Những câu hỏi liên quan
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
4 tháng 4 2021 lúc 16:17

Tham khảo nha em:

Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. "Sang thu" là một tác phẩm tiêu biểu viết về mùa thu của ông. Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về".

Sự biến đổi đất trời lúc sang thu hoặc tín hiệu sang thu (làn gió se) mang theo "hương ổi" nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa ("bỗng", "hình như").

Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. "Hương ổi" lan vào không gian phả vào gió se, động từ "phả" là nét đặc sắc của hương ổi, mùi hương ổi lan tỏa vào trong gió với một không gian rộng. "Sương đầu thu" giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc qua động từ "chùng chình". "Dòng sông" trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối và các từ láy đã mở ra một không gian cao rộng, khoáng đãng.

Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu" đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo và tạo nét riêng cho tác phẩm. Có lẽ mùa thu đang đến ngõ xóm báo hiệu mùa thu đang đến rất gần. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ. Tác giả sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế qua từ "vẫn còn bao nhiêu", "vơi dần", "cũng bớt". Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng xao xuyến bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời.

Lúc sang thu bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu hình ảnh hàng cây đứng tuổi không bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hình tượng thiên nhiên này nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động của cuộc đời.

Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế giọng thơ êm đềm. Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế của những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương của tác giả và triết lí về con người và cuộc đời.

Sang thu là một bài thơ đặc sắc viết về thời điểm chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ vừa thể hiện tài năng sự cảm nhận tinh tế của tình yêu đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên mùa thu. Đọc bài thơ chúng ta càng yêu hơn mùa thu thiết tha nồng hậu của quê nhà.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
11 tháng 7 2019 lúc 8:28

* Giới thiệu:

Mùa thu không chỉ làm rung động lòng thi nhân mà còn đem đến cho ta những xúc cảm nhẹ nhàng, êm ái gợi nhiều thương nhớ bâng khuâng… Thường thường, các nhà thơ chỉ cảm nhận về mùa thu ở một số hình ảnh tiêu biểu như sắc trời xanh ngắt, gió thu se lạnh và màu vàng tượng trưng cho mùa thu. Ở một số thi nhân có thêm những cảm nhận riêng: với Xuân Diệu là : “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang…, với Lưu Trọng Lư là tiếng lá kêu xào xạc và tiếng chân con nai vàng đạp trên lá vàng khô, với Nguyễn Đình Thi là hương cốm đầu mùa…. Nét đặc biệt của Hữu Thỉnh trong bài thơ này là nhà thơ đã cảm nhận cái thời khắc sang thu bằng cả một hệ thống hình ảnh thiên nhiên qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan với sự rung động thật tinh tế. Mười hai câu thơ ngắn mà có đến mười hình ảnh thiên nhiên được nói đến lúc đất trời chuyển sang thu: hương ổi, gió se, sương, sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm và cuối cùng là hàng cây đứng tuổi. Toàn là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc đối với mỗi người chúng ta và điều này làm cho bài thơ dễ đến với người đọc. Nhưng điều quan trọng nhất chính là sự cảm nhận tinh tế của ông đối với từng hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa và những rung động ấy đã lan truyền sang ta như một tiếng nói đồng điệu.

* Khổ 1: Là những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a.Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình (hương, gió), mờ ảo (sương chùng chình), nhỏ hẹp và gần (ngõ) => Đó là những cảm nhận rất riêng của nhà thơ.

- Đầu tiên là sự cảm nhận về hương vị. Cái hương ổi chín thường khó đọng lại trong những cơn gió nồm nam thổi mạnh của mùa hè, giờ đây bỗng “phả vào trong gió se”, đem đến hương vị dịu ngọt, đằm thắm của mùa thu khiến nhà thơ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng trước sự thay đổi của thiên nhiên.Từ “phả” là động từ mạnh diễn tả mùi hương ổi thơm nồng nàn lan toả. Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh – gió của mùa thu, gió báo hiệu mùa thu đã đến. Gió se mang theo hương ổi của đồng quê. Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đồng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị, ông đã phát hiện ra một nét đẹp thật đáng yêu của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

