Cho biết mỗi cơ quan ở hình 27.1A thuộc hệ cơ quan nào.
Nêu tên các cơ quan ở hình 27.1A và cho biết các cơ quan đó có vị trí trong cơ thể tương ứng với các số nào ở hình 27.1B.
a. Thận - 5
b. Phổi - 2
c. Gan - 4
d. Ruột già - 7
e. Dạ dày - 6
g. Cơ quan sinh dục nam - 8
h. Não - 1
i. Tim - 3
Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?
Tham khảo!
- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm: Xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
- Chức năng của mỗi cơ quan trong hệ hô hấp:
Tên cơ quan | Chức năng |
Xoang mũi | Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí. |
Hầu (họng) | Dẫn khí. |
Thanh quản | Dẫn khí, phát âm. |
Khí quản | Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phế quản | Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi. |
Phổi | Trao đổi khí. |
- Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?
- Qua các thông tin trên, cho biết giũa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?
* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.
- Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.
- Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.
- Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.
- Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.
- Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.
[TỔ CHỨC CƠ THỂ]
a. Gọi tên các hệ cơ quan tương ứng với các hình từ A đến E.
b. Kể tên các cơ quan của người thuộc các hệ cơ quan ở hình B, C, D.
a) Hình A: Hệ thần kinh
Hình B: Hệ tiêu hóa
Hình C: Hệ toàn hoàn
Hình D: Hệ cơ
Hình E: hệ thống xương
b)
Hình B: gan, dạ dày, ruột già, ruột non
Hình C: tim, mạch máu, tĩnh mạch
Hình D: cơ xương, cơ trơn, cơ tim
a. Gọi tên các hệ cơ quan tương ứng với các hình từ A đến E.
hình a : Hệ thần kinh
hình b : Hệ thống tiêu hóa
hình c : Hệ tuần hoàn
hình d : Hệ vận động ( hệ cơ)
hình e : Hệ thống xương
b. Kể tên các cơ quan của người thuộc các hệ cơ quan ở hình B, C, D.
hình b : Hệ tiêu hoá: Ruột non, Ruột già (đại tràng), dạ dày, tuỵ, túi mật, khoang tiêu hoá (miệng), hầu, lưỡi, thực quản, gan, ruột tịt, ruột thừa, trực tràng, hậu môn.
hình c : Hệ Tuần hoàn: Tim, mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) và máu (bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu),..
hình d : Hệ vận động: xương (sườn, ức, mặt, sọ, sống, chi) và cơ (vân, trơn, hoành)
a; 1. Hệ thần kinh
2. Hệ tiêu hóa
3. Hệ tuần hoàn
4. Hệ cơ
5. Hệ xương
b; hình B: Miệng, Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, mật...
Hình C: Tim và hệ mạch
Hình D: Mô cơ trơn, mô cơ vân, mô cơ tim, dây chằng...
Hệ tuần hoàn ở động vật
- Cho biết hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở thực vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật.
- Cho biết động lực vận chuyển dòng mạch gỗ, dòng mạch rây ở cơ thể thực vật và máu ở cơ thể động vật.
- Quan sát hình 22.3 và trả lời các câu hỏi sau :
+ Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường sống như thế nào?
+ Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể (với chuyển hóa nội bào)?
- Ở thực vật, hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ và hệ thống vận chuyể n dòng mạch rây là mạch rây. Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu (động mạch, mao mạch và tĩnh mạch).
- Ở thực vật, động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển dòng mạch rây là chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, hạt, quả...). Ở động vật có hệ tuần hoàn, động lực vận chuyển máu đi đến các cơ quan là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn.
- Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), O2 và thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2 ), nhiệt. Hệ tiêu hoá tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận O2 chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và O 2 đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và O2 tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2 . Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến hệ bài tiết để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.
Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan.
- Các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người: Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) và phổi.
- Mối quan hệ về chức năng của các cơ quan thuộc hệ hô hấp:
+ Đường dẫn khí (mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản) có chức năng vận chuyển đi vào phổi khi hít vào và vận chuyển khí từ phổi ra ngoài môi trường khi thở ra.
+ Phổi là bề mặt trao đổi khí giữa môi trường và cơ thể giúp cung cấp O2 cho máu đưa đến các tế bào và đào thải khí CO2 từ tế bào theo máu đưa đến phổi ra ngoài môi trường.
→ Các cơ quan thuộc hệ hô hấp có mối quan hệ chức năng chặt chẽ với nhau: Các cơ quan trong đường dẫn khí giúp đảm bảo sự thông khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở phổi diễn ra. Còn sự trao đổi khí ở phổi tạo động lực cho sự dẫn khí ở đường dẫn khí diễn ra.
kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan
TL:
Mũi
Là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp mà không khí phải đi qua để vào phổi. Ba phần hợp nên mũi là mũi ngoài, ổ mũi và các xoang cạnh mũi:
Mũi ngoài là phần mũi lộ ra ở chính giữa mặt, mũi ngoài gồm 1 khung xương-sụn được phủ bằng ở mặt ngoài và niêm mạc ở mặt trong.
Ổ mũi được vách mũi chia dọc thành 2 ngăn, mỗi ngăn mở thông ra mặt tại lỗ mũi trước, liên tiếp với tỵ hầu qua lỗ mũi sau và có 4 thành. Phần trước của mỗi ngăn ổ mũi là tiền đình mũi, da phủ tiền đình mũi có lông và tuyến nhầy để cản bụi.
