Nói về ngày đầu tiên em đi học theo gợi ý: cảnh vật, con người,...
Để miêu tả quang cảnh đường phố vào những ngày mùa đông, em sẽ lựa chọn những cảnh vật nào để giúp người đọc hình dung cụ thể về cảnh vật được tả(gợi ý: đường phố, thời tiết, con người...)?
I. Mở bài
Đường phố ở quê em vào buổi sáng thật đẹp.
II. Thân bài
a. Trời chưa sáng hẳn
- Không khí mát mẻ, dễ chịu.
- Đường phố thưa người.
- Một số nhà còn đắm chìm trong giấc ngủ say.
- Một số nhà dã thức giấc, ánh đèn hắt chiếu ra đường phố.
- Ánh đèn cao áp bên vệ đường vẫn còn tỏa sáng.
- Có những người đi tập thể dục buổi sáng.
- Hàng cây bên vệ dường còn ướt đẫm sương đêm.
- Chim chóc vẫn còn đang ngái ngủ.
- Vang vọng tiếng chó sủa trong những ngõ phố.
- Văng vẳng tiếng gà gáy sáng.
b. Trời sáng rõ
- Cây cối như bừng tỉnh giấc.
- Tiếng chim sơn ca ríu rít trên cành.
- Xe chở hàng hoạt động trên đường.
- Đèn điện tắt, ánh mặt trời rạng dần ở đăng đông.
- Các cửa hàng cửa hiệu hai bên đường mở cửa.
- Mọi nhà thức giấc.
c. Một trời lên (giờ cao điểm)
- Ánh nắng rải nhẹ trên đường.
- Cây cối òa tươi trong nắng sớm.
- Từng đàn chim bay lượn trên cao.
- Xe cộ qua lại đông đúc trên đường.
- Các bà, các cô bán rau quang gánh đến chợ.
- Học sinh tung tăng cắp sách đến trường.
- Những chiếc xe đủ loại, chở hàng tấp nập trên đường.
- Đường phố náo nhiệt trong một ngày mới bắt đầu.
III. Kết bài
- Em tự hào vì đường phố quê hương em mỗi ngày một tươi đẹp, khang trang.
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để góp phần xây dựng quê hương
Em hãy nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi người.
Ý nghĩa ngày đầu tiên đi học:
Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Đặt câu kể theo các gợi ý sau:
a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
a, Hằng ngày, sau khi đi học về, em thường nghỉ ngơi một lát, sau đó em sẽ phụ mẹ dọn cơm. Sau khi cả nhà ăn tối xong, em phụ mẹ lau bàn ăn, xếp lại bàn ghế. Đôi khi mẹ còn cho em phụ mẹ rửa chén, ấy là những ngày ít bài tập.
b, Cây bút máy em đang dùng là cây bút mẹ mua cho em hồi đầu năm học này. Nó rất đẹp. Thân bút màu xanh thẫm, nắp bút mạ màu vàng bóng rất bắt mắt. Đầu bút thon nhọn, xinh xắn vô cùng. Đặc biệt trên nắp bút còn có cái cài, trên đó khắc chữ Hồng Hà, em có thể cài cây bút vào tập mà không hề sợ rơi, thật tiện vô cùng
c, Tình bạn là tình cảm cao quỷ giữa người và người. Có một người bạn tốt bên cạnh ta sẽ có cơ hội san sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công cũng như thất bại. Bạn sẽ an ủi ta và giúp ta có được sự bình yên. Một người bạn tốt còn giúp ta tiến bộ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Ta và bạn giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục nhược điểm để cả hai cùng tốt hơn, hoàn thiện hơn ...
d, Hôm nay cô trả bài tập làm văn đã làm hôm trước, em được điểm mười. Em vui sướng vô cùng. Giờ tan học, em muốn chạy ngay ra cổng, nói ba em đang đứng đợi để khoe với ba niềm vui của mình.
Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ngày đầu tên đi học.
Theo em ngày đầu tiên đi học co vai trò như thế nào đối với con người?
Mong được trả lời
Hãy nói cảm xúc của em vào ngày đầu đi học của năm học mới 2018 - 2019.
