Quan sát hình 20.1, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Quan sát hình 20.2, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức.
Dựa vào sơ đồ khối thể hiện nguyên lý làm việc của hệ thống bôi trơn kiểu tuần hoàn cưỡng bức, Em hãy vẽ rõ đường đi của dầu bôi trơn trong các trường hợp làm việc của hệ thống bôi trơn? Yêu cầu chú thích rõ các trường hợp trên.
Quan sát hình 20.3, chỉ ra các bộ phận chính và nguyên lí làm việc của động cơ làm mát bằng không khí.
- Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức, hãy liệt kê các nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao, áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép.
- Qua sách báo và internet em hãy cho biết tại sao và khi nào cần phải thay dầu bôi trơn cho động cơ đốt trong?
- Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ dầu quá cao: do dầu đi bôi trơn các bề mặt chi tiết, hấp thụ nhiệt từ chi tiết nên nhiệt độ dầu nóng lên
- Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép: lượng dầu bơm vào đường ống liên tục, đường ống không thay đổi dẫn đến áp suất dầu tăng.
- Phải thay dầu bôi trơn vì dầu bẩn, hiệu quả sử dụng giảm nên cần thay.
- Phải thay dầu bôi trơn theo định kì tùy loại động cơ.
Trình bày đường đi của dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức ở trường hợp làm việc bình thường.
- Dầu từ cac te đầu qua bầu lọc và van đến đường dầu chính rồi theo các đường đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ sau đó trở về cacte.
- Nếu áp suất dầu trên đường quá cao, van sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.
- Nếu nhiệt độ dầu quá cao, van sẽ đóng lại để dầu đi qua két làm mát trước khi được chảy vào đường dầu chính.
Ở hệ thống làm bôi trơn cưỡng bức, để giữ cho đầu bôi trơn có nhiệt độ không vượt quá qui định là nhờ vào van ?
Van khống chế lượng dầu qua két.
Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn chia làm mấy trường hợp:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn có trường hợp nào?
A. Trường hợp làm việc bình thường
B. Trường hợp áp suất dầu phía sau bơm vượt quá giới hạn
C. Trường hợp nhiệt độ dầu trên đường ống vượt quá giới hạn cho phép
D. Cả 3 đáp án trên
Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:
- Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (13)
- Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?
- Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?
- Tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14):
(1) Các te, (2) lưới lọc, (3) bơm, (4) van an toàn bơm dầu, (5) van an toàn lọc dầu, (6) lọc dầu, (7) Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm mát, (8) két làm mát, (9) đồng hồ báo áp suất dầu, (10) đường dầu chính, (11)(12)(13) các đường dầu phụ, (14) đường dầu hồi về các te
- Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.
- Bộ phận lọc có chức năng làm sạch dầu, bộ phận bơm làm mát dầu.