Các xoang cạnh mũi: là các hốc ở trong các xương xung quanh ổ mũi bao gồm xoang hàm trên, xoang trán, xoang bướm và các tiểu xoang sàng. Chúng mở vào ổ mũi, được lót bằng một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc của ổ mũi.
Hầu
Là một ống cơ-sợi được phủ bởi niêm mạc, dài chừng 12-14cm, đi từ nền sọ tới đầu trên của thực quản. Hầu nằm trước cột sống cổ, nó mở thông ở phía trước vào ổ mũi, ổ miệng và thanh quản, được phân chia thành 3 phần ứng với các ổ này: phần mũi, phần miệng và phần thanh quản.
Phần mũi (tỵ hầu): là phần cao nhất, liên tiếp với lỗ mũi sau, trên nóc có amidan vòm, hai thành bên có loa vòi Eustachi thông lên hòm nhĩ và hố Rosenmuler.
Phần miệng (khẩu hầu): phía trên thông với họng mũi, phía dưới thông với họng thanh quản, phía trước mở thông với khoang miệng. Thành sau của khẩu hầu liên tiếp với thành sau họng mũi và bao gồm các lớp niêm mạc, cân và các cơ khít họng
Phần thanh quản (thanh hầu): giới hạn từ ngang tầm xương móng đến miệng thực quản, có hình như cái phễu với miệng mở to, thông với khẩu hầu, đáy phễu là miệng thực quản.
Ngoài ra, quanh hầu còn có các tổ chức lympho tạo thành một vòng bao quanh gọi là vòng Waldeyer.
Thanh quản
Là phần đường dẫn khí nằm giữa hầu và khí quản, nằm lộ ở phần trước cổ, đối diện với các đốt sống cổ III, IV, V và VI.
Thanh quản được cấu tạo bởi những sụn nối với nhau bằng các dây chằng và các màng; khớp giữa các sụn được vận động bởi các cơ.
Khung sụn:
Sụn thượng thiệt hay còn gọi là sụn nắp thanh quản, nằm cao phía trước lỗ trên của thanh quản, là sụn đơn, hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa 2 mảnh sụn giáp, khi hạ xuống sẽ đậy thanh quản lại.
Sụn giáp: là sụn đơn gần giống quyển sách mở ra sau, phía trên có sụn nắp thanh quản.
Sụn nhẫn: là 1 sụn đơn, hình nhẫn, nằm dưới sụn giáp.
Sụn phễu: bao gồm 2 sụn, nằm ở bờ trên mảnh sụn nhẫn. Ngoài ra còn có sụn sừng là đôi sụn nhỏ nằm ở đỉnh 2 sụn phễu.
Các cơ thanh quản: bao gồm 3 nhóm cơ chính:
Nhóm cơ làm hẹp thanh môn: cơ phễu nắp thanh hầu, cơ phễu ngang và chéo, cơ giáp phễu, cơ nhẫn phễu bên.
Nhóm cơ làm rộng thanh môn: cơ giáp nắp thanh hầu, cơ nhẫn phễu sau.
Nhóm cơ làm căng và chùng dây thanh âm: cơ thanh âm, cơ nhẫn giáp.
Các màng và dây chằng
Màng giáp móng nối sụn giáp với xương móng; màng giáp nhẫn nối sụn giáp với sụn nhẫn; dây chằng nhẫn-phễu nối sụn nhẫn với sụn phễu.
Cấu trúc trong của thanh quản được lát bằng các tế bào biểu mô trụ, đi từ bờ tự do dây thanh là tế bào malpighi
Chức năng của Đường hô hấp trên
Mũi có 2 chức năng chính là chức năng khứu giác và chức năng hô hấp. Nó là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí. Ngoài ra, mũi cũng đóng 1 vai trò quan trọng trong cơ chế phát âm.
Hầu là ngã tư đường dẫn thức ăn và đường thở nên giữ các chức năng sau:
Chức năng nuốt: sau khi thức ăn được nhai và nhào trộn ở khoang miệng, sẽ được đẩy vào họng hầu để thực hiện quá trình nuốt, đưa thức ăn xuống miệng thực quản.
Chức năng bảo vệ cơ thể: vòng bạch huyết Waldeyer quanh hầu là một cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể.
Ngoài ra, hầu còn có vai trò trong quá trình thở, phát âm và cảm nhận vị giác của cơ thể.
Thanh quản là cơ quan phát âm chính. Lời nói phát ra do luồng khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh. Ngoài ra, thanh quản và các sụn, cơ nội tại của nó còn đóng vai trò quan trọng trong cơ chế ho và nấc
^HT^
TL:
Hệ hô hấp của con người được tính từ mũi đến các phế nang trong phổi. Những bộ phận như mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản được tính là đường hô hấp trên. Chức năng chính của đường hô hấp trên là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
HT
@@@@@@@
1)thận thuộc hệ cơ quan nào ?
2) Cơ quan tim thuộc hệ cơ quan nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ thần kinh
C. Hệ hô hấp
D, Hệ tiêu hóa
Kể tên các hệ cơ quan trong cơ thể và cho biết các hệ cơ quan đó cấu tạo từ những cơ quan nào
Bạn tham khảo nhé:
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục:
Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động. Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài. Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài. Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài. Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết. Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh. Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ.
Tham khảo!
-Hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn là mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. ...
-Hệ hô hấp. Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động. ...
-Hệ thống tiêu hóa. ...
-Hệ thống xương. ...
-Hệ cơ ...
-Hệ thống bài tiết. ...
-Hệ nội tiết. ...
-Hệ thống sinh sản (nữ)