( không phải nói về ngày đầu tiên đến trường đâu )
lion oi ban cu dua vao bai noi ve ngay dau tien di hoc y sua vai cau thoi la dc
hì hì 5 ngày nữa mk mới đi học 🎉🎊🎆
II. Tập làm văn (2 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị).
Gợi ý:
• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
• Em thích nhất điều gì?
• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể những điều em biết về nông thôn (hoặc thành thị)
Gợi ý làm bài:
• Nhờ đâu em biết (em biết khi đi chơi, khi xem ti vi, khi nghe kể .....)?
• Cảnh vật, con người ở nông thôn (hoặc thành thị) có gì đáng yêu?
• Em thích nhất điều gì?
• Tình cảm của em về cảnh vật và con người ở nông thôn (hoặc thành thị)?
Bây giờ, em mới biết thế nào là nơi đô thị. Hè vừa rồi, em được mẹ cho lên thị xã chơi ba ngày ở nhà dì Phượng - bạn cùng học với mẹ hồi ở phổ thông. Suốt ba ngày, em được dì Phượng cho đi mấy vòng khắp thị xã. Đi đến chỗ nào, em cũng đều thấy nhà cửa san sát nhau chạy dọc theo các đường phố. Nhà cao tầng là phổ biến, và hầu như nhà nào cũng là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Chỗ thì ghi "Cửa hàng tạp hóa", chỗ thì ghi "Cửa hàng vải sợi", "Kim khí điện máy", "Tiệm giày da", "Quần áo may sẵn" v.v... Đường xá thì đều rải nhựa hết kể cả mấy con hẻm cũng tráng nhựa láng bóng. Buổi tối đi ra đường, em mới thấy cảnh tấp nập đông vui. Người và xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Đèn điện sáng trưng hai bên đường. Em thích nhất là được dì cho đi chơi ở công viên trung tâm của thị xã. Ngồi trên những ghế đá, ngắm nhìn những vòi nước phun lên qua ánh đèn tạo thành những sắc cầu vồng thật là đẹp. Đấy, thị xã trong mắt em là thế. Và em cũng chỉ biết có vậy thôi, nó khác thật nhiều so với vùng quê của em.
1. Viết ngắn
Câu 1. Em hãy nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 5->7dòng?
Câu 2: Cảm nhận của em về tình mẫu tử qua đoạn trích trên Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Trình bày bằng đoạn văn (khoảng 5->7 dòng).
Câu 3: Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu thế nào về cuộc đời, số phận của người nông dân trong xã hội cũ bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5->7 dòng .
Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
Trình bày bằng đoạn văn (khoảng 5->7 dòng).
2. Tập làm văn
Câu 1: Kể một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
Câu 2: Người thầy giáo ( cô giáo) sống mãi trong lòng em.
câu 3: Người bạn sống mãi trong lòng em.
Bạn tham khảo
Câu 1:Ngày đầu tiên đi học là một ngày vô cùng quan trọng và có ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Nó đánh dấu một bước ngoặt lớn trong đời người, ngày con rời xa vòng tay che chở của cha mẹ tiến đến cánh cổng tri thức. Nơi đó không có cha mẹ thay vào đó là thầy cô, bạn bè, những kiến thức vô tận để con học tập rèn luyện toàn diện để khôn lớn bước vào đời. Chính xác hơn, đây là ngày mà con trưởng thành, tự lập, ngày mà một chân trời tri thức mới mở ra trước mắt mỗi người.
Câu 2:
Qua nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyên Hồng, tất cả mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy rằng chất liệu chủ đạo mà ông sử dụng cho sáng tác của mình được lấy từ cuộc sống của những con người khốn khó hay của chính mình. Hồi kí Những ngày thơ ấu của ông cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Tình mẫu tử như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ đoạn trích Trong lòng mẹ của hồi kí này.
Mẫu là mẹ, tử là con. Tình mẫu tử là tĩnh yêu thương chăm sóc mẹ dành cho con, sự kính trọng biết ơn mà con dành cho mẹ. Tất thảy những tình cảm đó tưởng chừng như bình thường, vậy mà dưới ngòi bút của Nguyên Hồng nó lại trở nên cụ thể và máu thịt, từ sự kết nối đó tạo nên ba chữ tình mẫu tử. Và trong đoạn trích này, tình cảm thiêng liêng đó được phát triển và trở thành đỉnh điểm của tình cảm con người.
Ngay từ phần đầu đoạn trích, với nghệ thuật xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật, nhà văn đã tạo dựng nên tình huống đối thoại giữa nhân vật người cô với chú bé Hồng. Những lời nói cay độc và đay nghiến của người cô đã khiến bé Hồng bộc lộ rõ tình yêu thương mẹ cháy bỏng khi người mẹ đáng thương đó phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người.
Có thể thấy ngay từ câu hỏi đầu tiên, người cô đã trút lên đầu đứa cháu tội nghiệp những lời mỉa mai độc địa :
– Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
Với nụ cười nửa miệng và câu hỏi thăm đó, bà đã chạm đến nỗi đau đớn vì phải xa mẹ của chú bé. Người cô ruột đó đại diện cho sự lạnh lùng nghiệt ngã của những hủ tục phong kiến ngày xưa, cho nên sẵn sàng nói cho sướng miệng, cho hả lòng hả dạ. Không mảy may nghĩ đến nỗi đau của đứa cháu đáng thương. Hai anh em mới mấy tuổi đầu mà đã mồ côi cha, mẹ đi biệt xứ, không được sống trong tình yêu thương, em phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng, sự khinh ghét của người cô ruột. Có thể nói cuộc sống quanh em là những đau khổ và bất hạnh. Muốn Hồng khinh ghét, ruồng rẫy mẹ, muốn Hồng quay lưng lại với người phụ nữ đã từng là chị dâu của mình, và ta đã không từ một thủ đoạn bỉ ổi nào dù có thể làm cho đứa cháu ruột của mình đau đớn đến tuyệt vọng.
Trong hoàn cảnh đó, tình yêu mẹ đã khiến em không dễ bị,những rắp tâm tanh bẩn của người cô đánh lừa. Em yêu thương mẹ bằng nguyên vẹn trái tim mình. Không gì có thể khiến em thay lòng đổi dạ và em đã khẳng định “cuối năm nhất định mợ cháu sẽ về”. Câu trả lời đó thật cứng cỏi, thật chắc chắn bởi nó được thốt ra từ chính miệng em, từ chính trái tim, từ chính lòng yêu quý, sự tin tưởng mà em dành cho mẹ mình.
Suốt cả đoạn trích, ta thấy đứa trẻ với một bản năng tự vệ, phải gồng lên để bảo vệ người mẹ đang biệt xứ nơi xa. Em đã kín đáo bảo vệ mẹ. Nhiều lúc chú bé “cười trong nước mắt”, lúc khác lại “nước mắt ròng ròng”. Những giọt nước mắt đó là nỗi đau, là sự day dứt mà chú bé đã hứng chịu thay mẹ, khác nào giơ vai ra đỡ những nhát dao đâm vào mẹ. Có thể thấy trong tâm hồn em đang có một sự đấu tranh quyết liệt. Em mong muốn được bảo vệ mẹ để không ai có thể xen vào tình cảm mẹ con, để niềm tin vào một ngày đoàn tụ trong em không bao giờ tan vỡ. Em muốn cùng mẹ đối mặt với lễ giáo phong kiến. Em không muốn mẹ mình cứ phải sống chui sống lủi, giấu giếm như một kệ ăn cắp hay một tên giết người với con dao đang vấy máu. Đứa trẻ đó có một mong ước cháy bỏng “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Chỉ có tình cảm mẫu tử thiêng liêng mới tạo cho nó cái sức mạnh lớn lao đến vậy?
