để chứng minh thí nghiệm tính hướng ánh sáng của cây người ta làm như thế nào
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì kết quả sẽ như thế nào? Giải thích.
Trong thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng, nếu thường xuyên xoay chậu theo các hướng khác nhau thì ngọn cây sẽ mọc thẳng do tất cả các phía của ngọn cây đều nhận được ánh sáng như nhau.
Để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non, một nhóm học sinh làm thí nghiệm sau:
Trồng 10 hạt đỗ giống nhau vào 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau. Để 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời, 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời. Giữ ấm đất.Khi cây mọc, đo chiều cao của cây mỗi ngày.
Kết quả thí nghiệm đã khẳng định giả thuyết họ đặt ra là đúng: cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời
a) Thí nghiệm này thuộc bước nào trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh?
b) Thảo luận với bạn để đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu này.
a) Thí nghiệm này đã trình bày cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non → Thí nghiệm này thuộc bước 3 – Kiểm tra giả thuyết trong tiến trình tìm hiểu của nhóm học sinh.
b) Đề xuất nội dung các bước của tiến trình tìm hiểu ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây non:
• Bước 1: Quan sát, đặt câu hỏi
Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?
• Bước 2: Xây dựng giả thuyết
Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
• Bước 3: Kiểm tra giả thuyết
- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.
- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm:
+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.
+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
+ Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
• Bước 4: Phân tích kết quả
- Kết quả:
+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
- Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
• Bước 5: Viết, trình bày báo cáo
BÁO CÁO
TÌM HIỂU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CON
Người thực hiện: Nguyễn Văn A
1. Mục đích
- Tìm hiểu xem ánh sáng có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của cây con.
2. Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp
a) Mẫu vật
- 10 hạt đỗ giống nhau.
b) Dụng cụ thí nghiệm
- 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.
c) Phương pháp thực hiện
- Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.
- Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.
- Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.
- Hằng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.
3. Kết quả và thảo luận
- Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.
- Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.
- Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.
→ Sức sống của cây con ở nơi có ánh sáng mặt trời sẽ tốt hơn.
4. Kết luận
- Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.
Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:
Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
A. Di chuyển về phía bên phải vì quá trình hô hấp thải ra O2
B. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải thải ra CO2
C. Không di chuyển vì lượng CO2 thải ra tương đương lượng O2 hút vào.
D. Di chuyển về bên trái vì quá trình hô hấp hút O2.
Đáp án D
Hạt nảy mầm xảy ra sự hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 và cần khí oxi nhưng khí CO2 sẽ bị vôi xút hấp thụ, như vậy hạt nảy mầm hút khí O2 làm cho giọt nước màu di chuyển về phía trái
Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:
Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
A. Di chuyển về phía bên phải vì quá trình hô hấp thải ra O2 .
B. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải thải ra CO2 .
C. Không di chuyển vì lượng CO2 thải ra tương đương lượng O2 hút vào.
D. Di chuyển về bên trái vì quá trình hô hấp hút O2.
Đáp án D
Hạt nảy mầm xảy ra sự hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 và cần khí oxi nhưng khí CO2 sẽ bị vôi xút hấp thụ, như vậy hạt nảy mầm hút khí O2 làm cho giọt nước màu di chuyển về phía trái
Khi làm thí nghiệm chứng minh sự hô hấp ở hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như hình vẽ sau:
Theo em giọt nước màu trong thí nghiệm di chuyển về hướng nào? Vì sao?
A. Di chuyển về phía bên phải vì quá trình hô hấp thải ra O2 .
B. Di chuyển về bên phải vì quá trình hô hấp thải thải ra CO2 .
C. Không di chuyển vì lượng CO2 thải ra tương đương lượng O2 hút vào.
D. Di chuyển về bên trái vì quá trình hô hấp hút O2.
Chọn D.
Giải chi tiết:
Hạt nảy mầm xảy ra sự hô hấp mạnh tạo ra khí CO2 và cần khí oxi nhưng khí CO2 sẽ bị vôi xút hấp thụ, như vậy hạt nảy mầm hút khí O2 làm cho giọt nước màu di chuyển về phía trái
Chọn D
Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay.
B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp.
C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính.
D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng.
Thí nghiệm chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính
⇒ Đáp án C
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) , (3) và (4)
Bạn A làm thí nghiệm chứng minh cây cần các loại muối khoáng? Thì bạn làm thí nghiệm như thế nào?
trồng đại 2 cây bất kì vào 2 chậu riêng biệt , 1 cây thì cho đủ các loại muối khoáng ( đạm lân kali ... ) còn cây kia thì ko cung cấp muối khoáng , sau vài tuần ta sẽ thấy cây đc cung cấp đầy đủ muối khoáng sẽ xanh tốt hơn còn cây kia sẽ vàng úa
Tại sao phải thu hoạch những cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa,tạo quả?
đơn giản là vì nếu để cây ra quả rồi thì chất dinh dưỡng từ củ sẽ đc đem đi nuôi quả
Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày dài.
B. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.
C. Cây trung tính.
D. Cây ngày ngắn.
Đáp án D
Ngắt đêm dài → thành đêm ngắn, cây này ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài.