Khái niệm phát triển
Khái niệm của sự phát triển của từ vựng
nêu khái niệm về sinh trưởng và phát triển? Cho ví dụ
- Khái niệm sinh trưởng ở sinh vật: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên. Ví dụ: Cây tăng chiều cao và đường kính thân, con mèo tăng khối lượng cơ thể,…
- Khái niệm phát triển ở sinh vật: Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: Cây ra rễ, ra lá, nảy chồi, nở hoa, kết quả; gà đẻ trứng.
Đọc thông tin mục a, hãy nêu khái niệm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Khái niệm và tác dụng của sự phát triển từ vựng lấy ví dụ
- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Phương thức hoán dụ
Phương thức ẩn dụ, thí dụ
nêu khái niệm sinh trưởng và phát triển
lấy vd minh họa
nêu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1 . Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước, khối lượng và thể tích của tế bào , mô, cơ quan của cơ thể thực vật.
Ví dụ :Sự tăng vế số lựơng lá trên cây, sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa
Phát triển : là toàn bộ những biến đổi bên trong diễn ra theo chu trình sống dẫn đến những thay đổi về chức năng sinh lý và phát sinh hình thái của cơ thể thực vật.
Ví dụ : Từ hạt hình thành cây mầm.
Từ mô phân sinh đỉnh phân hóa hình thành hoa. Sự thụ tinh hình thành hạt ....
Sự phát triển bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau : sự sinh trưởng , phân hóa và phát sinh hình thái.
2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- Dựa vào biến thái người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau:
* Phát triển không qua biến thái
* Phát triển qua biến thái:
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
1.-sinh trưởng là sự thay đổi (tăng lên) về khối lượng, số lượng,thể tích( về lượng nói chung)
-phát triển là sự thay đổi về chất nói chung
Khái niệm nào được sử dụng để chỉ hai mặt của quá trình phát triển ở vật nuôi?
A. Sinh trưởng
B. Phát dục
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Dựa vào hình 40, thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm phát triển bền vững.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 40, đọc thông tin mục 1 (Khái niệm) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Phát triển bền vững là sự phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
- Phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
- Khái niệm phát triển bền vững:
+ Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.
+ Là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ thống tự nhiên, hệ thống kinh tế và hệ thống xã hội. Trong đó không cho phép vì sự ưu tiên phát triển kinh tế mà gây ra sự suy thoái và tàn phá hệ thống tự nhiên, xã hội.
Sau hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững, khái niệm “Phát triển bền vững” ngày càng phổ biến rộng rãi. Em hãy cho biết những chiến lược của sự phát triển bền vững và những mục tiêu của PTBV.
a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:
- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.
- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.
- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.
- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.
- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.
b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:
- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….
- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…
Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế. Nêu ví dụ.
- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…