Những câu hỏi liên quan
NM
Xem chi tiết
LT
22 tháng 10 2023 lúc 17:24

tham khao sơ nha em 
Trời mưa như một vũ điệu tuyệt vời của thiên nhiên, khi những giọt mưa như những ngón tay nhỏ nhẹ nhàng chạm vào mặt đất. Những giọt mưa rơi như những hạt ngọc lấp lánh, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Những cánh đồng xanh tươi trở nên sống động hơn, như những bông hoa đang khẽ khàng nhún nhường theo nhịp điệu của gió. Những con đường trở nên ướt nhẹp, như những dải sương mờ mờ mịt mịt. Những chiếc lá xanh rì rào rung lên và rơi xuống, như những nhạc sĩ nhỏ đang trình diễn một bản tình ca mùa mưa. Cảnh trời mưa mang đến một cảm giác yên bình, như một lời thì thầm của thiên nhiên đang kể về những câu chuyện ẩn chứa trong từng giọt mưa.
hc tốt !!!

 

Bình luận (0)
TT
22 tháng 10 2023 lúc 17:26

tham khảo nha em 
Trời mưa như một vở kịch đầy cảm xúc, khi những giọt mưa rơi xuống như những nhân vật buồn bã trên sân khấu. Những giọt mưa như những giọt nước mắt, rơi từ trên cao xuống đất, tạo nên một không gian u ám và lạnh lẽo. Những con đường trở nên trơn trượt, như những bước đi không chắc chắn trong cuộc sống. Những chiếc lá rụng xuống như những kẻ bị lãng quên, lạc lối giữa cơn mưa. Cảnh trời mưa mang đến một cảm giác buồn bã, như một trạng thái tâm trạng của con người khi đối diện với những khó khăn và thử thách. Nhưng đôi khi, trong cơn mưa, cũng có những tia hy vọng, như những ánh sáng le lói qua những đám mây đen tối, cho chúng ta biết rằng sau mỗi cơn mưa sẽ có một ngày nắng tươi sáng.
chúc em học giỏi

 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 7 2019 lúc 2:48

(3đ)

HS trình bày được các ý sau:

- Viết đúng, đủ số câu, từ quy định.

- Lời văn có hình ảnh, cảm xúc.

- Diễn đạt rõ ràng, chỉ rõ từ láy, từ ghép.

Bình luận (0)
KV
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
LT
11 tháng 4 2022 lúc 8:20

Tk Quê hương là tất cả những gì gần gũi thân thương nhất mà ai đi xa cũng phải nhơ phải thương phải lưu luyến mãi. Yêu quê hương ta yêu tất cả những gì thuộc về nó. Những người dân chân lấm tay bùn luôn thức dậy đi làm khi binh minh còn chưa đến trên quê hương. Và có lẽ đối với tôi quê hương vào buổi sáng sớm được thể hiện rõ nét nhất.

Đó là một buổi sáng ngày hè, như thường lệ tôi đi học với lũ bạn cùng lớp. Vì nhà khá gần trường nên chúng tôi đi bộ đến trường. Buổi sáng những giọt sương vẫn còn đang đọng lại trên những bông hoa bên đường nhìn như những bông hoa tuyết thật đẹp. Chốc chốc lại thấy những bạn học sinh cùng trang lứa đi nhanh từng đám cùng nhau tới trường. Tiếng nói râm ran trên con đường khiến cho làng quê bé nhỏ tràn đầy sức sống. Trên những tán cây cao đôi con chim đang ca tiếng hát líu lo bắt đầu một ngày mới sau một giấc ngủ dài. Trê từng con xóm nhỏ là các bác các thím chở rất nhiều rau củ quả và thức ăn đem ra chợ bán. Các thím gọi nhau ý ới vang khắp từng ngõ xóm để ra đến chợ. Hi vọng ngày hôm nay các thím sẽ mua may bán đắt.

Bình luận (0)
LT
11 tháng 4 2022 lúc 8:20

Tick nha

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
VH
27 tháng 1 2022 lúc 22:19

tk

Nhà em ở nơi cao nhất của làng, vì vậy, chỉ cần ra trước sân có thể nhìn bao quát xuống cả vùng quê yên ả ( láy ). Trước đôi mắt của em, là cả một vùng xanh bao la bát ngát. Đó là sắc xanh của những thửa lúa đương thì con gái tươi non mơn mởn. Đó là sắc xanh của những bãi cỏ, những luống rau, những chùm cây ăn quả xum xuê, nhờ bàn tay người nông dân chăm chỉ. (Đó còn là sắc xanh của bầu trời cao ở ngay trên đỉnh đầu, nơi mà những ngày đầu đông tưởng như có thể vươn tay lên chạm tới)( câu có bptt và bptt là so sánh ở từ tưởng như ). Vẻ đẹp mộc mạc mà giản dị ấy, khiến em luôn tha thiết yêu thương quê hương mình. Chắc chắn rằng! Dù sau này có đi đến xứ sở nào, thì quê hương vẫn mãi là nơi tuyệt vời nhất trong trái tim của em.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
H24
17 tháng 1 2022 lúc 13:57

