Những câu hỏi liên quan
PT
Xem chi tiết
DL
11 tháng 7 2023 lúc 17:57

Một số ý chính:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận:

+ Ngày nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vượt bậc nhưng đi cùng với nó là nhiều tác hại cần hạn chế. Một trong số đó là việc chơi game.

Thân bài:

- Chỉ ra nguyên nhân chơi/ nghiện game của các bạn:

+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.

+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.

+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.

- Hậu quả của việc chơi/ nghiện game:

+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.

+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ.

--> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.

+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không thể tự nuôi sống bản thân; các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.

+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.

=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.

- Mở rộng vấn đề:

+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó không đủ nuôi được ta, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hay ước mơ của chính mình.

- Dẫn chứng:

+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.

- Luận:

+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.

+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.

- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:

+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....

+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.

Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.

Kết bài:

- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc chơi/ nghiện game.

+ Khép lại, chơi game ít để giải trí thì nên còn chơi nhiều sẽ có vô vạn tác hại với chính ta và người thân, người xung quanh ta.

+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
16 tháng 10 2023 lúc 5:58

-Giúp tui với tui cảm ơn trước ạ:D

 

Bình luận (0)
DK
Xem chi tiết
AN
13 tháng 4 2022 lúc 6:51

TK ạ : Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

Bình luận (0)
MV
13 tháng 4 2022 lúc 6:57

THAM KHẢO

Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

Bình luận (0)
KH
13 tháng 4 2022 lúc 7:15

tham khảo

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa

Bình luận (0)
PP
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
PD
22 tháng 5 2020 lúc 20:41

Đồng Hoa - một tiểu thuyết gia nổi tiếng của Trung Quốc đã viết trong cuốn sách của mình rằng: "Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đã là vấn đề". Câu nói ấy gợi nhắc chúng ta câu chuyện về chú bé chăn cừu, một cậu bé với trò chơi khăm quái đản, luôn cố tình hét lên, cầu cứu với mọi người là có sói đến, nhưng thực tế lại chẳng có con sói nào cả. Trò đùa ấy diễn ra được vài lần, cho đến khi không ai còn tin vào lời của cậu ta nữa, rồi khi có sói đến thật, cậu bé kêu cứu thì đã không còn ai tin tưởng và kết quả đàn cừu của cậu ta bị bầy sói xơi tái bằng hết. Đó là hậu quả của một lời nói dối, một trò đùa tai hại mà cậu bé phải gánh chịu. Vậy trong thời buổi hiện nay thói quen nói dối đã đem lại những tác hại gì?

Trước hết là chúng ta cùng định nghĩa thế nào là nói dối. Nói dối tức là một phát ngôn không đúng với sự thật, nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói và gần như trong tất cả các trường hợp nói dối đều là hành động mang tính tiêu cực, làm ảnh hưởng đến các cá thể khác vì sự sai lệch trong thông tin. Chỉ một số ít những trường hợp lời nói dối là vì mục đích nhân đạo và trở thành lời nói dối vô hại vì nó không mang tới ảnh hưởng xấu cho bất cứ một cá nhân nào. Và lời nói dối lúc nào cũng khoác lên mình một vẻ hào nhoáng, trau chuốt dễ khiến người khác tin tưởng hơn là một sự thật đầy gai góc ví như Albert Camus đã từng nói: "Sự thật, giống như ánh sáng, làm người ta chói mắt. Sự giả dối thì ngược lại, là ánh chiều hôm tươi đẹp bao trùm lên mọi vật". Và sự dối trá cũng không chỉ riêng lời nói mà nó còn nằm ở hành động của mỗi con người giống như câu "Dối trá không nằm trong ngôn từ; nó nằm trong sự việc, theo Italo Calvino. Hoặc như Robert Southey đã từng nói: "Tất cả sự lừa lọc trong đời thực chất chẳng là gì khác ngoài lời nói dối được thực hành, và sự dối trá chuyển từ ngôn từ vào sự vật". Chung quy lại sự nói dối là biểu hiện rõ nét nhất của sự suy thoái đạo đức và đánh mất dần bản thân chân chính của một con người.

