Tấc đất tấc gì
v mn giúp với T_T
câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tấc đất tấc vàng các bạn giúp mik với
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
a, Câu ca dao trên thuộc chùm ca dao nói về nội dung gì?
b, Con hiểu "tấc đất, tấc vàng" có nghĩa là gì
c, Qua câu ca dao trên, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
a) Câu ca dao trên thuộc chùm ca dao nói về lao động
b) Em hiểu câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" có nghĩa là: Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai, do cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng, đất sản sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người, bởi vậy đối với họ, tấc đất quý như vàng, qua đó nói lên lòng yêu quý, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
c) Qua câu ca dao trên, ông cha ta khuyên chủ chúng ta chăm chỉ lao động, không nên bỏ ruộng hoang mà chăm chỉ cày cấy vì mỗi một tấc ruộng mang lại cho ta 1 tác vàng.
viết đoạn văn phân tích giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ
"Tấc Đất, Tấc Vàng"
giúp mik vs mn ơi
Tham khảo:
Dân tộc ta vốn có nghề trồng lúa nước lầu đời. Nghề nông là nghề căn bản của hàng triệu con người Việt Nam. Đồng ruộng, đất đai, vườn tược… gắn liền cuộc sống của mỗi người, mỗi nhà. Đã có biết bao câu ca, bài hát nói về giá trị cũ, đất đai, ruộng vườn… nhưng gắn gọn và sâu sắc nhất là câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”. “Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất. Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.Việt Nam ta là một nước nông nghiệp, chính vì thế yếu tố đất đối với chúng ta là một yếu tố quan trọng. Không có đất thì không thể trồng trọt và đương nhiên là không có đất thì làm sao có thể sinh sống được. Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” thể hiện rõ sự quý giá của đất đối với con người Việt Nam ta.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng xét về mặt thể loại thì nó lại là một chỉnh thể thẩm mỹ. Nó chỉ có một câu bốn từ nhưng lại được các nhà nghiên cứu phê bình coi là một tác phẩm. Nó đứng ngang hàng với những bài thơ dài hay những tác phẩm truyện ngắn. Đất là đất còn vàng là vàng, bình thường vàng là thứ quý giá nhất, nó cũng là thứ tài nguyên mà ngày trước biết bao nhiêu đế quốc hùng mạnh đã xâm lược nước ta để cướp đi. Thế nhưng ở đây đát lại quý như vàng.
Bởi vì một tấc đất người nông dân Việt Nam cũng có thể canh tác, trồng trọt, ở. Một tấc đất ấy có thể làm nên sức khỏe, sinh sống, thức ăn cho con người. Có đất thì con người mới có nhà ở, có đất mới có trồng trọt để có thức ăn, có thức ăn mới có thể có sức khỏe và làm ra những thứ quý giá khác.
Chính vì thế, ta có thể khẳng định rằng câu tục ngữ của cha ông để lại hoàn toàn chính xác, nó có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong việc giáo dục các thế hệ mai sau phải biết quý trọng đất. Vì tấc đất là tấc vàng.
+ So sánh : . Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ
( tấc là đơn vị đo diện tích bằng 2.4m2 – tấc Bắc Bộ
hay 3.3m2 – tấc Trung Bộ )
. Vàng là kim loại quý được đo bằng cân tiểu li,
hiếm khi đo bằng tấc.
Tấc vàng là lượng vàng lớn, quý giá vô cùng.
-> so sánh cái nhỏ (tấc đất) với cái lớn (tấc vàng)
để nói lên giá trị của đất.
