Những câu hỏi liên quan
HP
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
H24
11 tháng 5 2021 lúc 19:10

        Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẽ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Đó chính là sự đồng cảm, và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người. Tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh. Tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi. Bố mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ, từ người mang chung dòng máu với ta. Và khi chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi sự sẽ chia, bởi niềm vui và nổi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Và cứ thế, trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Trong đó có một loại tình cảm, được gọi là tình yêu, đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. họ viết lên những câu thơ, những bài tình ca ngọt ngào để ca ngời tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Và còn có một tình yêu đất nước, dân tộc, chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm đồng thân đó cho nhau.

 Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân  mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 5 2021 lúc 20:19

Tương thân tương ái là một đạo lý cao đẹp, là truyền thống của người Việt Nam chúng ta. Truyền thống ấy được thể hiện thông qua nhiều những câu ca dao, tục ngữ chẳng hạn như “lá lành đùm lá rách”. Tình thương giữa con người với con người vì thế mà được đề cao. Trong văn học, tình thương cũng luôn được nhắc tới như một lẽ tất yếu. Con người quả thực chẳng thể nào sống mà không có tình thương.

Khởi nguồn của văn học với những truyền thuyết, chúng ta đã biết đến dân tộc Việt Nam được sinh ra từ cái bọc trăm trứng. Như vậy, tất cả chúng ta đều là anh em một nhà mà đã là anh em một nhà thì cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Sau này, để tiếp tục cho người đời sau hiểu về tình thương giữa con người với nhau thì người xưa lại tiếp tục đúc kết lại thành những câu ca dao. Rồi tiếp sau đó là những mẩu truyện ngắn, những tác phẩm văn chương đặc sắc.

Khi nói về tình cảm giữa anh em trong một nhà, chúng ta có thể nhớ đến ngay câu ca dao: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Câu ca dao nói về sự gắn bó khăng khít giữa anh em trong một gia đình giống như tay với chân nên cần phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Thậm chí ngay cả với những người không cùng chung huyết thống như đều là anh em trong một nước thì cũng cần phải đoàn kết thương yêu nhau như câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay như câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” cũng là ý nói người dân sống trong cùng một đất nước thì phải biết thương yêu lẫn nhau.

Sau này, những tác phẩm văn chương lớn hơn cũng xoay quanh tình thương của con người. Văn chương thể hiện tình thương mà trước hết đó là tình cảm giữa những con người trong gia đình. Đọc Những ngày thơ ấu, chúng ta thấy được tình mẫu tử thiêng liêng giữa bé Hồng và mẹ của mình. Mẹ, người đã sinh thành ra chúng ta, chỉ một tiếng gọi ấy thôi cũng đủ khiến cho bao người phải xúc động. Ngay cả khi mẹ của cậu phải bỏ lại cậu để đi tha hương cầu thực thì tình yêu mà bé Hồng dành cho mẹ cũng không bao giờ nguôi. Cậu bé yêu mẹ, thương mẹ và kính mẹ.

Cùng với tình mẫu tử, văn chương cũng ca ngợi tình cảm vợ chồng. Người xưa có câu “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” cho ta thấy sức mạnh của tình nghĩa vợ chồng lớn đến nhường nào. Trong văn học, ta cũng thấy được có những mối tình vợ chồng sâu đậm, khăng khít. Chẳng hạn như tình cảm của chị Dậu dành cho chồng của mình. Là phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng khi thấy chồng bị đánh, chị đã dám lao mình vào để bảo vệ chồng. Hành đồng ấy của chị mới cao đẹp làm sao.

Một thứ tình cảm nữa không thể không nhắc đến là tình cảm của anh em trong một nhà như trong câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê. Ngay cả những con búp bê cũng không nỡ xa nhau mà hai anh em Thành và Thuỷ lại phải chia ly. Thật khiến cho người đọc xúc động biết bao.

Rồi thì tình làng nghĩa xóm cũng được ca ngợi nhiều trong văn học. Người xưa có câu “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau” hay “bán anh em xa mua láng giềng gần” ý nói những người sống gần gũi với nhau thì nên giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn. Chính những lúc khó khăn chúng ta mới thấy rằng người bên cạnh mình là người quan trọng nhất. Tuy không phải là anh em mà lại gần gũi hơn cả anh em.

Qua những dẫn chứng trên đây, chúng ta có thể thấy rằng văn học và tình thương gần như là một. Văn học là sự phản ánh của tình thương. Văn học cho con người ta nhìn thấy tình thương, xích người ta lại gần với nhau hơn. Nhờ có văn học, tâm hồn của con người mới được rộng mở. Từ ấy, chúng ta biết yêu, biết thương và biết trân trọng cuộc đời này.

Bình luận (0)
LV
12 tháng 5 2021 lúc 7:50

tk 

Văn chương là một sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo cao, phản ánh những tâm tư tình cảm, quan điểm, tư tưởng của một con người về thế giới và xã hội xung quanh, đồng thời nhân đó bộc lộ cả tam quan, tâm hồn của một con người. Từ ngàn đời nay văn chương đã xuất hiện như là một phần thiết yếu của lịch sử loài người, phản ánh nền văn minh của nhân loại, nhưng cho dù là văn học của bất kỳ nền văn hóa, chế độ, thể loại, hay thời kỳ lịch sử nào văn học vẫn luôn mang trong mình một đặc điểm chung nhất ấy là gắn liền với tình thương của cá nhân theo những mức độ khác nhau.