Ở cuối đoạn trích, khi hai mẹ con Hồng đã được gặp nhau là trường đoạn thấm đẫm tình cảm yêu thương, trìu mến của tình mẹ con. Thoáng thấy bóng mẹ là em đã cất tiếng gọi. Hồng đã run rẩy vì sợ bị nhầm. Hình ảnh so sánh sự sợ sệt đó với “người bộ hành đi trên sa mạc” thật là sâu sắc. Tiếng gọi của Hồng như xé tan khoảng không gian u ám của sự xa cách trong chế độ phong kiến xưa. Được mẹ ôm vào lòng, hơi ấm của mẹ đã xua tan đi những nỗi đau từ trước, trái tim rạn nứt đó trở nên lành lặn và khỏe mạnh. Mọi rắp tâm tanh bẩn dường như không còn tồn tại nữa mà thay thế vào đó là tình mẫu tử đẹp đẽ và chite chan niềm hạnh phúc “gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má”. Được cảm nhận tình thương, được ngửi thấy “hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra…” – những thứ thật bình thường vậy mà đối với Hồng lại là những điều thật sự thú vị và thiêng liêng. Đây được coi là đỉnh điểm của tình mẫu tử ở đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Cảm ơn Nguyên Hồng, ông đã giúp cho chúng ta cảm nhận được tình mẹ con sâu nặng, tình mẫu tử cao quý và thiêng liêng.
Câu 3:qua đoạn trích tức nước và lão hạc em thấy xã hội cũ người dân phải sống trong khổ đau nghèo khổ đáng thương tội nghiệp. Họ còn phải sống trong bất công áp bức và bị dồn đến đường cùng, phải chịu những thứ sưu thuế vô lí chịu cảnh ''cao su đi dễ khó về''. Tuy phải sống trong cảnh nghèo khổ bị áp bức bóc lột nhưng trong họ những người nông dân cần cù chịu thuong chịu khó đó vẫn toát lên trong tâm hồn những phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Khi chịu áp bức bóc lột quá nặng nề họ đã vùng lên đấu ranh bảo vệ những người thân yêu trong gia đình hay họ sẵn sàng hi sinh vì người thân của họ. Họ là những con người đáng quý chúng ta nên tôn trọng và học tập họ
Câu 4: Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.
Phần II/ Tập làm văn
Câu 1:
Cha mẹ là những người đã sinh thành, đưa ta đến với thế giới này. Cha mẹ đã nuôi dưỡng ta khôn lớn, cho ta ăn học nên người. Bởi thế, cha mẹ là người có công ơn thật lớn lao, vĩ đại đổi với ta. Là con, chúng ta phải biết hiếu thảo và quan tâm đến cha mẹ của mình. Quan trọng hơn là phải thường xuyên làm cho cha mẹ vui lòng. Em cũng thế, em đã làm được một việc tốt khiến cha mẹ em vui lòng và tự hào về em.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời cao và trong, gió mát lành, em đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng em thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ chắc đã ngoài bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng và trông bà thật gầy gò và yếu ớt! Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc cụ đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho cụ quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu em, tại sao em lại không giúp bà cụ qua đường nhỉ? Em định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Em vốn là một đứa trẻ nhanh nhảu, làm mọi việc thường hay hấp tấp, vội vàng, lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Và em cũng đang muốn chạy thật nhanh về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy, em lại không thể cứ vậy mà bỏ đi. Và hình ảnh cụ già mái đầu bạc trắng như cước gợi em nghĩ đến nội của mình. Em tự hỏi nếu như một ngày nào nội cũng trong hoàn cảnh ấy thì nhất định sẽ có một người tốt giúp nội. Và em là cháu gái ngoan của nội, cũng sẽ là một người biết giúp đỡ người khác.Không chần chừ thêm nữa, em chạy ù đến giúp bà. Lúc này đây, nhìn vẻ mặt hiền từ phúc hậu của bà cụ mới giống nội em biết bao! Em liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không ạ? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt cụ đang lúng túng nhưng khi nghe em nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thì tốt quá, bà cảm ơn cháu gái nhỏ!”. Em liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, chính em cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng rồi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, em chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước di. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay em. Qua được bên kia đường, bà thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây. em mới để ý bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng nề. Em liền giúp cụ xách túi về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền em nữa. Vừa đi, em vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, em thấy thương cụ quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều. Em tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là em về nhà muộn cả tiếng đồng hồ. Vừa về đến nhà, em thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Em bước vào nhà, khi cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về muộn thế? Có biết cha mẹ lo lắng cho con lắm không?". Em liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong bố xoa đầu em và bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Em rất vui vì mình đã làm được việc tốt khiến cha mẹ vui lòng. Tuy câu chuyện đã xảy ra khá lâu rồi nhưng nó vẫn luôn in đậm trong tâm trí em. Em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đặc biệt không phụ công dưỡng dục và lòng mong mỏi của mẹ cha.