+ Nói quá kết hợp 2 vế đối nhau ( tấc đất >< tấc vàng )
+ Diễn đạt ngắn gọn , dễ hiểu
->Đề cao giá trị của đất đai
+Đất rất quý giá
-> Khuyên mọi người hãy biết trân trọng và sử dụng đất 1 cách hợp lí
+Phê phán hiện tượng lãng phí đất
Câu tục ngữ :tấc đất tấc vàng.gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người?Em cần làm gi để bảo vệ nguồn tài nguyên ấy ?viết thành một đoạn văn
em chỉ suy nghĩ là bh lấy 2 kg đất lại tiệm vàng đổi thì ko bt có đc 2 kg vàng hay ko ạ
Tham khảo:
“Tấc đất tấc vàng” chính là một lời nhận định vô cùng chí lý, khẳng định một chân lý vô cùng đúng đắn bởi nước ta là một nước nông nghiệp đất đai rất cần cho việc canh tác. Đất đai cần phải trân trọng khi mang tới lúa gạo cho con người chúng ta. Nó giúp xây dựng nhà cửa, xây dựng nhà máy xí nghiệp, bệnh viện trường học, nếu không có đất đai thì con người sẽ không thể làm được gì, không phát triển được công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… mọi thứ đều được thực hiện trên đất. Sản xuất nông nghiệp tạo nên hoa quả, lúa gạo, rồi hoa màu cho con người. Đất đai xây dựng công nghiệp giúp chúng ta mở nhà xưởng tạo công ăn việc làm cho những công nhân có công ăn việc làm, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên đất đai có quý báu tới đau cũng cần phải có bàn tay và khối óc con người bỏ sức lao động của mình ra mới tạo thành của cải vật chất được. Đất đai dù quý tới đâu nhưng con người không chịu bỏ sức lao động của mình ra thì sẽ không thể nào tạo nên của cải vật chất cho chúng ta được.
Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” nhằm khuyên nhủ chúng ta cần phải quý trọng đất đai, bởi đất đai chính là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Một tài nguyên vô cùng đáng trân trọng của nước ta, để giữ được nguồn tài nguyên này chúng ta đã phải hy sinh rất nhiều máu xương của những ông cha đi trước. Đất nước chúng ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm để bảo vệ quê hương của chúng ta nhiều anh hùng chiến sĩ đã phải trải qua rất nhiều hy sinh gian khổ để quê hương của chúng ta được tự do như ngày hôm nay. Câu tục ngữ này ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu của mình hay bảo vệ giữ gìn ruộng đất, vườn tược, đất đai của quê hương mình. Sau khi chiến tranh kết thúc nhiều vùng đất của nước ta đã bị tàn phá nặng nề nhưng người dân nước ta đã chung tay khai hoang trồng nhiều hoa màu để đất đai của dân tộc ta không bị bỏ hoang.Câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” là một bài học quý giá cho chúng ta để chúng ta bảo vệ từng mảnh đất quê hương của chúng ta làm nên những vàng bạc cho cuộc sống. Mỗi chúng ta cần phải nâng niu trân trọng mảnh đất của quê hương mình biến đất sỏi đá thành đất màu mỡ, tươi xốp mang lại nhiều lợi nhuận.
tham khảo
Câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng đã gợi ra cho em vô vàn suy nghĩ về vai trò của đất đối với con người. Quả thực, chỉ với bốn từ ngắn gọn, nhưng cho ông ta đã đúc kết trong đó bao kinh nghiệm, bao hiểu biết về vai trò của đất. Đất quả thực là nguồn tài nguyên lớn lao. Nhờ đất, chúng ta có môi trường để sinh sống, làm việc. Đất mẹ còn cho con người vô vàn tài nguyên để gìn giữ, phát triển cuộc sống con người. Những mảnh đất bao la, bát ngát là "vàng" vì giúp con người làm kinh doanh, giúp con người phát triển những dự án quy mô, tầm cỡ. Nếu không có đất, chúng ta sẽ không có môi trường để tồn tại và khó lòng phát triển được. Vậy nhưng, dẫu ý thức về tầm quan trọng của đất, nhưng con người hiện nay lại đang chưa khai thác, sử dụng hợp lí và đúng đắn nguồn tài nguyên đất. Nếu ta không có biện phát tuyên truyền, phòng chống cũng như xử phạt nghiêm minh những trường hợp khai thác trái phép tài nguyên đất thì đất sẽ mãi bị con người làm bạc màu, phôi phai. Tài nguyên đất phải được bảo vệ bằng ý thức, bằng trách nhiệm của mỗi người. Dù là thế hệ cha ông hay thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, chúng ta đều cần trân trọng và gìn giữ đất mẹ!
Hai câu thơ: Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu nghia là gì vậy ạ
Khuyên mọi người đừng bỏ ruộng hoang vì đất đai là tài sản quí.
Người xưa nói, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng, điều này chứng tỏ đất rât quý. Nhưng cái quý giá hơn hết chính là những giọt mồ hôi của người lao động. Họ đã bỏ ra bao nhiêu công sức và vất vả để làm nên những hạt lúa vàng thơm ngọt.