 

Văn học ở đây chỉ một phạm trù rộng lớn bao gồm các tác phẩm văn chương ở nhiều thể loại ứng với từng thời kỳ và sự phát triển của nhân loại như thơ, từ, ca, phú, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, văn chính luận, biền ngẫu, sử thi, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… do một cá nhân hay tập thể sáng tạo ra với mục đích chính là để bộc lộ các khía cạnh của tâm hồn cá nhân, mang những ý nghĩa nhân văn, đạo đức, giáo dục con người, phục vụ cho hoạt động chính trị, quân sự, hoặc đơn thuần là thú vui tao nhã của bậc cao nhân mặc khách. Văn học chủ yếu nhất vẫn là được lưu truyền bằng hình thức ghi chép lại, nhưng cũng có một số thể loại văn học dân gian thì được truyền miệng qua nhiều đời, chính vì vậy phần nội dung thường có nhiều những biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng văn chương là một tập hợp những kho tàng tri thức vô tận của con người, là nơi lưu giữ những bộ óc nghệ thuật và sáng tạo nhất, hãy tưởng tưởng rằng thế giới này nếu không có văn chương có lẽ sẽ buồn chán và ảm đạm lắm, bởi con người sẽ nhanh chóng quên mất lịch sử gốc gác của mình, cũng không biết được những nét đẹp truyền thống văn hóa của cha ông, đồng thời cũng chẳng thể mở rộng tầm nhìn cá nhân, học hỏi kiến thức thông qua những cuốn sách vĩ đại. Có thể nói rằng chính văn chương đã đem đến cho con người và thế giới một cuộc sống đa dạng và phong phú hơn.

Tình thương có thể hiểu một cách đơn giản đó là thứ tình cảm xuất phát từ tâm hồn của mỗi con người đối với các sự vật hiện tượng và những người xung quanh mình, nó bao gồm các thứ tình cảm như tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên cuộc sống, tình cảm gắn bó, trân trọng đối với gia đình, người thân, tấm lòng nhân ái, trắc ẩn giữa con người với con người, sự bao dung thấu hiểu lẫn nhau,… Chung quy lại tình thương tức là chỉ tất cả những thứ tình cảm mang tính tích cực, khiến con người ta có ánh mắt bao dung trìu mến và thấu hiểu thêm được những giá trị trong cuộc đời, từ đó hướng đến của một xã hội nhân văn, một tâm hồn cao cả hơn, thúc đẩy con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, đạo đức hơn.

Văn học chỉ thực sự là có ý nghĩa khi bản thân nó bao hàm được những tình thương, và có tác động tích cực tới tư tưởng tình cảm của độc giả, và từ ngàn đời nay chưa khi nào người ta thấy văn học tách rời khỏi yếu tố tình thương. Trước hết nói về văn học với tình yêu quê hương, đất nước, đây có thể xem là một trong những nội dung và là chủ đề xuyên suốt trong văn học dân tộc Việt Nam từ thời trung đại cho đến tận ngày hôm nay. Ví như trong văn học trung đại, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tình yêu quê hương, đất nước, thể hiện qua tư tưởng độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc xuất hiện trong hàng loạt các tác phẩm như: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu, Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan,… và cả trong nhiều bài thơ khác nữa của Nguyễn Trãi ta đều thấy rất rõ điều ấy. Trong văn học hiện đại, giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ diễn ra ác liệt, thì các tác phẩm văn chương nói về đề tài yêu nước và chống giặc ngoại xâm lại càng nở rộ và rực rỡ hơn bao giờ hết. Về các tác phẩm thơ có thể kể đến Tây Tiến của Quang Dũng, Đồng chí của Chính Hữu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Từ ấy, Việt Bắc của Tố Hữu,… thể hiện tinh thần chiến đấu chống giặc cứu nước của bao thế hệ thanh niên. Hoặc các bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, Nói với con của Y Phương thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, con người thông qua những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Về văn xuôi có thể kể đến các tác phẩm như Làng của Kim Lân, Đôi mắt của Nam Cao, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài,… và nhiều các tác giả khác nữa đều thể hiện rất đậm đặc một nội dung ấy là lòng yêu nước sâu sắc, ý chí chí quyết tâm chống giặc mạnh mẽ của những con người anh hùng trên mảnh đất hình chữ S. Một số các tác phẩm khác thể hiện tình yêu quê hương đất nước thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương của con người lao động ví như: Quê hương của Tế Hanh, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Tùy bút Sông Đà, ký Cô Tô của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường,…

 

Một khía cạnh khác của tình thương được thể hiện khá nhiều trong văn học Việt Nam chính là tình cảm gia đình với các mối quan hệ anh em, vợ chồng, cha con, mẹ con,… chủ yếu được bộc lộ trong các câu ca dao, tục ngữ xưa. Ví như giữa tình cảm vợ chồng có câu: “Tay bưng dĩa muối chấm gừng/Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” hay “Đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”. Tình cảm anh em có câu “Anh em như thể chân tay/Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, tình phụ tử, mẫu tử có bài “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…”. Trong văn học hiện đại cũng có nhiều tác phẩm phản ánh tình cảm gia đình như Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Không gia đình của Hector Malot, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn của Nguyễn Duy, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Cổng trường mở ra của Lý Lan, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng,… Tình cảm gia đình ở trong các tác phẩm này được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc tác giả tạo dựng tình huống và giải quyết từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng, mối quan hệ gắn bó, yêu thương của những cá nhân trong một gia đình, ca ngợi tình mẫu tử, phụ tử, sự hy sinh của người cha, người mẹ dành cho những đứa con và tình cảm trân quý, ngưỡng mộ, yêu thương của những đứa con dành cho cha mẹ của mình, đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của gia đình trong xã hội, trong sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