Câu 2:
Người xưa từng nói: “Cô giáo như mẹ hiền”. Cô giáo là người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng ta. Chắc hẳn trong lòng mỗi người, ai cũng có sự ngưỡng mộ nhất định dành cho cô giáo. Đối với bản thân tôi, cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn là người mãi luôn sống trong lòng tôi.
Ngày đầu đến lớp, cô giáo chủ nhiệm bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi mỉm cười nhìn tôi thân thiện. Cô giới thiệu tôi với mọi người, hỏi han những câu chuyện và động viên tôi trong học tập. Tôi không nhớ hết ngày hôm ấy đã nói những gì nhưng cái dáng người mảnh mai, giọng nói trầm ấm của người con gái miền nam, mái tóc suôn dài óng mượt cùng đôi môi đỏ hồng của cô đã in sâu vào tâm trí tôi với những hình ảnh đẹp đẽ nhất,
Trên lớp, cô quan tâm đến tôi, ân cần bảo ban cho tôi học tập, tỉ mỉ giải đáp những thắc mắc của tôi. Và cứ thế, tôi tiến bộ từng ngày, thành tích học tập cũng được cải thiện đáng kể. Cô chính là người truyền cho tôi cảm hứng và tình yêu thương để tôi vươn lên. Khi nhìn thành tích học tập của tôi, nét mặt cô không khỏi vui mừng, xúc động. Suốt cả năm học, tôi có những tiến bộ vượt bậc, đến cuối năm tôi đứng trong top những bạn học sinh giỏi xuất sắc của trường. Không chỉ tôi mà cả gia đình tôi luôn thấy biết ơn và trân trọng những công ơn to lớn mà cô dành cho tôi.
Bước sang năm học lớp năm, tuy không còn được cô chủ nhiệm nữa nhưng tôi vẫn thường xuyên gặp cô, chào hỏi và chia sẻ việc học tập cũng như cuộc sống với cô. Cô luôn cho tôi những lời khuyên đắt giá để tôi hoàn thiện bản thân mình. Cuối năm lớp năm, gia đình tôi lại quyết định chuyển về bắc, về quê hương để sinh sống. Tôi còn nhớ ngày hôm đó bố tôi lên trường xin cho tôi nghỉ học và chuyển đi, tôi xin bố nán lại một chút rồi chạy ùa xuống lớp học cô đang dạy, ôm cô khóc như mưa để nói lời chia tay cô. Tôi nhớ mãi giọt nước mắt nóng hổi của cô lăn dài trên trán tôi. Cô làm tôi cảm thấy ấm áp như tình mẹ.
Nhiều năm qua đi, tuy chưa có cơ hội gặp lại cô nhưng những lời cô dạy và sự ân cần, trìu mến của cô vẫn luôn tồn tại như mới ngày hôm qua trong kí ức của tôi. Những tình cảm, sự quan tâm của cô sẽ cùng tôi đi hết cuộc đời và nhắc nhở tôi sống tốt va khắc ghi hình ảnh cô giáo vào trong trái tim.
Câu 3:
Cuộc sống luôn dành tặng chúng ta những bất ngờ, có sự bất ngờ mang đến niềm vui, có bất ngờ lại đem theo nỗi buồn. Nếu gặp gỡ là khởi đầu tươi vui, thì sự chia ly lại đong đầy tiếc nuối. Ngày chia tay Phương Chi – bạn thân của tôi lên đường ra nước ngoài, lòng tôi cũng nặng chịu tiếc nuối. Nhìn chiếc máy bay cất cánh trên bầu trời xanh, những kỉ niệm về Phương Chi chợt ùa về, bạn ấy sống mãi trong lòng tôi.