Có nghĩa là:Ruộng đất nếu biết cày cấy sẽ sinh ra lúa thóc, lúa thóc nuôi sống con người và giúp họ có sức khỏe. Khi có đủ sức khỏe rồi, chúng ta còn có thể làm những việc lớn lao hơn, thu về nhiều thành quả hơn. Người xưa nói, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng, điều này chứng tỏ đất rât quý. Nhưng cái quý giá hơn hết chính là những giọt mồ hôi của người lao động. Họ đã bỏ ra bao nhiêu công sức và vất vả để làm nên những hạt lúa vàng thơm ngọt.
giải thích câu tục ngữ tấc đất tấc vàng
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.
Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Tấc đất tấc vàng
“Tấc” là đơn vị đo lường, theo cách nói, cách tính toán, đo đạc của nhân dân ta ngày xưa. Từ “tấc đất” khái niệm về diện tích chuyển sang cách nói tấc vàng. Một diện tích hạn hẹp, so sánh với một khối lượng và giá trị “tấc vàng”. Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất. Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.
Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất. Ca dao có câu:
“Ai ơi, chớ bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”
Nước ta từ một nền nông nghiệp đi lên, đất là tài sản quốc gia. Chính sách khai hoang, lấn biển giao đất giao rừng, mở mang vùng kinh tế mới của Chính phủ hiện nay đã làm cho nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh, cuộc sống của hàng chục triệu nông dân ngày thêm ấm no, giàu có. Cuộc “cách mạng xanh” với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao, chống sâu bệnh… là nhân tố quan trọng làm cho đất thực sự là “tấc đất, tấc vàng”. Nông nghiệp đang trở thành nền sản xuất hàng hóa trong sự phát triển kinh tế thị trường. Nước ta đã xuất khẩu được hơn nhiều triệu tấn gạo đứng thứ hai các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Vấn đề lương thực nuôi sống hơn 80 triệu người đã được giải quyết. Cho nên, mỗi chúng ta càng thêm thấm thía đất quý hơn vàng.
Mồ hôi làm cho đất thêm màu mỡ. Máu đổ xuống mới giữ được “đất”, mới bảo vệ được giang sơn gấm vóc. Trong kháng chiến, Hồ Chủ tịch đã từng dạy:
“Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ”
Thời nào cũng vậy, tình yêu đất đai, vườn tược, ruộng đồng của con người Việt Nam gắn liền với tình yêu quê hương đất nước.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định giá trị của đất: đất quý như vàng, đất quý hơn vàng. Nó nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai; không ai được phá hoại đất đai, lãng phí đất đai. Nhà nông phải chăm bón, vun xới cho vườn tược, ruộng rẫy được màu mỡ, tươi tốt.
Sau chiến tranh, đất đai bị tàn phá nặng nề, rừng đầu nguồn bị chặt phá bừa bãi, đất bị xói mòn, bị bạc màu nghiêm trọng. Dân số tăng nhanh, bình quân đất canh tác tính theo đầu người giảm đi nhanh chóng. Vì thế, hơn bao giờ hết, mỗi người công dân phải có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ đất đai, đồng ruộng. Đất nuôi sống người. Đất là Tổ quốc thiêng liêng mà ta yêu quý: “Tấc đất, tấc vàng”
tham khảo trên mạng nha
~nguyễn triệu minh
Giải thích câu tục ngữ : "TẤC ĐẤT TẤC VÀNG"
tại sao có thể khẳng định câu Tấc Đất Tấc Vàng là câu tục ngữ??
giúp tớ với~~
Nhân dân lao động Việt Nam có một tâm hồn đẹp và một trí tuệ sắc sảo, được trui rèn qua cuộc sống và công việc của họ. Trải qua bao năm tháng, người xưa đúc kết được thật nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, cách ứng xử... và gửi gắm chúng vào trong những câu tục ngữ hàm súc, độc đáo. Khi bàn về giá trị quan trọng của đất đai, người nông dân Việt Nam ta có câu tục ngữ: "Tấc đất, tấc vàng". Ta thử tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ rất đỗi ngắn gọn này.
