Quan sát Hình 20.7 và mô tả các bước sản xuất sữa lên men.
Quan sát Hình 20.6 và mô tả các bước sản xuất thịt hộp.
Các bước sản xuất thịt hộp:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị
- Bước 2: Xử lí nhiệt: làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.
- Bước 3: Đóng hộp: cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bài khí, ghép mí.
- Bước 4: Tiệt trùng: xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 – 121oC trong khoảng 15 phút.
- Bước 5: Bảo quản: hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 – 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.
Quan sát Hình 8.2 và mô tả các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột.
Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Quan sát Hình 20.4 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp thanh trùng.
Bảo quản tươi bằng phương pháp thanh trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Thanh trùng: nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC.
Quan sát sơ đồ Hình 15.1, mô tả các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.
Các bước trong quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
- Bước 1: Tạo kháng nguyên.
- Bước 2: Giải phóng và phân lập kháng nguyên.
- Bước 3: Thanh lọc.
- Bước 4: Bổ sung các thành phần khác.
Quan sát xung quanh nơi em sinh sống, hãy lấy ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả các hoạt động trong cơ sở đó. Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất cơ khí như Hình 11.2.
- Ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả hoạt động:
+ Ví dụ: Cơ sở sản xuất xe đạp.
+ Mô tả: Cơ sở sản xuất xe đạp bao gồm các quá trình chế tạo phôi, gia công tạo hình sản phẩm, xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết, lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm.
- Liên hệ với các bước của quá trình sản xuất:
+ Bước 1: Chế tạo phôi
+ Bước 2: Gia công tạo hình sản phẩm
+ Bước 3: Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
+ Bước 4: Lắp ráp sản phẩm
+ Bước 5: Đóng gói sản phẩm.
Quan sát Hình 20.5 và mô tả các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng. Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng. Phân biệt sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
* Các bước bảo quản sữa tươi bằng phương pháp tiệt trùng:
- Bước 1: Chuẩn bị sữa nguyên liệu: tiến hành sơ chế, tiêu chuẩn hóa.
- Bước 2: Tiệt trùng: nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây.
- Bước 3: Đóng gói: hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC và tiến hành đóng gói.
- Bước 4: Bảo quản: bảo quản ở nhiệt độ phòng.
* Điểm giống và khác nhau giữa phương pháp thanh trùng và phương pháp tiệt trùng:
So sánh | Phương pháp thanh trùng | Phương pháp tiệt trùng |
Giống nhau | - Đóng gói hạ nhiệt độ của sữa xuống 15oC đến 20oC. | |
Khác nhau | - Nâng nhiệt độ sữa lên 70oC đến 75oC thời gian từ 15 giây đến 20 giây. - Bảo quản trong điều kiện từ 4oC đến 6oC. | - Nâng nhiệt độ của sữa lên 125oC đến 140oC, thời gian từ 3 giây đến 20 giây. - Bảo quản ở nhiệt độ phòng.
|
Quan sát hình 22.9 và mô tả lại quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS-CoV-2.
Mô tả quy trình sản xuất và sử dụng vaccine vector phòng SARS–CoV–2:
- Tách gene mã hóa protein gai của SARS–CoV–2 và gắn vào bộ gene của virus gây bệnh ở tinh tinh.
- Tạo chế phẩm vaccine vector có mang gene mã hóa protein gai của SARS–CoV–2.
- Khi được tiêm vào cơ thể người, gene mã hóa protein gai được biểu hiện và sản sinh các protein gai.
- Các protein gai kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể chống SARS–CoV–2.
Quan sát Hình 18.3 và mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP.
Mô tả mô hình xử lí chất thải trong chăn nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn VietGAP:
- Chất thải rắn được thu gom hằng ngày và xử lí triệt để trước khi đưa ra ngoài để đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ, không gây ô nhiễm môi trường.
- Chất thải lòng được thu gom bằng đường riêng đến khu xử lí (dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lí bằng đường thoát nước riếng và được xử lí bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lí sinh học phù hợp trước khi thải ra môi trường). Nước thải sau khi xử lí phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Hầm biogas: Nước thải chăn nuôi bò sữa được chảy vào hầm biogas để xử lý các chất hữu cơ và tiêu diệt mầm bệnh. Hầm biogas còn giúp giảm lượng khí độc sinh ra và cung cấp khí đốt để sử dụng.
- Khu vực tập trung chất thải để xử lí phải đặt ở cuối trại, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước và được xử lí theo quy trình phù hợp.
Quan sát Hình 27.4, hãy mô tả quá trình sản xuất trước trừ sâu Bt.
Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu Bt theo phương pháp lên men chìm:
- Bước 1: Chuẩn bị giống vi khuẩn chủng Bacillus thuringiensis chuẩn.
- Bước 2: Nhân giống. Thực hiện nhân giống cấp 1 trên máy lắc và nhân giống cấp 2 trong nồi lên men 500 lít hoặc 5000 lít.
- Bước 3: Lên men.
- Bước 4: Li tâm để thu sinh khối.
- Bước 5: Sấy, nghiền sinh khối vi khuẩn.
- Bước 6: Phối trộn phụ gia và đóng gói sản phẩm. Sản phẩm có thể ở dạng chai hoặc dạng gói.