Những câu hỏi liên quan
PM
Xem chi tiết
CP
25 tháng 1 2024 lúc 21:18

Cứuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu...

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
9 tháng 10 2018 lúc 8:10

Đáp án là B

Bình luận (0)
LC
Xem chi tiết
MN
7 tháng 3 2019 lúc 19:52

Tham khảo nhé!!!

Câu 3:

Dàn ý:

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường.

1. Giải thích.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

a. Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hinh thức như:

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

b. Chứng minh:

Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: Ở Phú Thọ, nữ sinh đánh bạn bằng giày cao gót ở Hà Nội; Ở TPHCM, Nghệ An… Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm chết bạn bè, thầy cô… Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…

3. Nguyên nhân

Xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp... Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...). Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh hưởng không tốt. Và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn có nguy cơ gia tăng. (Ở đây để vấn đề thêm sâu sắc có thể liên hệ với hình ảnh cậu bé Phác trong “chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu để vấn đề thêm sâu sắc.). Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

Tổn thương về thể xác và tinh thần. Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

Con người phát triển không toàn diện: Phát triển ngược trở lại phía “con”, đi ngược lại tính “ người” là mất dần nhân tính. Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Làm hỏng tương lại chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp.

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức:

Giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương. Địa ngục do ta mà có, thiên đường cũng do chính ta tạo nên và ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả hành động do bản thân thực hiện. Nơi lạnh nhất ko phải là bắc cực mà là nơi không có tình thương và Nhận thức rõ vai trò sức mạnh của tình người.

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Mở rộng: (phản đề)

“Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bẩn được” (Mahatma Gandhi).

-> Hiện tượng trên chỉ là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình --> Hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung, thế hệ trẻ nói riêng tiến tới những vẻ đẹp nhân cách chân - thiện - mĩ, phát huy những truyền thống nhân ái, nhân đạo từ ngàn xưa trước khi chúng ta phải đối phó với căn bệnh vô cảm.

7. Đưa ra bào học cho bản thân: Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường

Bài văn:

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

Câu 4:

Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
LV
17 tháng 5 2021 lúc 14:58

Tham khảo 

 

Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

 

Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục.

Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường xá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

Bình luận (1)
MN
Xem chi tiết
QL
27 tháng 3 2023 lúc 9:17

loading...  

Bình luận (0)
HV
27 tháng 3 2023 lúc 20:07

  Trong những năm gần đây, thị trường xe đạp điện ngày càng phổ biến và trở nên quá quen thuộc với học sinh sinh, sinh viên. Tuy nhiên, xe đạp điện vẫn có quy chuẩn riêng và được quy định pháp luật. Nhiều học sinh, sinh viên đi xe có quan điểm cho rằng khi đi không cần độ nón bảo hiểm. Vậy, khi đi xe đạp điện, người ngồi trên xe có cần đội nón bảo hiểm hay không?

   Xe đạp điện là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện có công suất động cơ và thiết kế vận tốc lớn ( khi vận hành bằng động cơ điện). Theo đó , xe đạp điện là một loại xe đạp máy, thuộc nhóm phương tiện thô sơ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô, máy kéo; rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Theo quy định pháp luật, đi xe đạp điện cũng có đ trộ tuổi nhất định mới cho phép lái xe, khoảng từ 15 tuổi trở lên. Cùng với đó như đã trình bày ở trên,với những quy định đó thì có thể xác định xe đạp điện cũng là đối tượng được áp dụng cho trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quy đúng cách. Vậy nên người điều khiển xe đạp điện và cả người ngồi sau xe đạp điện đều phải thực hiện đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ loại trừ cho các trường hợp như chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cho phép không đội mũ bảo hiểm. Tóm lại, người điều khiển xe đạp điện, người ngồi trên xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm và cài quai mũ bảo hiểm đúng theo quy cách của pháp luật quy định. Đối tượng điều kiển xe nếu vi phạm thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật . Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội "mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy: hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số trường hợp đội mũ bảo hiểm vẫn bị phạt. Nhiều người nghĩ rằng đội mũ bảo hiểm đầy đủ là đã tuân thủ đúng theo quy định và không thể bị phạt lỗi khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây thì vẫn bị xử phạt như bình thường, cụ thể:Cài quai mũ bảo hiểm không đúng quy cách. Đội sai loại mũ bảo hiểm không dành cho xe máy, ô tô

   Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu dụng và đầy đủ để mội người bảo vệ quyền lợi của mình, cũng như có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông!