Một phương diện phổ biến nữa mà văn học cũng thường hướng tới ấy là tình thương giữa con người với con người, bao gồm tình yêu đôi lứa, sự thương xót cảm thông cho các số phận cùng khổ, sự thấu hiểu, ca ngợi vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ dưới chế độ phong kiến,… Có thể nói rằng đây là một trong những khía cạnh nhân văn, nhân bản nhất của văn học, nó đem đến cho con người những góc nhìn mới, những tư tưởng mới, sự thấu hiểu cảm thông đối với những mảnh đời, những số phận khác nhau, khiến con người ta biết yêu thương, biết trân trọng cuộc sống hơn, biết sống nhân nghĩa, tình cảm và giàu lòng yêu thương hơn cả. Điều mà có lẽ trước đây nếu không có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học, con người sẽ dễ mãi sống trong tầm nhìn hạn hẹp, trong sự ích kỷ và thiếu tính sẻ chia. Văn học với tình cảm nhân ái giữa con người với con người là một khuynh hướng sáng tác đã xuất hiện từ sớm trong văn học trung đại, trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu dân, đau xót trước nghịch cảnh nhân dân bị giặc Minh chà đạp, tàn sát. Đến khoảng sau thế kỷ XV, là sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm ngầm lên án chế độ phong kiến bất công, và thương cảm cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời ca ngợi những vẻ đẹp tâm hồn và ngoại hình của họ. Có thể kể đến các tác phẩm: Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, đa số các sáng tác của Hồ Xuân Hương ví như: Tự tình, Bánh trôi nước,... hay đặc biệt nổi tiếng được xếp vào hàng kiệt tác là Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngoài ra còn có Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ,… Ở văn học hiện đại, tình cảm nhân ái giữa người với người được thể hiện chủ yếu trong các tác phẩm văn học hiện thực: Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, Chị Dậu của Ngô Tất Tố,… Tập trung vào số phận khốn khổ của người nông dân trí thức cũ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến với tình cảm xót thương, thấu hiểu đồng thời tỏ ý trân trọng, ca ngợi những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn họ.

 

Tựu chung lại, tình thương là một yếu tố tối cần của văn học, nếu một tác phẩm thiếu đi yếu tố này thì hầu như nó không đem đến cho độc giả được bất kỳ một giá trị nào. Bởi lẽ giữa độc giả và tác phẩm không có được sự kết nối của xúc cảm, người đọc cũng không hiểu được tâm hồn của người nghệ sĩ trong sáng tác, cũng như tư tưởng mà họ muốn thông qua tác phẩm để truyền đạt. Văn học với tình thương có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người, nó mang đến cho con người những cái nhìn mới mẻ, phong phú và nhiều màu sắc hơn, làm sâu đậm hơn những tình cảm sẵn có và khai mở những tình cảm chưa có trong trái tim của mỗi con người, có ý nghĩa giáo dục vô cùng lớn đối với sự tồn vong của nhân loại.

Bình luận (0)
AN
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
TL
13 tháng 4 2019 lúc 19:07

Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người.” Đó là chân lí cuộc sống và cũng là chân lí của văn học. Nếu ví văn chương là con diều bay bổng trên trời cao bao la thì tình thương yêu chính là làn gió mát để nâng con diều ấy bay cao, bay xa đến những thăng hoa nghệ thuật và trường tồn với thời gian. Đọc những tác phẩm từ mọi thời, của mọi nhà văn, ta lại càng cảm nhận sâu sắc cái chân lí vĩnh cửu và xanh tươi ấy.

Mấy ai đã từng cố định nghĩa văn học là gì. Văn học được xác lập nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Sống trong dòng chảy ngọt ngào của văn học, con người tắm mình trong tình cảm của nhà văn và của chính mình, Nhà văn phải luôn luôn đến với cuộc sống, để cảm nhận, khám phá, thẩm định nó. Văn học ra đời từ cuộc sống, văn học phải quay trở về để khám phá thể hiện lại cuộc sống. Song nếu chỉ dừng lại ở đó, ,văn học chưa là văn học, nó chỉ là cuốn biên niên sử thuần túy. Văn học chỉ thật sự là văn học khi nào từ cuộc sống ấy mà bật lên nét “cảm”, sự rung động của trái tim nghệ sĩ. Nhiệm vụ thiêng liêng của văn học chính là nuôi dưỡng tình thương trong con người, là đề cao tình thương và lên án những gì chà đạp lên giá trị nhân bản ấy.

Thế kỉ XV, đại thi hào Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh”. Trong đó, ta bắt gặp những sự thối nát, những cảnh trái ngang, nhưng hơn hết vẫn là một tấm lòng chan chứa nhân ái, yêu thương con người của Nguyễn Du. Truyện Kiều của ông có những hiện thực của “những điều trông thấy” nhưng phải được chắt ra từ những giọt nước mắt “đau đớn lòng”. Đó vừa là sự khẳng định, vừa là sự tiếp nối niềm tin về nhân cách và bản chất tốt đẹp của con người. Nếu sống thờ ơ ghẻ lạnh như một kẻ hành hương bàng quan, quyết Nguyễn Du không thể hòa vào với cuộc đời dâu bể của nàng Kiều để rung lên những tình cảm sâu lắng nhất. Ông đã đồng cảm với nàng Kiều và phát hiện ra cái cao thượng trong số phận tưởng chừng đã bị đạp xuống đáy sâu nhân cách ấy, cái trinh bạch trong con người Kiều giữa xã hội

Trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao qua “Chí Phèo” đã nói một lời thanh minh, một sự khẳng định về phẩm chất tốt đẹp đối với người nông dân trong bi kịch tha hoá. Nhà văn đã cho tình thương - chứ không phải điều gì khác - trở thành một ngọn lửa sưởi ấm trái tim con quỷ làng Vũ Đại. Ông dựng lên mối tình giữa hắn và Thị Nở, với giây phút thức tỉnh hiếm hoi khi lần đầu tiên cảm nhận hai chữ “tình thương”. Với tiếng thét nhức nhối tâm can: “Ai cho tao lương thiện”, cho người đọc nhận ra cái phần Người trong một kẻ tưởng như đã mất hết cả nhân hình và nhân tính.

