Sử dụng Hình 8.2 để trình bày về một số ứng dụng của hydrochloric acid.
Dựa vào hình 8.2, nêu một số ứng dụng của hydrochloric acid.
-Một số ứng dụng của hydrochloric acid.
+ Tẩy rửa kim loại.
+ Sản xuất chất dẻo.
+ Điều chế glucose.
+ Sản xuất dược phẩm.
Sử dụng Hình 8.1 để trình bày về các ứng dụng của sulfuric acid.
- Ứng dụng của sulfuric acid:
+ Sản xuất phẩm nhuộm
+ Sản xuất giấy, tơ sợi
+ Sản xuất sơn
+ Sản xuất chất dẻo
+ Sản xuất chất rửa tay
+ Sản xuất phân bón
Sử dụng Hình 8.3 để trình bày về các ứng dụng của acetic acid.
- Các ứng dụng của acetic acid:
+ Sản xuất sợi poly (vinyl acetate)
+ Sản xuất sơn
+ Chế biến thực phẩm
+ Sản xuất dược phẩm
Hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một trong các acid sau: HCl, H2SO4, CH3COOH và trình bày trước lớp.
Trả lời:
1. Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid HCl:
Hiện nay, mỗi năm thế giới sản xuất hàng chục triệu tấn hydrochloric acid.
Lượng lớn hydrochloric acid được sử dụng để sản xuất vinyl chloride cung cấp cho ngành nhựa, ammonium chloride để cung cấp cho ngành sản xuất phân bón, các chloride kim loại để cung cấp cho ngành hoá chất, các hợp chất hữu cơ chứa chlorine để phục vụ sản xuất dược phẩm, thuốc nhuộm.
Ngoài ra, hydrochloric acid còn được dùng để trung hoà môi trường base hoặc thuỷ phân các chất trong quá trình sản xuất, tẩy rửa gỉ sét (thành phần chính là các iron oxide) bám trên bề mặt của các loại thép…
- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid H2SO4:
Mỗi năm, cả thế giới cần đến hàng trăm triệu tấn sulfuric acid. Trong đó, gần 50% lượng acid được dùng để sản xuất phân bón như ammonium sulfate, calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2) … Acid này còn được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, giấy, chế hoá dầu mỏ, …
- Nhu cầu sử dụng và ứng dụng của acid CH3COOH:
Một lượng lớn acetic acid được sử dụng để sản xuất vinyl acetate và cellulose acetate. Vinyl acetate được dùng để sản xuất keo dán và chất kết dính trong sản xuất giấy, sản xuất tơ (tơ vinylon), …; cellulose acetate được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, sản xuất tơ, phim ảnh …
Acetic acid còn được dùng để tổng hợp aluminium monoacetate (Al(OH)2COOCH3) làm chất cầm màu trong công nghệ dệt may, tổng hợp ethyl acetate, butyl acetate làm dung môi (để pha sơn), tổng hợp muối ammonium acetate (CH3COONH4) để sản xuất acetamide một chất có tác dụng lợi liểu và làm toát mồ hôi; tổng hợp phenylacetic acid dùng trong công nghiệp nước hoa, tổng hợp penicillin, tổng hợp chloroacetic acid dùng trong sản xuất chất diệt cỏ 2,4 – D và 2,4,5 – T, … Dung dịch acetic acid 2 – 5% được dùng làm giấm ăn, làm chất tẩy cặn trong siêu đun nước và nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 1.Cho 19,5 g zinc (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl). Sau phản ứng thu được 40,8g zinc chloride (ZnCl2) và 0,6 g khí hydrogen (H2) sinh ra
a/ Viết phương trình chữ của phản ứng
b/ Tính khối lượng hydrochloric acid đã dùng.
Câu 2. Cho 5,6g iron (Fe) tác dụng với 7,3g dung dịch hydro chloric acid (HCl). Sau phản ứng thu được 12,7g iron (II) chloride (FeCl2) và khí hydrogen (H2) sinh ra
a/ Nêu dấu hiệu cho biết có phản ứng hóa học xảy ra
b/ Viết phương trình chữ của phản ứng
c/ Tính khối lượng khí hydrogen sinh ra
Câu 3. Đốt cháy hết 9 g kim loại Magnesium (Mg) trong không khí thu được 15 g hợp chất Magnesium oxide (MgO). Biết rằng Magnesium cháy là xảy ra phản ứng với khí Oxygen (Oxi) trong không khí.