Trong xã hội hiện nay hiện tượng nói dối hay lừa lọc đã trở nên rất phổ biến ở mọi tầng lớp mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề, mọi tôn giáo. Có thể nói rằng lời nói dối luôn được phát ra mỗi một phút một giây, và trong một giây có hàng triệu con người đang bị những lời nói dối bịp bợm mà họ không hề ý thức được. Những đứa trẻ vài ba tuổi thì bắt đầu biết nói dối rằng chúng đau bụng để không phải ăn những thứ mà chúng ghét, những đứa trẻ đã đến trường thì bắt đầu dối gạt cha mẹ và thầy cô về bài tập của mình, một số đã biết thế nào là quay cóp, gian lận trong thi cử. Những sinh viên thì ngày càng trở nên bạo gan hơn trong việc dối trá, lừa dối cha mẹ về việc tham gia các khóa học tiếng anh, tin học, kỹ năng,... để xin tiền ăn chơi, trong khi thực tế cái họ học được duy nhất chỉ là cách nói dối ngày càng một chuyên nghiệp hơn. Khi bước ra ngoài xã hội, người ta lại tiếp tục lừa dối nhau bằng những lời nói dối tinh vi hơn, một chàng trai hay một cô gái nào đó sẵn sàng lừa dối người yêu của mình để qua lại với vài người khác nữa. Một nhân viên sẵn sàng ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp để tranh công với sếp, những nhà thầu công trình khai sai số lượng vật liệu xây dựng để rút ruột công trình, những nhân viên kế toán tìm cách rút tiền công quỹ bằng cách hóa đơn khống. Những người chồng tìm cách nói dối vợ về các bữa tiệc xã giao để đem thời gian và tiền bạc đi cặp kè với nhân tình. Một số người nông dân dùng vô số loại thuốc bảo vệ thực vật vào rau củ của mình nhưng lại điềm nhiên nói rằng chúng hoàn toàn tươi sạch. Các nghệ sĩ, nhà văn thì ngấm ngầm đạo tác phẩm của đồng nghiệp rồi trắng trợn nói rằng chúng là do mình tự sáng tác,... Và còn rất nhiều những lời nói dối mà dù có liệt kê cả nghìn trang giấy cũng không thể nào cạn được.

Vậy cuối cùng thói dối trá đã đem lại cho con người những gì ngoài sự đổ đốn và mục rữa trong tâm hồn, có thể ngay lúc ấy sự lừa lọc kẻ khác đã đem cho chúng ta những lợi ích nhất định khiến chúng ta thỏa mãn, thế nhưng những hậu quả mà nó đem lại cho người khác thì sao? Những bậc cha mẹ và thầy cô phải phiền lòng vì sự dối trá của những đứa con, và bản thân chúng cũng trở nên mục rỗng thiếu kiến thức, thiếu trách nhiệm, cuối cùng nặng nề nhất ấy chính là thiếu hụt đạo đức, chúng không hề ý thức và ngày càng chìm đắm vào việc nói dối như một đam mê. Những cô gái, những chàng trai, những người vợ, người chồng phải đau khổ vì bị phản bội, bị mọc sừng, hạnh phúc trong tình yêu, trong hôn nhân lập tức sụp đổ ngay trước mắt. Còn những công trình bị rút ruột thì luôn ẩn chứa khả năng giết người tiềm tàng tựa như một cái máy chém sẵn sàng sập xuống bất cứ lúc nào. Còn những thứ rau quả toàn thức bảo vệ thực vật sẽ giết con người bằng lưỡi dao vô hình và khủng khiếp, nó hủy hoại dần con người ta từ bên trong khiến chúng ta chết từ từ với những căn bệnh quái ác như ung thư. Những kẻ đạo văn, đạo nhạc thì đã làm vấy bẩn thế giới nghệ thuật vốn tươi đẹp và thanh cao, làm cho con người ta không còn tín nhiệm vào những thứ để bồi bổ tâm hồn như sách vở và âm nhạc. Chung quy lại quá nhiều lời nói dối và các hành động dối trá diễn ra khiến con người luôn sống trong sự hoài nghi. Cha mẹ không dám tin tưởng con cái rồi vô tình gây ra những tổn thương cho đứa trẻ; người ta sợ hãi tình yêu hôn nhân; không còn tin vào chất lượng của các công trình, ái ngại khi bỏ tiền ra mua nhà cửa. Người ta cũng không dám ăn những thứ được bày bán ngoài chợ vì sợ có độc, sợ nguy hiểm cho bản thân và gia đình. Như vậy xã hội này đã biến thành một xã hội với những kẻ nói dối và những con người luôn hoài nghi, sợ hãi. Và tôi khẳng định rằng đó là một xã hội tồi tệ, khi con người không có niềm tin dành cho nhau, cuộc sống đó là một cuộc sống quá đỗi mệt mỏi.