Tôi và Chi quen nhau từ những ngày còn chưa biết nói, sinh cùng ngày, tại cùng bệnh viện trong thành phố. Nhà hai đứa ở cạnh nhau, từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi lớn lên thân thiết hơn cả chị em ruột thịt. Mọi người trong khu nhà chúng tôi đã quen thấy hai cô nhóc, một đứa cao một đứa thấp ngày ngày đi cùng nhau. Phương Chi xinh xắn, đáng yêu nhưng thấp hơn tôi nửa cái đầu, dáng người nhỏ nhắn, da trắng bóc. Khuôn mặt trái xoan nhỏ xíu, mắt đen láy và hai bím tóc đuôi sam hay lắc qua lắc lại. Cô bạn có hai cái răng khểnh, cười lên rất duyên.
Chúng tôi đều là hai đứa con gái vui vẻ mà nghịch ngợm, bố mẹ hai đứa đều bảo hai đứa con gái chúng tôi cùng phá còn hơn cả hai ông anh trai trong nhà. Chơi cùng nhau từ bé đến lớn, học cũng ngồi cạnh nhau, chúng tôi hiểu nhau còn nhiều hơn bố mẹ. Chi thân thiện, tốt bụng, ở trường là trò giỏi, về đến nhà dù nghịch nhưng vẫn là con ngoan, biết nghe lời và giúp đỡ bố mẹ, anh trai. Đối với bạn bè, Chi luôn hết lòng, sẵn sàng giúp đỡ. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi như hình với bóng, Chi luôn quan tâm, chăm sóc tôi như chị em ruột.
Mỗi lần nhớ đến Chi là tôi lại nhớ tới kỉ niệm về cơn mưa năm chúng tôi học lớp 5. Hôm ấy, trời trong xanh nhưng mẹ lại giục tôi mang áo mưa, mẹ bảo trời báo buổi tối sẽ mưa đấy. Tôi không tin, bướng bỉnh dắt xe sang gọi Chi đi học, thầm nghĩ trời đẹp như vậy, chắc chắn là chương trình dự báo sai rồi. Tôi và Chi tung tăng đến trường, cùng nhau học tập và vui đùa như mọi khi. Tiếng trống tan trường vừa vang lên thì trời đổ mưa to, nhìn cơn mưa nặng hạt, tôi tự hối hận đã không nghe lời mẹ. Bố mẹ đều đi làm về muộn, anh trai cũng thế sẽ không có ai đến đón tôi.
Tôi đứng tần ngần dưới mưa, Phương Chi ngó thấy tôi không có áo mưa, ánh mắt hiện rõ lo lắng, tôi vội bảo:
- Cứ về thôi, cậu mặc áo mưa vào, tớ ra lấy xe rồi về. Trời không tạnh đâu mà nhà cũng gần, đạp xe một lát là về đến rồi.
Chi không ngần ngại đưa áo mưa cho tôi, tôi không nhận, hai đứa giằng co mãi,cuối cùng Chi kiên quyết hai đứa cùng đội mưa về nhà. Thế là giữa trời mưa như trút nước, chúng tôi đem cặp sách bọc kĩ trong áo mưa, đầu không đạp xe về nhà. Mọi người xung quanh cứ nhìn chằm chằm vậy mà Chi vẫn vừa đi vừa hát, cô bạn lạc giọng trong tiếng mưa làm tôi vừa đạp xe vừa cười. Dù mưa lạnh, chúng tôi run cầm cập mà miệng vẫn cười tươi rói, lần đầu tiên hai đứa cùng nhau đạp xe dưới mưa như vậy,
Lần đó, tôi và Chi đều bị ốm, cả tuần sau mới khỏi, bố mẹ quở trách mãi còn chúng tôi thì thấy rất vui vẻ. Kỉ niệm lần đó trở thành kỉ niệm đẹp nhất trong những năm hai đứa chơi với nhau, Chi bảo tôi là người bạn đầu tiên và có lẽ là duy nhất cùng dầm mưa với Chi, tôi rất hanh phúc. Nhưng, bố Chi bất ngờ quyết định sang Mỹ định cư vì công việc của bác ấy, gia đình Chi phải đi theo. Lúc đầu nghe tin, hai đứa tôi buồn lắm, ủ rũ cả ngày. Thời khắc chia tay vẫn đến, chúng tôi trao cho nhau bao nhiêu kỉ vật của nhau, vừa khóc vừa ôm nhau, mếu máo hẹn nhất định phải gặp nhau để cùng đi chơi, cùng dầm mưa dù trong lòng biết rõ, chờ đến khi ấy hẳn phải còn rất lâu. Cách nhau nửa vòng Trái Đất, không biết đến khi nào mới có dịp gặp nhau, một năm được một lần đã là quý giá.