- Trong “Sang thu”, dấu hiệu đầu thu là hương ổi, làn gió và sương thu. Nhưng không phải là “sương thu man mác đầu ghềnh” của Tản Đà mà là : “Sương chùng chình qua ngõ”- một hình ảnh lung linh huyền ảo. Không còn là những hạt sương mà đã là một màn sương mỏng nhẹ trôi, đang chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. “Chùng chình” là từ láy gợi hình diễn tả hành động chậm chạp như là cố ý chậm lại. Nhà thơ đã thổi hồn vào câu thơ khiến cho màn sương thu chứa đầy tâm trạng, như người đi còn vương vấn, ngập ngừng khi qua ngõ nhà ai……

b. Con người (nhà thơ).

- Cảm nhận phút giao mùa sang thu là sự ngỡ ngàng. Do ngỡ ngàng nên cả khứu giác, cả xúc giác và thị giác đều như mách bảo thu về mà vẫn chưa thể tin, chưa dám chắc. Từ “hình như” là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, là cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên trong cái cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của thi sĩ. Qua đó, ta hiểu tâm hồn nhà thơ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu hương thu với tình yêu tha thiết.

* khổ 2: Nhưng rồi mùa thu dần dần đến và hiện ra ngày càng rõ hơn trước mắt nhà thơ

- Sự vận động của hình ảnh thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa được cụ thể hoá bằng những đổi thay của vạn vật. Sông lúc sang thu không còn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ, mà êm ả dềnh dàng như đang lắng lại, đang trầm xuống. Một chữ “dềnh dàng” mà nói lên được cái dáng vẻ khoan thai, thong thả của con sông mùa thu, ngỡ như nó được nghỉ ngơi thoải mái khi mùa nước lũ cuồn cuộn đã đi qua.

- Đối lập với hình ảnh đó là hình ảnh đàn chim bắt đầu vội vã bay về tổ lúc hoàng hôn. Từ bắt đầu” trong ý thơ được dùng rất độc đáo “bắt đầu vội vã” chứ không phải là “đang vội vã”. Phải tinh tế lắm, yêu và gần gũi với thiên nhiên lắm mới nhận ra được sự bắt đầu trong những cánh chim bay.

- Cánh chim trời vội vã bay đi, “có đám mây mùa hạ” còn vương lại. Và mây lưu luyến bắc chiếc cầu:

“Vắt nửa mình sang thu”.

Một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Người ta thường nói: khăn vắt vai, con đường mòn vắt ngang sườn núi….Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình một hình ảnh mới mẻ, gợi cảm: hai nửa của một đám mây thuộc về hai mùa. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông Thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”

c. Khúc giao mùa của không gian và thời gian khi sang thu còn được thể hiện ở chiều sâu suy ngẫm trong khổ cuối.

- Khổ cuối nói về những biến chuyển của nắng, mưa, sấm trong lúc giao mùa với những nhận xét tinh tế của một người am hiểu tường tận các hiện tượng thời tiết này:

Vẫn còn bao nhiêu nắngĐã vơi dần cơn mưa

   + Lại thêm một sự đối lập: nắng vẫn còn nhưng mưa đã vơi dần. Mùa thu nắng sẽ nhạt dần, nhưng lúc giao mùa, nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng. Những ngày sang thu, đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ thường chỉ có trong mùa hạ. Các từ ngữ : “vẫn còn – đã vơi dần – cũng bớt bất ngờ” vừa cho thấy, vẫn còn đó dấu ấn, vẫn còn đó dư âm của mùa hạ. Nhưng tất cả đã đi vào chừng mực, vào thế ổn định mang nét đặc trưng của mưa nắng phút giao mùa sang thu. Những câu thơ vừa tả cảnh, vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc giao mùa của lòng người trong mối luyến giao thấm quyện với thiên nhiên.

   + Bài thơ khép lại bằng hai dòng thơ hàm chứa ý nghĩa:

Sấm cũng bớt bất ngờTrên hàng cây đứng tuổi

Hai dòng cuối bài có hai tầng ý nghĩa: tả thực và ẩn dụ - gợi ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống. Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu (cũng có thể hiểu: hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa), nhưng đó còn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Và hàng cây đứng tuổi ở đây vừa gợi lên hình ảnh những hàng cây không phải là còn non, vừa gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng.