Nhà văn Thạch Lam thì dùng những trang viết giàu chất thơ để nói lên khao khát của những người dân phố huyện khắc khoải đợi chờ ánh sáng của một thế giới khác hơn đến với cuộc sống tù túng, tẻ nhạt của mình (Hai đứa trẻ). Nguyên Hồng thì khắc hoạ những “rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại” của cậu bé ngày được gặp lại mợ trong “những ngày thơ ấu.” Ở đấy dường như không còn chỉ là vấn đề trái tim, mà là cái nhìn sắc sảo đã quyện hoà vào trong xúc cảm. Người nghệ sĩ phải có tình thương thì mới có thể sáng tác văn học, bởi chỉ có tình thương thì người ta mới vượt qua những bề nổi thông thường để phát hiện trong mỗi thân phận người những nỗi niềm sâu kín, những cảm xúc đa chiều đến vậy.

Và như thế, có một sự chuyển hóa trong tình yêu của tha nhân vào trong nỗi đau của người cầm bút. Và như thế, chính sự bận lòng với nhân tình thế thái, với thăng giáng lịch sử ấy đã biến tình cảm của con người thành tình cảm của một thời đại. Chỉ có thể từ tình thương yêu, nồng mặn gắn bó máu thịt với cuộc đời thì văn học mới mãi mãi đứng vững. Đó là thiên chức, là chiều sâu của văn học.Viết về cái xấu xa để cảnh tỉnh, báo động giúp con người sống với bản tính tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để nâng đỡ cái thiên lương của con người, để cuộc đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn. Có những tác phẩm ríu ran với niềm vui cuộc sống, có những trang văn quằn quại với nỗi đau của cuộc đòi. Nhưng tất cả cũng chỉ nhằm mục đích là muốn thắp lên trong mỗi trái tim con người ngọn lửa của tình yêu thương, để một lần nữa chứng mình“thắng lợi của trái tim người trước cái ác.”, để một lần nữa chứng minh, gửi gắm trong văn chương nhiều nhất vẫn là tấm lòng nhân ái, là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và bền vững.

Càng hiểu thêm về cái gạch nối hữu cơ giữa văn học và lòng nhân ái, ta lại càng cảm thấy những gì mà mình đã học được chỉ như hạt cát giữa biển văn học mênh mông. Phải có đọc thêm, đọc thêm nữa, ta mới càng thấm thía hơn rằng cuộc đời thực không hề thơ mộng,không lãng mạn, không tuyệt đối, không lí tưởng mà còn biết bao nhiêu trái ngang, bộn bề, nhưng như thế thì nó lại càng đáng quý, đáng yêu hơn. Ta lại càng cảm thấy, mình đã học nghèo nàn biết bao nhiêu về văn chương - một môn học mà nếu thiếu nó thì người ta sẽ trở nên “câm lặng trước thế giới, bất lực trong tình cảm”. Ấy vậy mà, khi kết quả thi được như ta mong đợi, với vài lời nhận xét tốt trong ô điểm, ta đã vội chấp nhận và thoả mãn, ta có ngờ đâu đó chỉ là sự bắt đầu trên con đường học văn. Văn chương đâu phải chỉ là sự trình bày kiến thức, là một trò chơi trí tuệ, là sự phô diễn chữ nghĩa, là đúc câu luyện chữ. Và ta còn phải học, học nhiều lắm để thật sự viết ra được những dòng văn chương cất từ chất liệu cuộc đời, dùng ngôn ngữ mà nói hộ những tiếng lòng nín bặt, những nỗi đau câm lặng mà nhiều khi một con người suốt đời không thể bày tỏ. Những dòng văn được xây dựng từ lòng yêu thương con người khắc khoải và nồng đượm, để từ đó mà vun đắp cho những giá trị tinh thần chân chính và bền vững.

Và ta biết rằng, nếu một ngày nào đó, bài văn của ta chẳng được ai đếm xỉa, điểm thấp và chỉ toàn lời chê bai, ta vẫn sẽ học văn, sẽ thích văn và vẫn sẽ cầm viết. Bởi vì văn học đã là một món quà. Văn học đã dạy cho ta cách để trái tim mình luôn hướng về tha nhân ngoài kia còn đang chờ đợi ta, văn học đã dạy cho ta cách để đôi mắt luôn lắng dõi cho những số phận bất hạnh hơn ta, dạy cho ta cách lắng nghe tiếng đời đang xao động mỗi ngày, tiếng khóc thầm và tiếng cười hi vọng, dạy cho ta cách dùng tất cả lòng nhiệt thành và sự may mắn ta đã được nhận để quay trở lại kia, quay trở lại với cuộc đời nắng gió và những kiếp người nhọc nhằn lo toan, để giúp đỡ, quan tâm và hỗ trợ.

Và nếu ta cũng không thể viết, nếu trí ta bất lực không thể viết được một tác phẩm ra hồn, thì ta vẫn yêu văn và đọc văn. Bởi vì cuộc đời sao mà chông gai quá và mỗi con người đều đang bước trên những bậc thang chênh vênh. …. Ta chỉ mong sao, với những gì ta học được từ những tiết học văn, với những gì ta đọc được trong những tác phẩm văn học, ta sẽ luôn vin vào những điều tốt đẹp để bước qua được những thiếu sót, những hèn hạ trong bản thân mình. Để hoàn thiện mình mỗi ngày. Để rèn luyện trở thành một người tốt. Một người biết mang lại niềm vui. Một người có ích cho cuộc đời. Một người hành động vì tình thương. Một người hiểu hơn điều gì hết, rằng: học văn, trước tiên là học viết một từ ghép tuyệt đẹp “Nhân ái”.