tk

Buổi sáng mùa hè trên quê hương tôi.! Một buổi sáng mùa hè có cơn gió heo may thổi qua  mang theo hương cỏ dại ngai ngái phảng phất trên con đường làng. Tôi thấy trên bầu trời kia vẫn còn những đám mây bàng bạc chưa kịp trỗi dậy ,níu nhau thành từng hàng trải dài khắp trời cao. Ven đường làng, những cây bạch đàn cao vút lên xuyên thủng lớp mây kia như những cái phi lao lao về phía trước. Buổi sáng mùa hạ trong lành quá! Một buổi sáng có tiếng chim hót véo con trên những cành cây cao, có mùi hương của lòa cỏ dại ven đường , và rồi cả ảnh nắng mặt trời lung linh phản chiếu trên không gian rộng lớn kia. Và cứ thể mọi vật vươn vai tỉnh giấc ngủ hé nwor nủ cười đón ánh nắng ban mai . Thật kì diệu biết bao!

                                                            nhớ tick minh nha 

Bình luận (0)
AM
Xem chi tiết
H24
20 tháng 2 2022 lúc 19:36

Tham khảo: Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây

Bình luận (0)
PT
20 tháng 2 2022 lúc 19:37

TK :>
Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm, về trưa mặc lòng.
Không hiểu sao, đến với bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên tôi lại bị ám ảnh đến day dứt bởi câu hát xa xôi vùng quan họ. Nhưng câu chuyện còn duyên, hết duyên ở đây lại là chuyện khác, chuyện còn và mất của một lớp người một thời đã qua đi không trờ lợi, thông qua hình tượng trung tâm : ông đồ, nói như chính tác giả thì đó là di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn.
Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ, khắc họa trọn vẹn một chỉnh thể nghệ thuật: ông đồ, trên trục thời gian tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ còn đến mất, từ thời khắc hoàng kim cho đến khi chỉ còn vang bóng.
Nếu coi bài thơ là một bức họa về hình ảnh về chân dung ông đồ thì ở góc nhìn thứ nhất là ông đồ – người nghệ sỹ tài hoa thuở còn duyên.
Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
Thời gian được tính bằng hoa đào nở y tín hiệu báo xuân, sắc màu được dệt nên bởi sắc đào tươi thắm, giấy đỏ rực rỡ, nhịp sống được tính bằng phố đông người qua, tình cảm của người đời được biểu hiện bằng hình ảnh: Bao nhiều người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài.
Nổi bật trên phông nền rực rỡ, tươi vui đó là chân dung ông đồ, người nghệ sỹ trong niềm thán phục, ngưỡng mộ của mọi người:
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.
Hoa đào đến đây đã nhường chỗ cho hoa tay y bàn tay tài hoa của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm hoa nở ra đến đó. Nét chữ từ bàn tay như có phép tiên của ông được so sánh như phượng múa rồng bay. Đây là hình ảnh so sánh đẹp, giàu giá trị tạo hình, nét thăng hoa trong ngôn ngữ của Vũ Đình Liên gợi tả nét chữ mềm mại mà linh thiêng, phóng khoáng mà cao nhã, có hồn như phượng múa, rồng bay. Nét chữ ấy dường như cũng chấp chới bay lên giữa hào quang của trời xuân, của sắc đào tươi thắm. Đây là một nét vẽ đẹp, ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật.
Ta nhớ tới cây bút thần của Lê Mã Lương trong một câu chuyện cổ Trung Quốc, nét bút đưa đến đâu, vạn vật như có thần sống dậy, sinh sôi đến đó, vẽ chim, chim cất cánh bay, vẽ công, công xòe ra múa lượn… Bao nhiêu tài năng, tâm huyết của ông đồ được gửi gắm trong nét chữ tài hoa đó. Đây là thời kỳ đắc ý nhất của ông: cái đẹp lên ngôi, tài năng được trân trọng.
Nhưng thời kỳ hoàng kim đó của ông chỉ thoáng qua như một ảo ảnh, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, một hiện thực đau lòng đã xảy ra:
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.
Góc nhìn thứ hai, ông đồ – người sinh bất phùng thời, lúc hết duyên.
Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa.Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dựng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muôn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.