Hai câu kết đã khép lại bài thơ vừa là hình ảnh thiên nhiên sang thu, vừa là suy nghĩ chiêm nghiệm về bản thân, về con người, về đất nước. Nó vừa trang nghiêm chững chạc, vừa bâng khuâng khiêm nhường nhưng cũng đầy tự hào kiêu hãnh. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: với hình ảnh này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Bài thơ kết thúc, nhưng dư vị vẫn còn để người đọc tiếp tục nghĩ suy thêm về cái điều nhà thơ tâm sự.

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
H24
3 tháng 4 2022 lúc 9:29

Tham khảo : 

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phô" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng dầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
25 tháng 2 2017 lúc 3:31

Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Thực hiện theo trình tự các bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

    + Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

    + Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

    + Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

    + Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.

    + Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.

    + Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.

Bình luận (0)
H24
18 tháng 5 2023 lúc 10:06

     Khổ một của bài thơ “Sang thu” đã thể hiện thành công tín hiệu thu về và cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh. Mở đầu khổ một, ông viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Ở đây, “hương ổi” là mùi ổi chín trong các vườn cây, đây là tín hiệu thu về vừa quen thuộc vừa mới mẻ, vừa gần mà lạ (được cảm nhận bằng khứu giác). Động từ “phả” có nghĩa là toả vào, trộn lẫn, thể hiện hương ổi đang ở độ đậm nhất, sánh lại, thơm nồng nàn hoà quyện vào trong gió, lan toả khắp khu vườn. Và Hữu Thỉnh đã biến cái vô hình thành cái hữu hình, ta như cảm nhận được sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. Ông cảm nhận tín hiệu thu về không chỉ bằng khứu giác mà còn cảm nhận bằng xúc giác. “Gió se” là gió se se lạnh, man mát, thoang thoảng đặc trưng của mùa thu. Trước tín hiệu “hương ổi”, “gió se”, nhà thơ đã bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và bất ngờ qua từ “bỗng”. Hơn nữa, ông viết tiếp:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”.

Với hình ảnh “sương”, thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá qua từ “chùng chình” để cho thấy làn sương như cố ý đi chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm, vẫn lưu luyến mùa hạ đang dần qua, cũng giống như con người vẫn còn nhiều vương vấn, chưa muốn sang thu của cuộc đời (được cảm nhận bằng thị giác). Từ “ngõ” được hiểu theo nghĩa tả thực là đường làng ngõ xóm, còn theo nghĩa ẩn dụ là cửa ngõ của thời gian giữa hai mùa: hạ và thu. Thành phần tình thái “hình như” thể hiện sự mơ hồ, không rõ ràng của tác giả. Nhà thơ hơi bối rối, dường như còn có chút gì đó chưa thật, chưa chắc chắn trong cảm nhận. Qua đó, ta thấy mùa thu còn rất nhạt, chỉ vừa mới chớm, mùa hạ còn đậm. Ôi! Khổ thơ đã thể hiện một cách tinh tế những cảm nhận của thi nhân trước thời khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời. Tóm lại, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, thành phần biệt lập, tính từ…, cảm nhận tín hiệu thu về của nhà thơ trong không gian gần và hẹp đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
KV
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NN
11 tháng 5 2016 lúc 17:48

Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên. Và bởi thế, nó gieo vào lòng người những xôn xao rung động khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Những nét đẹp tinh tế, êm ái ấy thơ ca nào mà cưỡng lại được! Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,... từng có bao áng thơ rung rinh về thời khắc đặc biệt ấy. Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”.

       Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:

“Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông”

(Bích Khê)

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

(Lưu Trọng Lư)

     Cũng không day dứt, run rẩy như những câu thơ Xuân Diệu:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”,...

     Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

     Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có "hương ổi" làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là thứ hương vị thật dễ dàng để nhận ra ở chốn làng quê thôn dã. Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng đãng bỏ quên? Để đến khi nhận ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”. "Hương ổi" không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian: “phả vào trong gió se” như muốn quyện vào để giao hòa với gió. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu chăng? Cơn gió se cũng là hình ảnh rất giản dị, quen thuộc. Đó là chút gió heo may se se lành lạnh mỗi độ đầu thu rất đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Trước Cách mạng, Xuân Diệu từng bị ám ảnh khôn nguôi bởi những làn gió ấy:

 

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”,...