Chi sang Mỹ, mang theo tình cảm và những kỉ niệm tươi đẹp của hai chúng tôi. Trong lòng tôi, Phương Chi mãi mãi là cái tên xinh đẹp nhất, là người bạn đáng quý nhất trong cuộc sống của tôi. Dù bao lâu sau mới có thể gặp nhau, Phương Chi vẫn là người bạn sống mãi trong lòng tôi.
II. TẬP LÀM VĂN.
Viết đoạn văn khoảng 5 – 6 câu nói về quê hương hoặc nơi em ở theo gợi ý sau:
- Quê em ở đâu?
- Em thích nhất cảnh vật nào trên quê em?
- Cảnh vật đó đẹp như thế nào?
- Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Tham khảo
👉🏻Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở (24 mẫu) - Tập làm văn lớp 3👈🏻
Tham khảo:
Quê hương em là một làng chài nhỏ ven biển miền Trung với những bãi cát trắng nghiêng nghiêng đón sóng biển. Quanh năm, sóng biển vỗ rì rào, làm nhẵn thín những gò đá nhấp nhô sát mép nước. Mờ sáng, thuyền đi lưới cá về cập bãi. Dân chài đem cá lên chợ bán. Làng em có ngót hai trăm nóc nhà, có mái nhà khuất sau rặng dừa, bãi dương rì rào gió thổi. Đường làng cũng được tráng bê tông nhưng cũng có đoạn còn nguyên đường mang cát biển. Trẻ con trong làng đến lớp học gần đó, ở ngay giữa xóm chài. Lẫn trong tiếng sóng biển là giọng đọc bài của đám trẻ, giọng giảng bài của cô giáo. Vào ngày hội làng và tạ lễ cá ông, lớp học thường được nghỉ và được biến thành nơi dân làng tụ họp. Làng em tuy nghèo khó nhưng em vẫn yêu làng tha thiết. Mai này đi học xa quê, em sẽ mang theo trong tim mình tiếng sóng biển và làn gió mát của bãi dương bốn mùa lộng gió. Em yêu sao làng biển quê em.
Dù đi đến đâu em cũng sẽ luôn nhớ về quê hương. Quê em ở Mê Linh.Em thích nhất cảnh đồng hoa ở quê em. Cảnh vật đó rất đẹp. Những bông hoa đầy sắc màu như: hoa hồng có màu đỏ,vàng,trắng; hoa loa ken màu trắng và hồng.....Em rất yêu quý và tự hào vì mình được sinh ra ở nơi đẹp nhưu vậy.
mấy bạn gợi ý cho mk cách lm mở bài, kết bài và ý cho thân bài đc ko chứ mk ngu văn lắm
Câu hỏi: Em hãy vận dụng sự hiểu biết của em vể dịch corona (nCoV), để nói với mọi người cách phòng, chống và tác hại của chúng.
Gợi ý: Học sinh có thể sử dụng các dạng tập làm văn: kể chuyện, nghị luận, thuyết minh... để hoàn thành câu hỏi này. Làm trên giấy kiểm tra, nộp cho GVCN vào ngày đầu tiên đi học lại. Nhà trường sẽ trao giải cho những bài viết hay, sâu sắc.