Những câu hỏi liên quan
NH
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
H24
13 tháng 3 2023 lúc 18:03

Câu sau là câu nghi vấn 

Chức năng của câu sau là: hỏi

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
TT
30 tháng 7 2023 lúc 21:34

Biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên giúp tạo ra hình ảnh sống động và gần gũi với người đọc. Bằng cách nhân hóa tre, tác giả đã biến nó thành một nhân vật có tính cách và cảm xúc. Tre được miêu tả như một người có thân gầy guộc, lá mong manh nhưng lại có khả năng tàn tật nên thành tre xanh tươi. Từ đó, tác giả muốn truyền đạt ý nghĩa về sự mạnh mẽ và kiên cường của trẻ, dù ở bất kỳ địa điểm nào, nó vẫn có thể sinh trưởng và phát triển. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp tạo ra sự gần gũi và thân thiện với đối tượng miêu tả, từ đó tạo nên sự tương tác và cảm xúc với người đọc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 9 2018 lúc 4:13

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
TP
1 tháng 12 2021 lúc 15:06

Từ láy.

Bình luận (1)
CL
Xem chi tiết
TP
1 tháng 12 2021 lúc 15:11

Ẩn dụ.

Bình luận (0)
H24

Ẩn dụ

Bình luận (2)
CX
1 tháng 12 2021 lúc 15:13

Ẩn dụ.

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
H24
31 tháng 12 2017 lúc 19:50

ko bít

bạn ưi

Bình luận (0)
PV
31 tháng 12 2017 lúc 19:53

mk có ý kiến là cây tre nước Việt Nam cho dù sống trên dất vôi bạc màu thì cây vẫn xanh tươi

Bình luận (0)
H24
31 tháng 12 2017 lúc 19:55

cảm nhận là tre rất yếu và đất đá vôi bạc màu nhưng có ý chí đứng dậy sẽ thành lũy tre tốt

nghĩa thứ 2 là khuyên nhủ chúng ta ko dc từ bỏ ý chí trong mọi trường họp

nếu mk đúng  mk với nhé thank nhìu

kb mk đi

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
HB
1 tháng 1 2018 lúc 11:56

Luỹ tre xanh từ ngàn đời nay đã trở thành cảnh sắc thân mật của làng quê Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có bài thơ Tre Việt Nam nổi tiếng. Hình ảnh cây tre đã trở thành một biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của nhân dân ta, cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trên mọi chặng đường lịch sử. Đoạn trích:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

Ở đâu tre củng xanh tươi

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Mở đầu là ba dòng thơ, với giọng điệu kể chuyện đã gợi người đọc liên tưởng về truyền thống người anh hùng làng Gióng nhổ tre làm vũ khí đánh giặc Ân. Câu thơ chỉ gợi mà để lại nhiều dư vị:

Tre xanh xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Hai câu lục bát mở đầu đã tạo thành ba dòng thơ, câu lục được ngắt ra làm đôi để gây sự chú ý. Một từ “xanh” xuất hiện ba lần, lúc đứng ở “đầu”, lúc đứng ở “cuối” dòng. Phải chăng đó là sự biến hoá nhuần nhị, nhiệm màu nhưng vẫn không mất đi màu xanh “bất diệt” của tre từ ngàn đời nay.

Các câu hỏi tu từ nối tiếp nhau trong các dòng thơ:

Xanh tự bao giờ?

... Mà sao lên luỹ lên thành tre ơi?

... Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?

thể hiện sự ngạc nhiên trước một hiện tượng kì lạ: không biết tự bao giờ, người Việt Nam nào sinh ra, lớn lên đều thấy đã có tre, và các câu chuyện dân gian đời từ xưa tới nay đã có bờ tre xanh. Điều diệu kì hơn, cây tre nhỏ bé gầy guộc, mỏng manh mà sao nên luỹ lên thành? Tre bất cứ ở nơi đâu vẫn xanh tươi như vậy?

Màu xanh của tre là biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc. Không phải chỉ có ở thơ của Nguyễn Duy mà còn được thể hiện nhiều trong các áng văn chương:

                   Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

                   Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.

                     (Viếng lăng Bác - Viễn Phương).

Kết thúc bài văn thuyết minh Cây tre Việt Nam ,Thép Mới viết: Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quí của dân tộc Việt Nam.

Em chưa được đọc hết bài thơ Tre Việt Nam của Nguyễn Duy. Mới dừng lại ở đoạn trích (Ngữ văn 6 - Tập II), hình ảnh tre xanh đã để lại trong em nhiều dư vị: nói “tre” nhưng chính là đề cao cốt cách của con người Việt Nam. Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ đó.

Bình luận (0)
VQ
Xem chi tiết
TP
31 tháng 8 2016 lúc 12:12
Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"

Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: 

"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"

Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam: 

"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"

Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
Bình luận (0)
LP
31 tháng 8 2016 lúc 17:17

"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

   Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện  Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc. 

Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN

 Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.  

Bình luận (0)
TD
25 tháng 5 2017 lúc 8:12

Đoạn thơ trên của Nguyễn Duy gợi lên sự rắn chắc, kiên cường bất khuất của cây tre Việt Nam. Từ " bờ tre xanh " có trong đoạn thơ đã trở thành một trong những biểu tượng cực kì đẹp đẽ và đầy sức sống. Đoạn thơ thể hiện tính chất cao quý, đẹp đẽ của con người Việt Nam. Không hèn nhát mà tự lập, tự cường và dũng mạnh. Cây tre được nhân hoá tượng trưng cho những vẻ đẹp, cao quý của con người. Hình ảnh cây tre gợi cho ta nhớ đến cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của cậu bé làng Gióng. Khi đọc đoạn thơ tôi thấy cây tre có rất nhiều nét giống con người. Sự bất khuất, dũng mãnh của con người Việt Nam đã được ghép với cây tre. Làm cho đoạn thơ thêm hay, thêm sinh động, gần gũi với con người Việt Nam.

(Chúc bạn thành công)

Bình luận (0)