Đây là bài nghị luận ngắn cho bạn kham khảo ( bài chưa hoàn chỉnh mong bạn thông cảm)

 

 

Bình luận (0)
HL
Xem chi tiết
LT
4 tháng 12 2017 lúc 19:36

Gợi ý làm bài:

MB: nêu ảnh hưởng, thực trạng của vấn đề hiện nay TB: - Hiểu : học lệch là gì? - Hiện trạng - Nguyên nhân - Biểu hiện - Hậu quả - Liên hệ với những hiện tượng tương tự trong việc học ngày nay của học sinh như: học vẹt, học chay, học tủ (giống, khác nhau ntn? Hậu quả của chúng) - Suy nghĩ của bản thân về vấn đề KB: Cần khẳng định hiện tượng này nên được loại trừ, đưa ra biện pháp giải quyết (nếu có) . Liên hệ bản thân và hướng hành động trong tương lai (đã làm gì để không rơi vào tình trạng học lệch, bản thân và những người xung quanh có học lệch ko?) Hướng dẫn cụ thể MB: Học tập là quá trình trang bị tri thức giúp mỗi chúng ta bước vào cuộc sống một cách tự tin và trở thành một công dân mẫu mực, một con người văn minh. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đòi hỏi mỗi con người cần trang bị cho mình những kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, do một số yếu tố khách quan và áp lực thi cử, thường xảy ra tình trạng các bạn học sinh học tủ, học lệch, dẫn đến những hệ luỵ cho chính các bạn sau này.
TB: Trước tiên cần lý giải : học lệch là gì? Học lệch là tình trạng học sinh chỉ tập trung học một vài môn để phục vụ mỗi việc thi cử mà coi nhẹ thậm chí bỏ qua không học các môn khác. Học lệch là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y” . Nhất là trong nền giáo dục hiện tại, học sinh và cha mẹ thường coi trọng tập trung cho con em mình những môn : Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… những môn được coi là “thời thượng”, coi nhẹ những môn như giáo dục công dân, Công nghệ, lịch sử… Nguyên nhân : Do cơ chế thi cử : thi theo khối vì vậy đa số tâm lí phụ huynh muốn con em mình thi đỗ vào các trường đại học nên chỉ cho con em mình tập trung học những môn phải thi. Học sinh theo định hướng của phụ huynh và đích đến mà ngay từ lớp 10 đã ôn khối, những môn học khác và những tri thức cơ bản của những môn đó đã không được học sinh tiếp thu với ý nghĩ “học cũng không để làm gì, không có tác dụng gì”. Do các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết , chưa mang tính thiết thực cao. Do tâm lý học lấy điểm, để đỗ đạt, để có ngành nghề chứ không phải là để làm phong phú vốn hiểu biết của bản thân. Hậu quả: Hiện nay, nhiều em có xu hướng học các khối tự nhiên , khoa học kĩ thuật , thương mại…lại nghĩ rằng văn học, lịch sử, địa lý, công nghệ , giáo dục công dân…là không cần thiết . Cần khẳng định đó là quan niệm chưa đúng. Thực tế tất cả các môn học được đưa vào giảng dạy trong trung học phổ thông đều rất quan trọng, cần thiết cho mỗi người trong tương lai. Chúng giúp mỗi chúng ta phát triển đầy đủ, hiểu biết sâu sắc tất cả các hiện tượng, giải thích được các mối quan hệ xã hội, những hiện tượng nổi lên trong đời sống, rèn luyện tư duy ngôn ngữ, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác… Thử nghĩ nếu những năng lực đó mà thiếu sót đi do việc học lệch gây ra thì tác hại sẽ ntn? Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống. Nhất là khi năng lực thuyết phục, năng lực giao tiếp cũng ngày càng trở nên quan trọng không kém tri thức chuyên ngành. Học lệch dễ dẫn đến sự khô khan trong tâm hồn mỗi người, hình thành nên thói quen ngại giao tiếp, ít sử dụng từ ngữ dẫn đến mai một vốn từ, hình thành lối sống vị kỷ, tiêu cực trong cuộc sống …Những người như vậy ngày càng dễ gặp trong xã hội. Nó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh. Học sinh ngoài hiện tượng học lệch còn có những hiện tượng xấu khác như học tủ, học vẹt. Học tủ là việc học chỉ 1 vài phần trong môn học mà cá nhân “nghĩ” nó sẽ thi (kiểm tra) phải, mà không học tất cả. Học vẹt là kiểu học nông bên ngoài, có thể đọc vanh cách lý thuyết nhưng không hề hiểu, ko biết cách áp dụng. Học vẹt, học tủ hay học lệch thì đều là những căn bệnh xấu, khó chữa (chứ không phải không chữa được) . Mỗi học sinh khi xác định mục đích học tập cho mình không nên quá coi trọng thành tích, điểm số mà hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức rộng lớn, bao quát. Chỉ có như thế mỗi chúng ta mới trở nên toàn diện có khả năng ứng phó nhạy bén với các tình huống xảy ra trong cuộc sống, không bị thụ động với những bất ngờ xảy đến. KB: Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tư nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán. .

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
MP
9 tháng 4 2023 lúc 10:05

bn tham khảo nha.

“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...

Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.

Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.