Không chỉ gây nguy hại cho đời sống xã hội, lời nói dối còn có tác động tiêu cực với chính người đã tạo ra chúng. Trước hết việc lừa dối làm nhân cách đạo đức con người ngày một suy mòn, đi xuống, họ mất đi cái gọi là lòng trung thực, sự chân thành, riết rồi tâm hồn họ chỉ có hai chữ dối trá che mờ tất cả. Bởi một lời nói dối tất sẽ kéo theo những lời nói dối khác để che đậy cho nó, con người nói dối một lần, hai lần rồi nhiều đến mức họ tin rằng những lời nói dối đó là thật và trở nên điềm nhiên trong sự dối trá tệ hại của mình. Và đặc biệt không ai có thể nói dối cả đời như câu nói "Sống để bụng chết mang theo" được, trên đời này chỉ có sự thật là chính nó còn riêng lời nói dối lúc nào cũng như một kẻ phạm tội luôn để lại dấu vết ở khắp nơi. Một khi bị phát hiện là kẻ dối trá người thân, bạn bè, đồng nghiệp, sếp tổng sẽ không còn ai dám tin tưởng và hợp tác với bạn nữa. Hoặc mọi người sẽ tạm tin bạn và luôn đặt bạn dưới tầm ngắm nếu có bất cứ một vấn đề nào xảy ra, lúc này đây bạn cũng chẳng khác mấy so với chú bé chăn cừu tinh quái. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ khi mất đi sự tín nhiệm của mọi người, bạn sẽ dần bị xa lánh, ghét bỏ, không chỉ vậy mỗi một hành động của chúng ta đều có ảnh hưởng rất lớn đến con cái của chúng ta sau này. Sẽ khó có đứa trẻ nào ngoan ngoãn khi cha mẹ chúng liên tục nói dối, liên tục làm những trò bịp bợm trước mặt chúng, bởi đơn giản trẻ em là một tờ giấy trắng, tờ giấy ấy là một bức tranh đẹp hay một bức tranh tệ hại chính là phụ thuộc vào ngòi bút của những người lớn đấy các bạn ạ.

Tóm lại sống trên đời chúng ta nên trung thực và chân thành với lòng mình, chẳng hạn sự thật có quá đỗi trần trụi gai góc, thì chúng ta hãy uyển chuyển tìm cách khiến nó trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu chứ đừng biến nó rành những lời nói dối độc hại. Đừng tự hủy hoại bản thân và cuộc đời người khác bằng thói ích kỷ của mình nhé các bạn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
NC
30 tháng 6 2020 lúc 19:19

???❓❓❓❓❓

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NQ
Xem chi tiết
DT
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

Bình luận (0)
DL
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

k mk nhá,ai k mk ,mk k lại

Mk rất cần lên điểm ,k mk ik

Hc tốt nhá

Bình luận (0)
N3
16 tháng 2 2019 lúc 20:41

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh . Được so sánh tương tự với việc nghiện ma túy, chứng nghiện game online được các nhà khoa học xem xét đưa vào một trong những loại bệnh lý tâm thần. Nguyên nhân là do chơi game online quá lâu trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều tác hại cả về sức khỏe lẫn tinh thần, gây rối loạn tâm sinh lý.Hơn thế nữa, việc tâm lý của người chơi game bị ảnh hưởng, dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc, bạo lực như giết người, cướp của… đã diễn ra trong thời gian vừa qua mà thủ phạm là các game thủ tuổi đời còn rất trẻ. Và việc này thật đang lo ngại, nghiện game có thể dẫn đến học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.... Thật nguy hiểm phải k nào?
Câu đặc biệt: Thật nguy hiểm phải không nào?

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
MN
8 tháng 12 2021 lúc 10:14

Em tham khảo:

Rác thải ni lông đã trở thành một vấn đề nhức nhối , được mọi người hết sức quan tâm trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm như ngày nay.  Hiểu một cách đơn giản,rác thải ni lông là những rác thải khó phân hủy, chúng tích tụ hàng nghìn năm, gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống của con người. Hàng ngày, có hàng tấn rác thải bị con người ném thẳng ra môi trường mà không hề bận tâm đến hậu quả sau đó. Một khối lượng rác thải khổng lồ như vậy đổ ra môi trường gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Chúng gây nên mùi hôi thối, khó chịu cho con người. Hơn hết, nếu không được xử lí đúng cách , rác thải sẽ tòn tại dưới dạng chất rắn khó phân hủy, nếu chúng ngấm vào trong chất sẽ gây ô nhiễm  đất cùng nguồn nước ngầm, gây nên bao bện tật cho sinh vật và con người.  Cũng vì thế, rau quả, thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng sẽ bị nhiễm độc, con người ăn vào những loại đồ ăn ý sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh ung thư. Chưa kể đến việc, những bãi rác ngổn ngang khắp nơi sẽ gây mất mĩ quan du lịch, tạo ấn tượng xấu cho du khách nước ngoài mỗi lần đến Việt Nam. Bởi vậy, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực ngay lúc này để bảo vệ môi trường và ngăn chặn những hậu quả xấu nhất xảy ra. Thiết nghĩ, mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và nâng cao ý thức của mình về việc bảo vệ môi trường. Cần lập ra những đội dọn dẹp rác ở địa phương để xử lí rác thải. Đồng thời chúng ta cần kêu gọi mọi người dùng những sản phẩm bảo vệ môi trường thay cho túi ni lông. Đây là những biện pháp thiết thực nhất mà chúng ta cần nhau chung tay để loại bỏ rác thải gây ô nhiễm môi trường. Mỗi người hãy là một phần tử nhỏ trong phần tử lớn xã hội để giữ gìn môi trường của chúng ta luôn được xanh -sạch- đẹp.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
H24
4 tháng 2 2018 lúc 22:09

Bài này là trên mạng . Còn mình thì cũng bị cận mà đọc cái bài này thì phản ánh nhiều về cận thị nhiều . Nó phản ánh thế nhưng mình nghĩ cận cũng thường thôi

Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh bị cận thị ngày càng tăng đã trở thành nỗi lo không chỉ của gia đình mà còn của nhà trường và xã hội.

Điều đáng nói là, do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ. Tuy nhiên, về lâu dài, cận thị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, thậm chí hạn chế cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của con em chúng ta trong tương lai.

Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát nào thật quy mô và đầy đủ về tình trạng cận thị của học sinh nhưng theo nhận định của nhiều giáo viên đang đứng lớp thì tình trạng cận thị học đường xuất hiện ở hầu hết các cấp học phổ thông, từ Tiểu học đến THPT.

Cận thị là tật khúc xạ về mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt chứ không thấy rõ vật ở xa. Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa thì 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua  mắt. Do đó, học sinh mắc cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em.

Cũng theo các bác sỹ chuyên ngành nhãn khoa thì lứa tuổi mắc cận thị nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Nếu không phát hiện ra sớm để có những điều chỉnh kịp thời, tật cận thị sẽ diễn biến nặng hơn.

                                                                                    

Do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức. Có một thực trạng đáng lo ngại là trong số học sinh bị cận thị, nhiều em không biết hoặc có biết thì vì xấu hổ với bạn bè và mặc cảm với bản thân nên không dám nói với người lớn biết khi mắc các triệu chứng của cận thị khiến cho việc kiểm soát tình trạng cận thị trong học đường càng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của tình trạng cận thị học đường có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua trước hết là do việc học tập căng thẳng đã ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. So với trước đây, học sinh hiện nay phải học nhiều môn hơn đồng nghĩa với việc phải làm nhiều bài tập hơn, tiếp xúc với sách vở nhiều hơn.

Sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh đã khiến các em phải học tập với cường độ cao, học ở lớp, học ở nhà, học chính khóa, học thêm… Lịch học dày đặc, mắt không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc các tật về mắt trong đó có cận thị.

Trong bản quy định về tiêu chuẩn vệ sinh học đường được Bộ Y tế ban hành từ năm 2000 có quy định khá cụ thể về cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của học sinh như: bình quân diện tích phòng học cho mỗi học sinh phải đạt từ 1m đến 1,25 m2; phòng học phải có đủ ánh sáng tự nhiên; tổng diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học; kích thước bàn ghề phải tương ứng với nhau và phải phù hợp với tầm vóc của học sinh; bảng học màu xanh lá cây hoặc đen và phải được chống lóa, có chiều dài 1,8 m đến 2 m, chiều rộng từ 1,2 m đến 1,5 m, chữ viết trên bảng phải có chiều cao không dưới 4 cm; các trường học phải có phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh… Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo việc học tập của học sinh cũng như để các em không bị cận thị và những bệnh lý học đường khác.

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Đặc biệt, không phải trường nào cũng có được một phòng y tế học đường với đầy đủ các trang thiết bị và nhân viên y tế có chuyên môn đạt chuẩn để chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc mắt cho học sinh.

Việc hướng dẫn cho học sinh cách tự bảo vệ mắt và phát hiện sớm các bệnh về mắt để kịp thời điều trị ở nhiều nhà trường hiện nay có phần bị buông lỏng. Phần lớn giáo viên lên lớp chỉ chuyên tâm vào bài giảng mà ít quan tâm, chú ý đến việc điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh. Sai lệch trong tư thế ngồi đã làm cho khoảng cách từ mắt học sinh đến sách vở quá ngắn. Tình trạng trên kéo dài khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc cận thị.

Cũng theo quyết định 1221/2000 của Bộ Y tế thì: mỗi phòng học có 6-8 bóng đèn đúng quy chuẩn để đảm bảo độ chiếu sáng cho học sinh. Tuy nhiên, phổ biến ở nhiều phòng học hiện nay mới chỉ có 4 bóng đèn. Vào mùa đông, thời tiết mưa rét nhiều, bầu trời thường u ám, thiếu ánh sáng. Trong khi theo các chuyên gia nhãn khoa thì học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn 2,27 lần so với việc học trong môi trường đủ ánh sáng.

Xã hội phát triển, học sinh ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các phương tiện giải trí hiện đại như: ti vi, internet, trò chơi điện tử, truyện tranh…, nhiều em quá sa đà vào khiến cho mắt không được nghỉ ngơi cũng là tác nhân liên quan đến tình trạng cận thị gia tăng.

Để hạn chế, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị cận thị học đường cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức cho phụ huynh, học sinh về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống cận thị học đường.

Cụ thể, về phía nhà trường, cần cải thiện điều kiện vệ sinh chiếu sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học. Giáo viên lên lớp càn chú ý quan sát, điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh.

Về phía các bậc phụ huynh, cần lưu ý mỗi khi con em minh có triệu chứng hoặc đã mắc cận thị. Khi đó, các em thường không mấy hào hứng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến thị giác như: đọc sách, vẽ tranh, tô màu. Hoặc có những biểu hiện như: nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa; xem ti vi, dụi mắt nhiều lần dù không buồn ngủ.

Có một thực tế là nhiều học sinh không tự phát hiện được mình bị cận thị mà chỉ cảm thấy dấu hiệu của việc nhìn xa thấy mờ. Tuy nhiên, nếu các em được kiểm tra thị lực, đo mắt thường xuyên thì việc phát hiện cũng không phải là quá khó. Khi đã phát hiện, cách tốt nhất là phải kịp thời can thiệp, điều chỉnh để tránh những ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác của các em.

Để điều chỉnh tật khúc xạ, người ta thường đeo kính tùy thuộc vào loại khúc xạ mắc phải. Đối với cận thị, người ta dùng thấu kính phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm. Hiện trên thi trường xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh kính thuốc, cần tìm hiểu kỹ và tìm đến những nơi có uy tín bởi không phải cửa hàng kinh doanh kính nào cũng có được đội ngũ nhân viên kiểm tra thị lực đã được đào tạo, có chuyên môn.

Đối với mỗi học sinh thì việc thường xuyên rèn luyện thể thao, học tập điều độ, sử dụng các phương tiện giải trí như: ti vi, trò chơi điện tử… một cách hợp lý là cách hiệu quả để phòng ngừa và tránh bị mắc cận thị.

Bình luận (0)