Bình luận (0)
H24
13 tháng 4 2019 lúc 19:07

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một phong tục, đạo lý của riêng mình. Đó là cái họ tự hào, bảo vệ, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Xem lại bảo tàng truyền thống Việt Nam, tình đoàn kết yêu thương con người từ lâu đã hình thành và tồn tại vĩnh hằng trông mỗi chúng ta.

Mỗi chúng ta ai cũng có một con tim để yêu thương. Tình thương, tình nhân ái là phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là tình cảm rộng lớn đối với bạn bè, đồng chí, là những cử chỉ tốt đẹp mà ta dành cho những người xung quanh hàng ngày. Mặt khác, tình thương là sự mở mang lòng mình để đến với những người cùng khổ, chia sẽ với họ những gì ta có thể. Tình thương là sự lắng nghe, lắng nghe những gì người cùng khổ nói và lắng nghe con tim mình muốn đáp lại như thế nào. Không chỉ vậy, tình thương còn thể hiện trong văn chương. Như nhà văn Hoài Thanh đã nói “nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương và lòng vị tha. Trước hết văn học của ta đề cập đến tình cảm trong gia đình, bởi gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, là chiếc nôi khởi nguồn và nuôi dưỡng của lòng nhân ái. Trong đó thì tình mẫu tử thì cao quí hơn cả. hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho chúng ta thấy rằng: “tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được”. Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất mẹ phải đi tha hương cầu thực, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ảnh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét cho điều này. Nhân vật “chị Dậu” được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong những năm 30-40. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn như thế nào. Chị Dậu đã liều mình, đánh trả tên lý trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Thật đúng với câu ca dao:

“Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”

Và chắc hẳn những người nào đã và đang học cấp 2 cũng đều biết đến chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Thật cảm động khi chứng kiến hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Qua đó, văn học đã gởi đến chúng ta một tình cảm gắn bó giữa hai anh em với nhau trong gia đình:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Từ tình yêu thương trong gia đình, mở rộng ra ngoài xã hội thì có tình yêu đôi lứa, tình bạn bè…hay nói chung là tình yêu thương đồng loại mà văn học cũng như người xưa luôn đề cập đến qua các câu ca dao như:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Hoặc câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Cùng với nghĩa đó, người xưa lại nghĩ ra truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta hiểu rõ hơn về từ “Đồng bào”. Theo truyền thuyết thì mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, năm mươi người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn năm mươi người con khác lên núi sau này trở thành người dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương, tương trợ nhau. Mỗi khi miền nào trên đất nước ta có hoạn nạn, thiên tai lũ lụt thì những nơi khác đều hướng về nơi ấy, chung sức chung lòng quyên góp, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần.

Ngoài đời sống là thế, còn trong những câu chuyện cổ tích thì sao? Truyện cổ tích không đơn thuần chỉ là những câu chuyện hư cấu, tưởng tượng mà thông qua đó cha ông ta muốn gởi gắm những suy nghĩ, tình cảm thể hiện những ước mơ, niềm tin về công lí. Và hơn thế nữa là tư tưởng nhân đạo của dân tộc ta, được lột tả một cách sâu sắc qua câu chuyện cổ tích “Thạch Sanh” quen thuộc.

Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lí Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Không những thế, khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chẳng những thế, chàng lại mang cơm thết đãi họ trước khi rút về nước. Điều này làm ta chợt nhớ đến “Bài cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy trí nhân để thay cường bạo”

Rồi câu chuyện “Sọ Dừa” cũng không kém phần ý nghĩa. Tình thương người được thể hiện qua tình cảm của cô con gái út đối với Sọ Dừa. Cô út vẫn đưa cơm, chăm sóc Sọ Dừa một cách tận tinh mà không hề quan tâm đến hình dáng xấu xí của chàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không nên phân biệt đối xử với người tàn tật, có hình dáng xấu xí, đánh giá con người qua vẻ bề ngoài bởi vì: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Con người thật sự của mỗi người chính là ở trong tâm hồn, tấm lòng của họ.

Bên cạnh việc ca ngợi những con người “Thương người như thể thương thân”, văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ vô lương tâm. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong câu chuyện “Những ngày thơ ấu”, một người độc ác “Ngoài thon thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Bà cô nỡ lòng nào lại nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé – đứa cháu ruột của mình, lẽ ra bà cô phải đối xử tốt với bé Hồng để bù đắp lại những mất mát mà bé phải gánh chịu. Hay trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí tưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng chẳng tha. Thật là một bọn mất hết tính người. Còn những cấp bậc quan trên thì sao? Ông quan trong truyện “Sống chết mặc bay” là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong lúc nguy cấp, nhân dân đội gió dầm mưa để cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Trước tình hình đó, ngoại trừ những tên lòng lang dạ sói như tên quan hộ đê thì có ai mà không thương xót đồng bào huyết mạch. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ mà hắn còn không quan tâm, bảo lính đuổi ra ngoài. Thật là lũ người bất nhân vô lương tâm phải không các bạn? Đến cuối truyện, khi quan lớn ù ván bài to thì cả làng ngập nước, nhà cửa bị cuốn trôi hết, tình cảnh trông thật bi thảm. Thật đau xót cho số phận người dân thời ấy.

Qua những tác phẩm văn học trên, chúng ta có thể thấy được rằng: Văn học Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái, ngợi ca tình yêu thương con người và cũng lên án kịch liệt những kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ, độc ác, ích kỉ…Đây là minh chứng rõ nét cho tư tưởng nhân đạo, tình yêu thương cao cả…đã trở thành truyền thống cao cả quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết yêu thương người khác, biết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong học tập để cùng nhau tiến bước trong cuộc sống, chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

Thế nhưng, bên cạnh cách sống tốt đẹp ấy cũng còn không ít kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân. Họ sống sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Họ ngoảnh mặt làm ngơ trước cảnh “màn trời chiếu đất” của đồng bào. Đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức nhân cách. Họ đáng để cho người đời phê phán và lên án.

Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Ta phải biết đặt tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến đến phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này xuất phát từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại mới đáng trân trọng.

Nói tóm lại, người dân Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tình đoàn kết thương người.

Bình luận (0)
HS
13 tháng 4 2019 lúc 19:56

M.Gooc-ki đã nói "Văn học là nhân học". Đối tượng mà văn học hướng đến là con người với "chữ người được viết hoa". Có nghĩa là, văn học hướng về, đề cao, ca ngợi và bồi đắp "chữ người viết hoa" ấy mọi thời đại để nó ngày một đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Và trong rất nhiều nét đẹp của chữ viết hoa ấy phải kể đến tình thương, lòng nhân ái. Bởi thế ta thấy có sự đồng nhất giữa văn học và tình thương.

Tình thương vốn là một trong những đức tính của con người. Nó xuất phát từ tấm lòng, trái tim mỗi con người. Nó mang tính hướng thiện, nhân đạo và nhìn sự việc bằng sự gắn bó với những tư tưởng hay giá trị đạo đức được xã hội công nhận. Là cơ sở gắn kết những mối quan hệ xung quanh, làm cho khoảng cách giữa con người gần hơn. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp, truyền thống "lá lành đùm lá rách" cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quý ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc.

Nói văn học luôn ca ngợi lòng nhân ái và tình yêu thương giữa người và người quả không sai. Từ xưa trong văn học dân gian các cụ đã đề cao tình yêu thương con người. Ai trong chúng ta cũng thuộc lòng những câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Hoặc câu:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Rồi truyền thuyết "con Rồng cháu Tiên" giúp ta hiểu rõ hơn về từ "đồng bào". Mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân đã sinh ra một trăm trứng và nở ra trăm con, 50 người con xuống biển sau này trở thành người miền xuôi, còn 50 người con khác lên núi sau này trở thành các dân tộc miền núi. Trước khi đi, Lạc Long Quân có dặn Âu Cơ rằng: sau này có gì khó khăn thì giúp đỡ nhau. Điều đó, cho thấy người xưa còn nhắc nhở con cháu phải biết thương yêu, đoàn kết, tương trợ nhau. Ta còn bắt gặp rất nhiều những câu chuyện về lòng yêu thương, tư tưởng nhân đạo của dân tộc trong văn học dân gian qua hình ảnh chàng Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa, hiền hậu, vị tha, dũng cảm, sẵn sàng tha thứ cho mẹ con Lý Thông, người đã bao lần tìm cách hãm hại mình. Rồi khi mười tám nước chư hầu kéo quân sang đánh Thạch Sanh nhằm cướp lại công chúa, chàng đã sử dụng cây đàn thần của mình để thức tỉnh binh lính, làm cho binh lính lần lượt xếp giáp quy hàng mà không cần động đến đao binh. Chàng lại mang cơm thiết đãi họ trước khi rút về nước. Ta còn biết đến một cô út dũng cảm làm vợ chàng Sọ Dừa kì dị. Câu chuyện về bông cúc trắng, bông hoa của tình yêu thương mãnh liệt đã làm nên điều kì diệu trong cuộc sống. Còn biết bao câu ca, câu chuyện thấm đẫm tình thương trong văn học dân gian ta không thể nào kể hết.

Đọc văn học trung đại ta lại thấy sự tiếp nối làm đẹp truyền thống đó. Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân đạo cao cả:

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo"

Chính là tư tưởng xuyên suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Chúng ta cũng từng đọc Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du và hẳn vẫn giữ Truyện Kiều trong đáy sâu thẳm tâm linh, để luôn tự mình được trăn trở, chiêm nghiệm. Truyện Kiều, không chỉ là bản cáo trạng tội ác của bọn quan lại phong kiến, còn là một quyển kinh về tình thương. Tình thương cha, tình thương mẹ, thương chị em ruột thịt, thương người... như thể thương thân của nàng Kiều, đã in dấu ấn rất rõ tình thương mênh mông... của thi hào Nguyễn Du với thân phận những người phụ nữ.

Đến văn học hiện đại ta lại bắt gặp tình yêu thương rất con người đó. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm "Những ngày thơ ấu", đã cho chúng ta thấy rằng: "tình mẫu tử là nguồn thiêng liêng và kì diệu, là mối dây bền chặt không gì chia cắt được". Cậu bé Hồng phải sống trong cảnh mồ côi, chịu sự hành hạ của bà cô, cha mất, mẹ phải đi tha hương, ấy vậy mà cậu không hề oán giận mẹ mình, ngược lại vô cùng kính yêu, nhớ thương mẹ. Câu chuyện đã làm rung động biết bao trái tim của độc giả. Không chỉ phản ánh tình mẫu tử, văn học còn cho ta thấy một tình cảm vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng. Tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố là minh chứng rõ nét nhất cho điều này. Nhân vật chị Dậu được tác giả khắc họa thành một người phụ nữ điển hình nhất trong văn học hiện thực Việt Nam. Chị là một người vợ thương chồng, yêu con, luôn ân cần, nhẹ nhàng chăm sóc cho chồng dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn. Chị Dậu đã liều mình: đánh trả tên người nhà lí trưởng để bảo vệ cho chồng, một việc mà ngay cả đàn ông trong làng cũng chưa dám làm. Đọc truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" ta rưng rưng cảm động khi chứng kiến cảnh anh em Thành và Thủy chia tay nhau đầy nước mắt. Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp về tình cảm và sự gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình mà các cụ xưa đã từng đúc kết:

"Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

Bên cạnh việc ca ngợi những con người "thương người như thể thương thân", văn học cũng phê phán những kẻ ích kỉ, vô lương tâm. Trong truyện cổ tích "Tấm Cám", chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu chuyện đã lên án gay gắt: những kẻ ác phải bị trừng phạt. Đáng ghê sợ hơn nữa là những người cạn tình máu mủ. Điển hình là nhân vật bà cô trong truyện "Những ngày thơ ấu", một người độc ác, nham hiểm "giết người không dao". Bà ta nói xấu, sỉ nhục mẹ bé Hồng trước mặt bé, đứa cháu ruột của mình, đứa cháu mồ côi tội nghiệp lẽ ra bà phải yêu thương để bù đắp lại những mất mát mà bé phải hứng chịu. Hay trong tiểu thuyết "Tắt đèn", nhà văn Ngô Tất Tố đã cho chúng ta thấy sự tàn ác, bất nhân của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng thẳng tay đánh đập những người thiếu sưu, đến những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chị Dậu mà chúng cũng không tha. Rồi ông quan trong "Sống chết mặc bay" tiêu biểu cho tầng lớp thống trị, quan lại ngày xưa. Trong cảnh nguy cấp, nhân dân đội gió, tắm mưa cứu đê thì quan lại ngồi ung dung đánh tổ tôm. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ hắn vẫn thét lính đuổi ra và khi quan lớn ù ván bài to thì cũng là lúc cả làng ngập nước, nhà cửa lúa má bị cuốn trôi hết, tình cảnh thật thảm sầu. Chính sự việc cao trào đó đã lên án gay gắt tên quan hộ đê, hay chính là đại diện cho tầng lớp thống trị, dửng dưng trước sinh mạng của biết bao người. Văn học không chỉ viết về tình thương, ca ngợi tình thương. Văn học còn khơi dậy tình thương trong lòng chúng ta, muốn chúng ta sẻ chia, cảm thông với những con người bất hạnh. Không ai dửng dưng, cầm lòng khi đọc truyện Cô bé bán diêm tội nghiệp và cảnh cô bé chết trong đêm giao thừa lòng thầm hỏi trong cuộc sống này còn bao người sẽ chết như thế trước sự thờ ơ đến vô cảm của người đời? Cũng bao lần ta nhỏ lệ khi đọc đoạn trích Một cảnh mua bán trong Tắt đèn khi Ngô Tất Tố kể về cái Tí với bát cơm thừa của chó nhà Nghị Quế. Ta cũng chẳng thể dửng dưng trước nỗi truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều mà Nguyễn Du đã bao lần nhỏ lệ khóc thương trong tác phẩm của mình. Rồi cảnh anh em Thành Thuỷ chia tay cùng những con búp bê làm lòng ta nhói đau khi chứng kiến những bất hạnh của tuổi thơ và nỗi bất hạnh mà các em phải gánh chịu quá sớm. Từ việc khơi dậy tình yêu thương ấy, văn học gửi đến chúng ta thông điệp: Hãy dâng tặng tình yêu thương cho mọi người ta lại cũng được đón nhận nó.

Văn học và tình thương luôn đồng hành tạo nên giá trị đích thực cho mỗi tác phẩm đồng thời giúp con người vươn tới chân - thiện - mĩ, hoàn thiện nhân phẩm và nhân cách con người. Và ở bất kì thời đại nào, giá trị lớn lao nhất của văn chương vẫn là "gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có".

Hok tốt ~

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
HT
30 tháng 4 2023 lúc 18:55

Thử hỏi rằng con người ta liệu có thể sống nếu chẳng có tình thương, thử hỏi người ta bày tỏ tình cảm ấy vào đâu?. Là những bức thư, những câu nói,... nhưng rồi tất cả cũng dần phai đi theo thời gian khi mà con người ta dần lãng quên đi hồi ức lãng mạn. Duy chỉ có đưa vào thơ ca, vào văn học thì thứ tình cảm ấy mới được giữ gìn trọn vẹn theo cách chân thành, đẹp đẽ nhất. M. Goóc ki quan niệm: "Văn học là nhân học", thực thế: văn học phản ánh nên tình cảm của con người, cái nhìn nhận của tác giả với cuộc sống qua từng câu chữ nhẹ nhàng và cách diễn đạt nghệ thuật tinh tế. Ta thấy tình cảm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện ở văn bản "Lão Hạc". Ca ngợi nên một kiếp người sống kiên định với phẩm chất tốt đẹp của chính mình, như một viên kim cương không gì có thể mai mòn. Ấy thế, "Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì 1 xã hội công bằng,bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết,vắt kiện cạt những dòng suy nghĩ,hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại” (L.Tônx). Rồi theo dòng chảy văn học, ta lại bắt gặp "Trong lòng mẹ" của nhà văn Nguyên Hồng, tinh tế chỉ ra sự thơ ơ vô tâm của người đời dành cho một mảnh đời khổ khó cùng cực. Đó cũng là những gì thương yêu nhất của Người, những ước mong nhức nhối. Từ đây, ta thấy rằng tình thương đã nuôi sống lên bao trái tim nhạy cảm nghệ thuật đứng lên giải bày bao điều khó tỏ trong xã hội vào văn học. Và văn học cũng là một trong những nghệ thuật đẹp nhất của con người xưa nay. Bởi thế, tâm hồn tôi lại bị mê mẩn bởi những tác phẩm văn học như "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của Nguyễn Nhật Ánh, "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Lão Hạc" của Nam Cao, "Chí Phèo" của Nam Cao, "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng, "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh… đều là những tác phẩm thể hiện tình thương đối với con người và đất nước. Mà trong cuộc sống hiện đại, tình thương đang dần bị lãng quên và thay thế bằng sự cạnh tranh, ích kỷ và tham lam. Đó là lý do tại sao văn học trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Những tác phẩm văn học với thông điệp về tình thương sẽ giúp chúng ta nhận ra giá trị của tình thương và khuyến khích chúng ta trở nên nhân ái hơn. Ngoài ra, văn học cũng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những vấn đề xã hội đang diễn ra và tìm cách giải quyết chúng. Văn học có thể giúp chúng ta nhận ra những sai lầm trong xã hội và khuyến khích chúng ta đưa ra những hành động tích cực để cải thiện cuộc sống của mọi người. Nói chung, văn học là tình thương là những gì chất chứa trong tâm hồn của những con người mơ mộng

_Kiều Trang_

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
MN
13 tháng 7 2023 lúc 22:19

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Tình yêu thương con người là điều vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay...)

Thân đoạn:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tình yêu thương con người là gì?

Vai trò của tình yêu thương con người:

+ Giúp ta biết cảm thông, chia sẻ với người khó khăn hơn. 

+ Giúp cho những người khó khăn có cơ hội được cảm nhận sự ấm áp

+ Mang đến cho xã hội nhiều điều tốt đẹp

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Những suất quà trong mùa dịch, những suất cơm 0đ, những bác sĩ, chiến sĩ tham gia chống dịch...  

Bàn luận mở rông:

Trái với tình yêu thương con người là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương con người?

Kết đoạn:

Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
DL
14 tháng 7 2023 lúc 6:34

Đâu sẽ là nơi sưởi ấm tâm hồn của chúng ta - những con người luôn có cảm xúc mạnh mẽ về nhiều điều trong cuộc sống?. Đấy phải chăng là mảnh đất mang tên "tình yêu thương" hay sao.

Sự yêu thương là tình cảm, là cái nôi nuôi dưỡng nên "gia đình", "bạn bè", "tình yêu''. Không ai có thể sống mà thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm với mọi thứ trên con đường cuộc đời. Vậy tình yêu thương là gì?. Cách mà chúng ta giải thích sẽ thể hiện nên kiến thức xã hội, cuộc sống của ta. Và tôi lý giải như thế này: tình yêu thương là sự đại diện cho một trái tim biết yêu quý mọi người xung quanh, biết thương cho sự khổ nhọc của cha mẹ, biết ơn cho công ơn dạy dỗ của thầy cô, biết xót cho sự khó khăn khốn khổ của những con người không may mắn. Nói rõ hơn, khi ta biết thấu hiểu và cảm thông cho lỗi lầm, sai phạm của người khác thì đó cũng là tình yêu thương. Biết thương cha mẹ mới biết hành động giúp đỡ cha mẹ việc nhà, biết ăn uống tiết kiệm, biết học hành chăm ngoan giỏi giang sau này báo hiếu. Biết ơn thầy cô mới biết hành động tặng hoa, quà cảm ơn người lái đò. Biết xót cho sự khó khăn nghèo khổ của người khác thì mới biết giúp đỡ tặng đồ ăn thức uống, vật chất, tình thương cho họ. Từ đây, ta thấy rằng tình yêu thương đã mở ra một thế giới ấm áp, vui vẻ, đầy ắp tình người và hơn hết nó tượng trưng cho nền văn minh của nhân loại - trái tim của con người. Và tất nhiên, người có lòng yêu thương luôn được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Bởi khi bạn đối xử với người khác ra sao thì đó cũng là cách mà họ đối xử với bạn. Không một ai muốn yêu thương một con người vô cảm, lạnh lùng vì thế chúng ta hãy luôn có cho mình một tấm lòng yêu thương bao dung nhân hậu với mọi người. Hơn hết, tình yêu thương trong cuộc sống sẽ đem đến sự hạnh phúc, xây dựng một xã đầy nhân cách sống cao đẹp đáng quý. Như một người nhạc sĩ, chỉ khi có một tấm lòng yêu lấy nghề chân thành thì mới có thể đàn lên khúc nhạc du dương tuyệt mĩ; như một người nghệ sĩ luôn tìm kiếm cái đẹp, chỉ khi thực sự có tấm lòng thương yêu con người và đất nước thì mới có thể chấm phá những con chữ ý nghĩa đi sâu vào lòng người đọc. Khép lại, hãy để bản thân được sống hạnh phúc khi bạn sống có tình yêu thương với mọi người, hãy để cho mọi người được cảm nhận tình yêu thương của bạn và hãy để một xã hội trở nên phát triển hơn nhờ vào cả tài năng, trái tim yêu thương của ta.

T.Lam

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
PT
11 tháng 7 2023 lúc 15:59

 

Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Thật không sai chút nào khi người ta nói rằng một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu được tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương định nghĩa dễ nhất đó cũng chính là sự đồng cảm và như cũng chất chứa được tinh thần nhân loại mà con người dành cho con người. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. Những điều này dường như tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, đồng thời tình thương cũng như lại luôn luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày.

 

Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được cũng chính từ những người mang chung dòng máu với ta. Và mỗi khi chúng ta như lại chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn.

Không chỉ tình thân mà chính tình thân những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi chính những sự chia sẻ. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính bởi niềm vui và nỗi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Và đáng nói nhất đó chính là tình yêu, tình yêu được định nghĩa đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. Tất cả họ dường như cũng đã lại viết lên những câu thơ, trong đó cũng chính là những bài tình ca ngọt ngào để ca ngợi tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Thế rồi khi tình thương như lớn hơn thì đó trở thành tình yêu đất nước, dân tộc. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

 

Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trìu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

 

Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.

Bình luận (0)
TQ
Xem chi tiết