       Có điều đó có lẽ bởi nhà thơ của những cảm xúc cảm giác đang độ tuổi thanh xuân rạo rực đang khao khát uống trọn những rung động thiên nhiên. Hữu Thỉnh thì khác, không chỉ bởi đây là khoảng khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên. Và như thế, “Sang thu” sẽ còn mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc.

       Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn hương thơm ngọt ngào và cái lạnh tinh vi đó mà "chùng chình" chưa muốn tan đi.

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

      Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. "Chùng chình" là sự cố ý muốn làm chậm lại, rung rinh, lay động (sự rung rinh lay động của làn sương hay là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh?). Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về". Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.

       Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ mừng vui, tác giả lấy lại được cái điềm đạm vốn có để tiếp tục ngắm nhìn thiên nhiên đất trời:

        “Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

      Vắt nửa mình sang thu".

      “Thu đã về” để sông không phải lo cuồn cuộn cuốn đi con lũ mùa hạ mà “được lúc” nghỉ ngơi “dềnh dàng”. Nhưng đàn chim cũng vì thế mà “bắt đầu” lo cho cái rét đang đến gần mà “vội vã" bay đi. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng cân đối đồng thời dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau: Sông dưới mật đất, chim ở trên trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng,... Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời. Đọc đến đây, ta nhớ đến hai câu thơ của Huy Cận cũng có sức bao quát như thế:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

       Nhưng hai câu thơ của nhà thơ “Tràng giang” gợi nỗi rợn ngợp, bơ vơ thoáng chút thảng thốt, hãi hùng: mây liên tiếp nở bung ra “đùn núi bạc” như muốn phủ lấp tất thảy, cánh chim cô đơn mỏng manh như đang sa xuống mặt đất cùng ráng chiều. Còn ở đây, trong câu thơ Hữu Thỉnh, mặt đất êm đềm như dòng sông đang lắng mình suy tư; bầu trời cũng như nhỏ lại, ấm áp hơn theo nhịp vận động “vội vàng” của cánh chim chăm chỉ. Huống chi, trên nền trời ấy còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu" diệu kì như chiếc cầu vồng rực rỡ sắc màu. Hình ảnh ấy khiến lòng ta rung động, không phải là "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" hay "mây biếc về đâu bay gấp gấp" mà lại là "đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu". Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào "lớp lớp mây cao" được. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên "lớp lớp" sự vật được. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.

       Không chi cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần trong mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi”

      Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã "vơi dần trong mưa" trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

“Sấm cũng bớt bất ngờ

         Trên hàng cây đứng tuổi “…

       Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuồi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.

       Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi". Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bời một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết
LH
30 tháng 1 2016 lúc 11:52

 Cũng như mùa xuân, mùa thu luôn là đề tài gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân. Mỗi người lại có cách nhìn, cách miêu tả rất riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Có nhà thơ, mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mờ phai, là tiếng đạp lá vàng cuả con nai ngơ ngác. Hữu Thỉnh cũng góp vào tuyển tập thơ mùa thu của dân tộc một cái nhìn mới mẻ. Ông là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Những vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vương vấn trước đất trời trong trẻo đang chuyển biến nhẹ nhàng. Điều này thể hiện rõ qua bài "Sang thu" được ông sáng tác cuối năm 1977.
       Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển biến giao mùa từ hạ sang thu.
       Không như những nhà thơ khác, cảm nhận mùa thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá vàng rơi xào xạc. Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu với một hương vị khác: hương ổi.
                                      " Bỗng nhận ra hương ổi
                                      Phả vào trong gió se"
       "Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sững sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu. Nhà thơ nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió nhè nhẹ, lành lạnh se khô mang theo hương ổi. "Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.
       Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:
                                      "Sương chùng chình qua ngõ
                                       Hình như thu đã về"
       Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Có lẽ với Hữu Thỉnh, làn hương ổi rất quen với người Việt Nam, mà rất lạ với thơ được tác giả đưa vào một cách hết sức tự nhiên.
       Rồi mùa thu được quan sát ở những không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc hơn:
                                      "Sông được lúc dềnh dàng

                                       Chim bắt đầu vội và

                                       Có đám mây mùa hạ

                                       Vắt nửa mình sang thu"      

Nếu ở khổ một, mùa thu mới chỉ là sự đoán định với ít nhiều bỡ ngỡ, thì ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: thu đến thật rồi. Thu có mặt ở khắp nơi, rất hiện hình, cụ thể. Dòng sông không còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản. Mọi chuyển động dường như có phần chậm lại, chỉ riêng loài chim là bắt đầu vội vã. Trời thu lạnh làm cho chúng phải chuẩn bị những chuyến bay chống rét khi đông về. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự bắt đầu vội vã trong những cánh chim bay bởi mùa thu chỉ vửa mới chớm, rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng. Điểm nhìn của nhà thơ đuợc nâng dần lên từ dòng sông, rồi tới bầu trời cao rộng:
                                      "Có đám mây mùa hạ 
                                      Vắt nửa mình sang thu"
       Cảm giác giao mùa được Hữu Thỉnh diễn tả thật thú vị. Đây là một phát hiện rất mới và độc đáo của ông. Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Đám mây như một dải lụa mềm trên bầu trời đang còn là mùa hạ, nửa đang nghiêng về mùa thu. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.
       Ở khổ cuối, khoảnh khắc giao mùa không còn được nhà thơ diễn tả bằng cảm nhận trực tiếp mà bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm:
                                      "Vẫn còn bao nhiêu nắng

                                       Đã vơi dần cơn mưa

                                     Sấm cũng bớt bất ngờ

                                      Trên hàng cây đứng tuổi"      

Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã vơi đi những cơn mưa rào ào ạt. Vẫn là nắng, vẫn là mưa, sấm như mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Lúc này, những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
                                      " Sấm cũng bớt bất ngờ

                                        Trên hàng cây đứng tuổi"      

Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ "hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn.Ở tuổi "sang thu", con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
       Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".
       Bài thơ kết câu theo một trình tự tự nhiên. Đó cũng là diễn biến mạch cảm xúc của tác giả vào lúc sang thu. Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.
       Bài thơ ngắn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
PT
19 tháng 3 2017 lúc 9:35

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phô" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng dầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.



Bình luận (0)
VL
23 tháng 5 2017 lúc 18:16

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu - thu mới về, thu chợt đến.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.

Với thi sĩ Xuân Diệu thì tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."

(Đây mùa thu tới)

Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

"Phả" nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). Hữu Thỉnh không tả mà chỉ gợi, đem dến cho người đọc những liên tưởng về màu vàng ươm, về hương thơm lừng, thơm ngát tỏa ra, bốc lên từ những trái ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ, đầu thu. Vì gió thu “se” lạnh, nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

Nhiều người đã biết: Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Bằng Sơn, Nguyễn Đình Thi,... đã viết thật hay về hương cốm Vòng (Hà Nội), một nét đẹp mến yêu về hương vị mùa thu của quê hương đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới...”

( Đất nước - Nguyễn Đinh Thi)

“Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Sau “hương ổi" và “gió se", nhà thơ nói đến sương thu. Cũng không phải là “Sương thu lạnh... Khói thu xây thành” trong “Cám thu tiền thu" của Tản Đà. Cũng chẳng phải là giọt sương lạnh và tiếng thu buồn những ngày xa xưa: “Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm). Mà là sương thu chứa đầy tâm trạng “chùng chình” cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Sương thu đã được nhân hóa; hai chữ “chúng chình" diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận.

Chữ “se” vần với chữ “về" (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ nhẹ nhàng, mênh mông gợi cảm.

Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ" (“Tức cánh chiều thu" - Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ... Chim bay “vội vã", đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã" ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?"

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,... mà lại dùng chữ vắt.

"Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu."

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cậy và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. "Sấm" và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài "Sang thu". Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi" là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu" vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu" là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phô" xuất bản vào tháng 5.1985. Bao cảm xúc dâng dầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cành thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Thơ ngũ ngôn trong "Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.

Bình luận (0)