Bình luận (0)
XH
Xem chi tiết
H24
1 tháng 2 2021 lúc 22:18

Bạn tham khảo :

 

 Đất nước ta đang phát triển khá nhanh nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế và đời sống xã hội, nhưng lĩnh vực giao thông thì dường như không đáp ứng kịp yêu cầu của thời đại. Tình trạng tai nạn giao thông hiện nay đã đến mức báo động đỏ và được xếp vào “thứ hạng cao” trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, vấn nạn này đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Làm thế nào để đảm bảo an toàn giao thông? Đó là câu hỏi lớn đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người.

              Giao thông ở Việt Nam hiện nay được coi là lĩnh vực tồi tệ nhất bởi những tai nạn giao thông khủng khiếp thường xuyên xảy ra. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại người và của do tai nạn giao thông gây ra hằng ngày, hằng tháng, hằng năm. Mỗi ngày, trung bình có khoảng 35 người chết, mỗi năm hơn chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông. Quả là một con số khủng khiếp! Chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm nhưng chúng ta lại rơi vào một thảm họa không kém đau thương, tang tóc. Có lẽ tai nạn giao thông cũng là một thứ giặc mà chúng ta phải luôn luôn đối mặt. Tai nạn giao thông không chỉ gieo rắc đau thương, làm tan vỡ hạnh phúc của bao gia đinh mà còn gây thiệt hại to lớn về vật chất và tinh thần cho cả xã hội. Bên cạnh đó, tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng đã ảnh hưởng không tốt tới sự nhìn nhận, đánh giá tình hình phát triển của Việt Nam và gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.

    Nhiều du khách khi được hỏi về những điều chưa được ở Việt Nam thì họ đều trả lời giống nhau ở chỗ điều đáng ngại nhất là an toàn giao thông quá kém. Họ rất sợ phải đi bộ băng qua đường vì xe cộ chạy ào ào, bất chấp đèn đỏ. Liệu đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện có tạo được cảm tình với du khách để họ còn muốn quay lại ? Theo con số thống kê của ngành du lịch thì hơn 70% du khách không muốn trở lại vì nhiều lí do, mà một trong những lí do đáng kể là tình trạng giao thông không bảo đảm an toàn. Rõ ràng, mất an toàn giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, nhất là đối với ngành du lịch. Làm thế nào để Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè quốc tế? Câu trả lời một phần thuộc về tình trạng an toàn giao thông.

    Nguyên nhân của tình trạng mất an toàn giao thông thì có rất nhiều. Trước hết là ở nhận thức và thái độ tự giác chấp hành luật lệ giao thông của người dân quá kém. Khi lưu thông trên đường, ai cũng chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ tới người khác. Cho nên mới xảy ra tình trạng không chịu nhường nhau chỗ ngã ba ngã tư nên gây tắc đường hằng giờ; hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách… gây ra tai nạn cho bản thân và cho người cùng lưu thông trên đường xảy ra thường xuyên. Một nguyên nhân quan trọng khác là chất lượng cầu đường không bảo đảm an toàn, cầu cũ, cầu yếu, cầu có tải trọng thấp quá nhiều, trong khi lưu lượng người và xe qua lại quá lớn. Đường giao thông huyết mạch nối liền các vùng miền thì vừa ít, vừa nhỏ và ở trong tình trạng phải sửa chữa, nâng cấp liên tục…

     Một nguyên nhân nữa là sự tha hóa của không ít người có trách nhiệm giám sát giao thông. Vì tư lợi, họ sẵn sàng làm ngơ trước các đối tượng vi phạm luật như dùng phương tiện chuyên chở đã quá hạn sử dụng, chở hành khách, hàng hóa quá quy định, chạy quá tốc độ cho phép… Như thế là họ đã cố tình tiếp tay cho tiêu cực và điều tất yếu là tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Cao hơn nữa là một số quan chức của ngành giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình trước nhân dân và đất nước, thậm chí còn vi phạm nặng nề mà vụ án PMU 18 vừa qua là một ví dụ điển hình.

    Để bảo đảm an toàn giao thông, cần phải có những biện pháp thích hợp và đồng bộ. Trước hết, cần phải tăng cường việc tuyên truyền giáo dục công dân về luật giao thông, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành luật. Nhắc nhở, bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ngoài ra, phải có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những người cố tình vi phạm luật. Mặt khác, cần làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị những kẻ cậy chức cậy quyền, làm trái quy định của Nhà nước. Yếu tố quan trọng có tầm chiến lược là nâng cao chất lượng đường sá, cầu cống để đảm bảo lưu thông thuận lợi và giảm thiểu tai nạn. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với thế giới của đất nước ta.

             An toàn giao thông hiện nay là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vì nó tác động rất lớn tới sự nghiệp xây dựng một quốc gia giàu mạnh. Mỗi công dân phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để góp phần làm cho xã hội trở nên văn minh, hiện đại.

 

Bình luận (1)