Xót xa thay, nét chữ '' phượng múa, rồng bay'' ngày trước, giờ ngậm ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Giấy đỏ, nghiên mực, hành trang gắn liền với kẻ sĩ trên hành trình sáng tạo ra cái đẹp nhưng giờ đây cũng lặng lẽ, ủ ê trong nỗi buồn ế khách của ông đồ.
Giấy bẽ bàng, buồn tủi, đỏ mà cứ phai dần, nhạt nhẽo không thắm lên được, mực không được bút lòng chấm vào, mực cũng đọng lại như giọt lệ khóc.
Với thủ pháp nhân hóa giàu sức gợi, Vũ Đình Liên đã diễn tả thật tinh tế nỗi buồn không nói không cất lên được, từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri khiến mực tàu, giấy đỏ cùng trĩu nặng nỗi buồn.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn, cảnh cũng buồn theo. Nỗi buồn của ông đồ không chỉ chiếu lên nghiên mực, giấy đỏ mà còn lan tỏa, mênh mang khắp không gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn:
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài trời mưa bụi bay.
Lá vàng rơi không nghe tiếng, mưa bụi bay không ướt áo ai, mà nghe như có từng thu chết, từng thu chết cuốn ra đi theo hình bóng một lớp người.
Quá khứ vàng son của ông đồ nay đâu còn nữa. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hóa.
Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tụy đáng thương của một thời tàn.
Góc nhìn thứ ba: ông đồ – người thiên cổ.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Năm nay đào lại nở mùa xuân tuần hoàn trở lại hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ nhưng không thấy ồng đồ xưa. Cảnh vẫn như cũ nhưng người dã không còn.
Ông đồ già đã thành ông đồ xưa ông đã nhập vào những người muôn năm cũ ông đã thuộc về những gì quá khứ xa xôi, chỉ còn vương vấn hồn ở đâu bây giờ .
Với kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở…9 bài thơ như sự nối kết hai mảng thời gian quá khứ và hiện tại. Hình ảnh ông đồ cứ mờ dần, mờ dần rồi mất hút trên con đường vô tận của thời gian. Cái bóng của ông không còn, địa chỉ của ông cũng không còn nữa bởi vì nhan nhản trên phố phường ngày ấy là lớp người hãnh tiến kiểu đô thị chẳng kỷ, không thông cũng cậu bồi.
Chính vì thế hai câu kết khép lại bài thơ giống như tiếng gọi hồn cất lên thăm thẳm, day dứt:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ông đồ không còn nhưng hồn có nghĩa là linh hồn ông vẫn còn phảng phất đâu đây. Hồn, cách gọi đến chính xác lạ lùng những gì đã qua không thể mất, hồn là bất tử vì thác là thể phách, còn là tinh anh. Hồn có lẽ cũng cổ thể hiểu là vẻ đẹp tâm hồn Việt, văn hoá Việt chỉ có thăng trầm chứ không bao giờ mất.
Bài thơ đã chạm đến những rung cảm sâu xa nhất thuộc về tâm linh của giống nòi nên còn tha thiết mãi

Bình luận (0)
TM
20 tháng 2 2022 lúc 19:38

    Nhân vật Ông Đồ đem lại cho chúng ta cái cảm giác xao xuyến ,xót xa ,một sự thương thương cảm vô cùng to lớn khi nhìn lại hình ảnh ông đồ trong hoàn cảnh bị lãng quên bởi thời gian. Trông ông ,thân hình gầy yếu lặng lẽ dưới gió rét ,sương buôn ,vẫn cố chờ cho đến khi có người nhờ mình thuê viết.Trong thời hưng thịnh ,ông đồ là 1 người được mọi người yêu thích ,những đường bút nhẹ nhàng như rồng bay phượng múa làm cho mọi người phải xiêu lòng ,thế nhưng bây giờ điều đó đã trở nên xao lãng đối với mọi người. Thế là cứ năm này qua năm khác ,thân già yếu này vẫn ngồi bên đường chờ người đến thuê viết ,nhưng không chẳng có ai chú ý đến ông,chỉ nhìn thấy những khuôn mặt đầy dẫy sự xa lánh của mọi người .Ông đồ già rồi cũng đã đi rồi ,hình dáng gầy gò ốm yếu của ông không còn nữa.Hình ảnh ông đồ đã mãi không còn trong tâm trí mọi người nữa , hình ảnh mà tất cả mọi người đã từng rất kính trọng trước đây

Bình luận (0)