Mở đầu câu tục ngữ, tác giả dân gian đưa vào hình ảnh "tấc đất". Đây là cách nói rất hay, bởi "tấc" là đơn vị đo lường của người bình dân trong thời cổ xưa. Hiện nay, "tấc" được quy đổi ra khoảng 1/10 mét, tức là khoảng 10 xen-ti-mét. Nói như thế để chúng ta thấy rằng tác giả dân gian muốn nhấn mạnh cái ít ỏi của "tấc đất", ít như thế mà cũng quý giá như thế, quý bằng một "tấc vàng". Vàng là kim loại quý, từ xưa đến nay, vàng được coi là thứ của quý, phản ánh sự giàu sang của một con người. "Tấc đất" nghe thì ít, nhưng "tấc vàng" thì chẳng ít chút nào. Một chiếc nhẫn vàng nhỏ bé cũng đã có giá trị rất cao, huống hồ gì cả "tấc vàng". Đến đây thì ta đã nhận ra, người dân lao động xưa đã làm một phép so sánh ngang bằng giữa đất và vàng, để nhấn mạnh sự quý giá của đất chẳng kém gì thứ kim loại quý hiếm kia mà con người thường ưa thích và kiếm tìm.
"Tấc đất tấc vàng" chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng. Cả một khu vườn, mảnh ruộng thì bao nhiêu "vàng" mới sánh được. "Đất đai quý lắm cháu con ơi!", đó là lời người xưa gửi đến thế hệ hôm nay vậy.
Vì sao đất quý như vàng? Không phải chỉ có người nông dân mà chúng ta ai cũng không thể phủ nhận giá trị của đất đai đối với cuộc sống của con người. Đất đai quý, trước tiên là bởi đây là nơi canh tác, trồng trọt, đem lại lương thực, thực phẩm cho người Việt từ bao đời nay. Nước ta có những cánh đồng màu mỡ, những khu vườn xanh tươi, đó chẳng phải do đất đai mới có được hay sao. Sự đầm ấm của cuộc sống bắt nguồn từ đất đai quê nhà, từ "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn". Vậy nên, người Việt ta từ xưa luôn yêu quý đất đai quê hương là điều tất yếu. Đất còn quý, bởi trên đó, con người xây nhà dựng cửa, sinh sống làm ăn, thực hiện những ước mơ của mình. Mảnh đất thân thuộc không phải chỉ là nơi canh tác đơn thuần, mà còn là tình cảm gia đình đằm thắm, tình làng nghĩa xóm ấm cúng quanh năm. Mỗi tấc đất là một tấc lòng gắn bó với quê hương, có lẽ "vàng" cũng chưa sánh hết được! Đất là của cải, đem đến sự giàu có, trù phú và đất cũng là niềm yêu thương, hạnh phúc mộc mạc thân thương nhất của chúng ta. Có nhiều người cũng hiểu câu tục ngữ theo nghĩa đen, bởi giá trị của đất thật sự đã quý như vàng. Nhưng cha ông ta, thực chất muốn chuyển tải ý nghĩa trong việc gắn giá trị của đất với lao động. Chỉ có lao động mới đem tới cho con người cuộc đời đầy đủ, tốt đẹp hơn. Và giá trị của đất đai chính là từ đó mà ra. Ta lại nghĩ đến lời ca dao xưa nói rằng:
"Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu"
Và để phát huy giá trị của đất đai, con người Việt Nam xưa đã luôn cần cù, sáng tạo để trồng trọt, làm giàu trên mảnh đất của minh. Từ đồng bằng Bắc Bộ đất chật người đông đến những đồng quê Nam Bộ rộng mênh mông, đâu đâu cũng thấy dấu ấn con người bầu bạn cùng đất đai để có những vựa lúa cho đất nước. Đó là khởi nguồn của ấm no và hạnh phúc. Để khai thác tiềm năng đất đai, ngày nay, người Việt Nam ta còn ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ vào nông nghiệp, để có thể bảo vệ sự màu mỡ của đất, mà cũng có thể thu hoạch được nhiều thành quả hơn.
"Tấc đất tấc vàng" quả là câu tục ngữ vô cùng đúng đắn. Thế hệ trẻ hôm nay cần hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đai của Tổ quốc, tiếp nối truyền thống cần cù của cha ông, chăm chỉ làm việc để cho đất đai nở hoa, "có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Bên cạnh đó, thế hệ trẻ còn phải ra sức bảo vệ môi trường đất, phủ xanh quê hương, sao cho đất đai lúc nào cũng màu mỡ, chỉ như thế, quê hương ta mới phát triển vững bền.