a) Viết phương trình chữ của phản ứng
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
c) Tính khối lượng của khí oxygen đã phản ứng
Câu 1:
a, Zinc + Hydrochloric acid → Zinc chloride + Hydrogen
b, Theo ĐLBT KL, có: mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
⇒ mHCl = 40,8 + 0,6 - 19,5 = 21,9 (g)
Bài 2:
a, Dấu hiệu: Có chất mới xuất hiện (ZnCl2 và H2)
b, PT: Iron + Hydrochloric acid → Iron (II) chloride + hydrogen
c, Theo ĐLBT KL: mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2
⇒ mH2 = 5,6 + 7,3 - 12,7 = 0,2 (g)
Bài 3:
a, PT: Magnesium + Oxygen → Magnesium oxide
b, mMg + mO2 = mMgO
c, Từ phần b, có: mO2 = 15 - 9 = 6 (g)
Bạn tham khảo nhé!
Câu 1:
a, Zinc + Hydrochloric acid → Zinc chloride + Hydrogen
b, Theo ĐLBT KL, có: mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2
⇒ mHCl = 40,8 + 0,6 - 19,5 = 21,9 (g)
Bài 2:
a, Dấu hiệu: Có chất mới xuất hiện (ZnCl2 và H2)
b, PT: Iron + Hydrochloric acid → Iron (II) chloride + hydrogen
c, Theo ĐLBT KL: mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2
⇒ mH2 = 5,6 + 7,3 - 12,7 = 0,2 (g)
Bài 3:
a, PT: Magnesium + Oxygen → Magnesium oxide
b, mMg + mO2 = mMgO
c, Từ phần b, có: mO2 = 15 - 9 = 6 (g)
Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide
a) Vì sao có thể sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa copper (II) oxide?
b) Có thể sử dụng một số dung dịch thường có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide. Đó có thể là dung dịch nào? Vì sao?
a)
- Dung dịch hydrochloric acid được dùng để trung hòa môi trường base: oxide base, base
=> Sử dụng dung dịch hydrochloric acid để tẩy rửa lớp copper(II) oxide tạo thành dung dịch muối và nước
- Phương trình hóa học:
CuO + HCl → CuCl2 + H2O
b) Các dung dịch có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide là: nước chanh, giấm ăn. Vì chúng có tính acid, có thể loại bỏ được lớp copper(II) oxide:
Acid + Oxide base → Muối + Nước
Câu 1: Trình bày tính chất, ứng dụng của một số vật liệu thông dụng và một số
lưu ý khi sử dụng các vật liệu đó.
Câu 2: Trình bày cách sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.
Câu 3: Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lý,
không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ và môi trường. Chúng ta
cần làm gì để làm giảm thiểu rác thải nhựa?
Câu 1: Trình bày tính chất, ứng dụng của một số vật liệu thông dụng và một số
lưu ý khi sử dụng các vật liệu đó.
Câu 2: Trình bày cách sử dụng các vật liệu bảo đảm sự phát triển bền vững.
Câu 3: Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng việc sử dụng nhựa không hợp lý,
không hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến sức khoẻ và môi trường. Chúng ta
cần làm gì để làm giảm thiểu rác thải nhựa?
Viết phương trình phản ứng khi cho các chất sau: K2O, CaO, AL2O3, KOH, Ca(OH)2, Al2(OH)3; lần lượt tác dụng với: a) Hydrochloric acid b) Sulfuric acid c) Phosphoric acid
\(a)K_2O+2HCl\rightarrow2KCl+H_2O\\ CaO+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O\\ Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\\ KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\\ Ca\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow CaCl_2+2H_2O\\Al\left(OH\right)_3+3HCl\rightarrow AlCl_3+3H_2O\\ b)K_2O+H_2SO_4\rightarrow K_2SO_4+H_2O\\ CaO+H_2SO_4\rightarrow CaSO_4+H_2O\\ Al_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\\ 2KOH+H_2SO_4\rightarrow K_2SO_4+2H_2O\\ Ca\left(OH\right)_2+H_2SO_4\rightarrow CaSO_4+2H_2O\\2 Al\left(OH\right)_3+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+6H_2O\)
\(c)3K_2O+2H_3PO_4\rightarrow2K_3PO_4+3H_2O\\ 3CaO+2H_3PO_4\rightarrow Ca_3\left(PO_4\right)_2+3H_2O\\Al_2O_3+2H_3PO_4\rightarrow2AlPO_4+3H_2O\\ 2KOH+H_3PO_4\rightarrow K_3PO_4+2H_2O\\ 3Ca\left(OH\right)_2+2H_3PO_4\rightarrow Ca_3\left(PO_4\right)_2+6H_2O\\ Al\left(OH\right)_3+H_3PO_4\rightarrow AlPO_4+3H_2O\)