khổ thơ:
‘’Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
=> Câu đầu bài thơ, nhà thơ đã gợi nên nỗi nhớ quê hương da diết, sâu nặng, luôn ghi nhớ trong lòng
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
=> Những dấu hiệu quen thuộc của làng chài ven biển: con thuyền, đàn cá và dòng nước. Điều này chứng tỏ tình yêu quê hương từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất của nhà thơ.
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
=> Tác giả luôn hình dung trong đầu hình ảnh quen thuộc của quê hương với con thuyền ra khơi. Hình ảnh con người lao động hăng say.
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
=> Phải là người tinh tế, có cách cách nhìn sâu sắc thì tác giả mới có thể cảm nhận được những dấu hiệu đặc biệt của quê hương. Quê hương với tác giả là mùi nồng mặn của nước biển, của từng mẻ cá
Nêu cảm nhận của em về cả đoạn thơ?
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về khổ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
từ nội dung bài thơ "ngắm trăng" của bác hồ, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (10-.12 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò lạc quan trong cuộc sống
trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết qua 3 câu thơ cuối bài "Đồng Chí"
Tham khảo:
Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ mộc mạc, giản dị, chân chất khi tác giả giới thiệu về quê hương của các anh bộ đội. Các anh mỗi người một quê - những vùng quê nghèo khó - song đã về đây để cùng tham gia kháng chiến, cùng chịu đựng gian khổ, chung lưng đấu cật bên nhau.
Cuộc sống người lính vất vả biết bao nhiêu. Nào : Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá... Lại nữa, những đêm trời rét chỉ có một mảnh chăn mỏng hay những cơn sốt rét rừng hành hạ... Vượt lên trên tất cả những khó khăn đó để "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Chính đôi tay nắm chặt ấy đã nói lên ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, của ý chí quyết tâm đánh giặc.
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi bật là ba hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng giữa cảnh rừng hoang sương muối phục kích giặc. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ. Hình ảnh Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp nhất vì nó vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh tượng trưng.
Tác giả Chính Hữu đã từng nói : "Đầu súng trăng treo, ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng như một người bạn" Đó là hình ảnh thực của cuộc kháng chiến, của những người lính khi chờ giặc tới.
Ngoài tả thực, hình ảnh "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu, vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ. Đây là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu. Hình ảnh thơ thật độc đáo, gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và tình nghĩa thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.
Với nhịp chậm, giọng thơ hơi cao, ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Tình cảm đồng chí, đồng đội là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất của những người lính. Đó là sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn trở ngại, mọi thiếu thốn để chiến thắng kẻ thù. Bài thơ Đồng chí đặc biệt là ba câu kết như một lời nhắn nhủ với mọi người: Hãy biết nâng niu và gìn giữ những tình cảm đẹp trong cuộc sống, phải biết kính trọng những người lính.
Từ bài thơ Tức cảnh Pác Bó đặc biệt là câu thơ cuối,em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về cái "sang" trong cuộc sống
hãy viết đoạn văn quy nạp nêu lên cảm nghĩ của em về ba câu thơ cuối của bài văn Đồng Chí
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
Em tham khảo:
Nổi lên trên cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đêm nay cũng như bao đêm khác, các anh phục kích chờ giặc trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt- rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Đó là hình ảnh cụ thể của tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Từ "chờ" gợi lên một tư thế hoàn toàn chủ động, làm chủ hoàn cảnh. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là điểm nhấn của 3 phần, điểm sáng của toàn bài thơ. Cảnh vừa thực vừa mộng. Đêm khuya, trăng tà, cả cánh rừng ngập chìm trong sương muối. Trăng lơ lửng trên không, chiếu ánh sáng qua lớp sương mờ trắng, đục. Trong khi đó, người chiến sĩ khoác súng trên vai, đầu súng hướng lên trời cao như chạm vào vầng trăng và trăng như treo trên đầu súng. Đó còn là một liên tưởng thật thú vị. Súng và trăng là gần và xa, thực và mơ, chất chiến đấu và chất trữ tình, là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm và hài hoa. Đồng thời nó cũng thể hiện rõ nét tư thế chủ động, tin tưởng, và tâm hồn yêu đời của một anh bộ đội cụ Hồ. Như vậy, khổ thơ đã khắc họa một cách sinh động biểu tượng đẹp về tình đồng chí trong gian khổ, khó khăn của chiến đấu.
viết đoạn văn tổng phân hợp 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ đầu bài khi con tu hú trong đoạn 1 câu trần thuật 1 câu tình thái từ
Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui. Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế... Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong tâm trí của tác giả. Phải yêu thương quê hương đến độ nào tác giả mới có thể đưa ra được những cảm nhận như vậy . Đó chỉ là một chút cảm xúc có trong nhất thời hay là tình cảm đúc kết từ quãng thời gian gắn bó đầy sâu nặng? Đó là cảm xúc đã chín muồi của con người tha thiết yêu cuộc sống, gắn bó máu thịt với quê hương thì mới có nỗi nhức nhối không nguôi đến như thế!
Viết đoạn văn (10 - 15 câu) trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối của bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh.