Thiết kế phương án và thực hiện thí nghiệm để quan sát hình ảnh điện phổ của một vật tích điện.
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Từ các dụng cụ: pin, dây nối, 2 thanh kim loại, dầu cách điện (như dầu máy), thuốc tím (KMnO4), em hãy thiết kế và thực hiện thí nghiệm để quan sát đường sức điện trường giữa hai thanh kim loại.
Ta nối 2 thanh kim loại bằng dây nối với mỗi cực của pin, ta pha thuốc tím vào bình trong suốt dựn dầu cách điện sau đó gõ nhẹ vào bình ta sẽ thu được hình ảnh của đường sức điện của điện trường đều.
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý, thảo luận để thiết kế (và thực hiện) phương án tốt nhất để xác định tốc độ trung bình của viên bi khi viên bi di chuyển từ cổng quang điện A đến cổng quang điện B.
Thiết kế và thực hiện phương án thí nghiệm như câu trả lời thảo luận 2, lấy kết quả thí nghiệm và áp dụng vào công thức tính tốc độ trung bình của viên bi: \(v_{TB}=\dfrac{s}{t}\)
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý, thảo luận để thiết kế (và thực hiện) phương án tốt nhất để xác định tốc độ trung bình của viên bi khi viên bi di chuyển từ cổng quang điện A đến cổng quang điện B.
Thiết kế và thực hiện phương án thí nghiệm như câu trả lời thảo luận 2, lấy kết quả thí nghiệm và áp dụng vào công thức tính tốc độ trung bình của viên bi: \({v_{tb}} = \frac{S}{t}\)
Với các thiết bị cho sẵn: Biến thế nguồn U, Ampe kế A, Vôn kế V và điện trở R, một học sinh tiến hành thí nghiệm để xác định giá trị của điện trở R. Học sinh này đề xuất hai phương án mắc mạch như hình vẽ
Phương án nào xác định được chính xác nhất giá trị của điện trở
A. sơ đồ 1
B. sơ đồ 2
C. phối hợp sơ đồ 1 và sơ đồ 2
D. phương án khác
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý, thiết kế và thực hiện phương án xác định tốc độ tức thời của viên bi tại vị trí cổng quang điện A (hoặc B).
- Thiết kế phương án thí nghiệm đo tốc độ.
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Điều chỉnh đoạn nằm ngang của máng sao cho thước đo độ chỉ 00 . Cố định nam châm điện và cổng quang điện A (đặt cách đoạn chân dốc nghiêng của máng một khoảng 20 cm).
Bước 2: Chọn MODE ở vị trí A (hoặc B) để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện mà ta muốn đo tốc độ tức thời của viên bi ở vị trí tương ứng.
Bước 3: Sử dụng thước kẹp để đo đường kính của viên bi. Thực hiện đo đường kính viên bi khoảng 5 lần và ghi kết quả.
Bước 4: Đưa viên bi lại gần nam châm điện sao cho viên bi hút vào nam châm. Ngắt công tắc điện để viên bi bắt đầu chuyển động xuống đoạn dốc nghiêng và đi qua cổng quang điện cần đo thời gian.
Bước 5: Ghi nhận giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ đo.
- Thực hiện phương án thí nghiệm
Học sinh tự thực hành.
2. Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm được gợi ý, thiết kế và thực hiện phương án xác định tốc độ tức thời của viên bi tại vị trí cổng quang điện A (hoặc B)
- Thiết kế phương án thí nghiệm đo tốc độ.
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình 6.2. Điều chỉnh đoạn nằm ngang của máng sao cho thước đo độ chỉ 00 . Cố định nam châm điện và cổng quang điện A (đặt cách đoạn chân dốc nghiêng của máng một khoảng 20 cm).
Bước 2: Chọn MODE ở vị trí A (hoặc B) để đo thời gian viên bi chắn cổng quang điện mà ta muốn đo tốc độ tức thời của viên bi ở vị trí tương ứng.
Bước 3: Sử dụng thước kẹp để đo đường kính của viên bi. Thực hiện đo đường kính viên bi khoảng 5 lần và ghi kết quả.
Bước 4: Đưa viên bi lại gần nam châm điện sao cho viên bi hút vào nam châm. Ngắt công tắc điện để viên bi bắt đầu chuyển động xuống đoạn dốc nghiêng và đi qua cổng quang điện cần đo thời gian.
Bước 5: Ghi nhận giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ đo.
- Thực hiện phương án thí nghiệm
Học sinh tự thực hành.
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án để đo tần số của sóng âm.
Mục đích thí nghiệm: Đo được tần số của sóng âm.
* Dụng cụ:
– Nguồn âm (1)
+ Loa điện động được kết nối với máy phát tấn số.
+ Âm thoa, búa và âm thoa gắn trên hộp cộng hưởng (Hình 10.1b).
– Micro (2) để chuyển dao động âm thành dao động điện.
– Dao động kí điện tử (3).
* Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.2.
Bước 2: Sử dụng nguồn âm là loa điện động, đặt loa gần micro (chú ý đảm bảo không có nguồn âm khác ở gần).
Bước 3: Bật micro và dao động kí ở chế độ làm việc.
Bước 4: Bật máy phát tần số
Bước 5: Điều chỉnh dao động kí để ghi nhận tín hiệu. Lặp lại bước 2 đến bước 5 khi sử dụng nguồn âm là âm thoa.
Tìm hiểu khả năng dẫn điện của vật liệu
Hãy quan sát hiện tượng khi thực hiện thí nghiệm và điền kết quả quan sát được theo mẫu sau:
Vật liệu | Bóng đèn sáng hay không sáng | Vật liệu dẫn điện hay không dẫn điện |
Kim loại | Sáng | Dân điện |
Nhựa | Không sáng | Không dẫn điện |
Gỗ | Không sáng | Không dẫn điện |
Cao su | Không sáng | Không dẫn điện |
Thủy tinh | Không sáng | Không dẫn điện |
Gốm | Không sáng | Không dẫn điện |
Em hãy thiết kế một phương án thí nghiệm để chứng tỏ rằng cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song bằng tổng cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi dụng cụ điện
Chuẩn bị dụng cụ:
+ Nguồn điện: pin hoặc acquy
+ Hai bóng đèn.
+ 1 công tắc
+ 1 Vôn kế
+ 1 Ampe kế
+ các dây nối đủ
Mắc sơ đồ mạch điện hai đèn song song:
Các bước thí nghiệm:
Bước 1: Mắc ampe kế nối tiếp với đèn 1, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I1.
Bước 2: Ngắt khóa K, mắc ampe kế nói tiếp với đèn 2, đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I2.
Bước 3: Ngắt khóa K, mắc ampe kế sau cả hai đèn (mạch chính), đóng khóa K và đợi kim chỉ thị ổn định, ghi lại giá trị I.
Bước 4: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 1, bật khóa K, ghi lại giá trị U1
Bước 5: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đèn 2, bật khóa K, ghi lại giá trị U2
Bước 6: Ngắt khóa K, mắc vôn kế song song với hai đầu đoạn mạch 2 đèn song song, bật khóa K, ghi lại giá trị U
Để kết quả thí nghiệm chính xác hơn nên lặp lại các bước trên 3 – 5 lần
Lập bảng số liệu như sau:
Cường độ dòng điện
Hiệu điện thế
Từ bảng số liệu rút ra nhận xét.