kể lại một trải nghiệm của bản thân
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN
Tham khảo :
Tôi là một đứa trẻ ham chơi nên đã từng gây ra nhiều lỗi lầm. Câu chuyện xảy ra khi tôi còn học lớp 5, nhưng là một trải nghiệm mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi.
Vì là con trai nên tôi rất mê chơi game. Hôm đó là buổi tối thứ năm. Tôi đang ngồi học bài nhưng lại suy nghĩ về trận đấu lúc chiều. Càng nghĩ, tôi càng cảm thấy không phục vì đã thua Hoàng - cậu bạn cùng lớp mới chơi game chưa được bao lâu nhưng đã đánh thắng mình. Bởi vậy, tôi quyết tâm phải luyện tập thêm để phục thù. Nghĩ vậy, tôi liền thu dọn sách vở rồi xuống nhà. Thấy mẹ đang ở trong bếp, tôi nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con có bài tập khó quá không làm được. Con mang sang nhà Tuấn nhờ bạn giải giúp nhé?
Mẹ đồng ý và dặn tôi về sớm vì bố sắp đi làm về. Tôi chỉ vâng dạ cho có rồi nhảy lên xe đạp đi luôn. Nhưng tôi không sang nhà Tuấn mà đến quán điện tử gần trường. Ngồi vào bàn, tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, mải chơi đến quên cả thời gian. Bỗng có một bàn tay đập vào vai tôi:
- Muộn quá rồi, về cho bác còn đóng cửa!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một giờ ba mươi phút. Tôi nhanh chóng trả tiền cho bác chủ quán rồi dắt xe ra về. Vừa đạp xe, tôi vừa nghĩ sẽ giải thích cho bố mẹ như thế nào. Chắc chắn bố mẹ sẽ rất tức giận. Bỗng nhiên tôi nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc đang tới gần, một giọng nói nghiêm nghị vang lên:
- Đức, con đã đi đâu mà giờ mới về nhà?
Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
- Bố… bố… đi tìm con ạ?
- Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Tuấn nhờ bạn giảng bài, nhưng bố sang nhà bạn thì không thấy con ở đó nên đã đi tìm.
- Con… con…
- Thôi, muộn rồi, mau về nhà đi con!
Tôi đi bên cạnh bố mà lòng cảm thấy thật có lỗi. Khi bước vào nhà, tôi thấy mẹ vẫn đang ngồi chờ ở phòng khách. Tôi chỉ biết im lặng chờ đợi những câu mắng của bố. Nhưng không, tôi chỉ nghe thấy mẹ hỏi:
- Đức, con đi đâu mà giờ này mới về? Đã ăn cơm chưa?
Khi nghe mẹ nói vậy, tôi òa khóc. Tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:
- Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố mong con ý thức được điều đó.
Tôi nhìn bố, ánh mắt nghiêm nghị của bố nhìn tôi. Tôi đã nhận ra sai làm của mình. Tôi liền hứa với bố mẹ sẽ không tái phạm cũng như cố gắng học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhờ có trải nghiệm này, mà tôi nhận ra tình yêu thương lớn lao mà bố mẹ dành cho mình.
bạn tham khảo
Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị cùng với mọi người trong gia đình. Hai mươi tám Tết, cả nhà em đã cùng nhau đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa.
Theo lời mẹ kể, từ hai mươi lăm đến ba mươi tết, khi ra đường là đã thấy các hàng bán hoa. Những người người đến xem đông như trẩy hội. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Hai anh em háo hức theo chân bố mẹ đi ngắm hoa.
Những dãy đào, dãy quất được xếp thẳng tắp. Gương mặt người bán, kẻ mua đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa.
Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.
Bố mẹ đang ngắm một chậu đào. Còn em và chị gái thì mải chụp những bức ảnh đẹp nhất. Rất lâu sau, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mẹ mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó.
Đã bao lâu nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Tôi đã có một trải nghiệm thật hấp dẫn vào Tết năm nay.
Trải nghiệm đáng nhớ của em xảy ra cách đây nửa năm. Nhưng mỗi lần nhớ lại, em có cảm giác như vừa mới xảy ra hôm qua. Bởi đó là lần đầu tiên em có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
Gần cuối năm học, bên huyện về trường em tổ chức buổi lễ "Thiếu nhi tiến bước lên đoàn" cho các anh chị lớp 9, đồng thời cũng tổ chức một số tiết mục cho học sinh tiểu học và lớp 8, lớp 9. Trường em thì mỗi lớp cử ra 10 người để tham dự buổi lễ ấy, riêng khối 1 thì không tham gia. Có tiết mục múa văn nghệ, tiết mục thi rung chuông vàng, tiết mục chơi các trò chơi thử thách, tiết mục trao thưởng. Tiết mục múa văn nghệ do lớp em với lớp 4A biểu diễn. Em cũng được cô giáo chọn đi múa, bước lên sân khấu, lúc đầu em thấy hơi sợ nhưng rồi cũng quen và em đã múa rất đạt cùng với mấy bạn. Rồi mấy em học sinh lớp 4A cũng múa rất là đẹp, các anh chị, các bạn và các thầy cô ở dưới đều vỗ tay khen ngợi hai lớp chúng em.
Múa văn nghệ xong, cuộc thi rung chuông vàng bắt đầu. Cuộc thi dành cho học sinh lớp 5, lớp 8 và lớp 9. Mỗi lớp cử ra hai người giỏi nhất để tham gia cuộc thi. Lớp của em là cử ra em với bạn Thiên đi lên thi. Mỗi người được phát một cái bảng và một cây phấn để ghi đáp án. Nhận bảng xong rồi, mọi người đều bước lên sân khấu để chuẩn bị thi. Bước lên sân khấu, ai cũng tập trung suy nghĩ và nhớ lại những kiến thức mình đã biết. Cuộc thi bắt đầu, cô chuyên viên trên sở giáo dục Đồng Nai bắt đầu đọc câu hỏi và cho đáp án A; B; C; D. Nhiệm vụ của chúng em là chọn đáp án đúng và ghi vô bảng trong vòng 10 giây, hết 10 giây, mọi người đều phải giơ bảng lên cho có chuyên viên kiểm tra kết quả, ai sai thì phải bước xuống sân khấu và qua ngồi ở hàng ghế bên cạnh sân khấu. Cuộc thi diễn ra rất căng thẳng, ai cũng tập trung suy nghĩ. Các anh chị lớp 8, lớp 9 của trường Võ Thị Sáu cũng hồi hộp không khác gì chúng em. Phía dưới, các bạn còn lại thì trở thành cổ động viên, các bạn ấy cổ vũ cho chúng em rất nhiệt tình, tiếng reo hò vang cả trường. Cứ sau mỗi câu hỏi và trả lời thì lại có mấy bạn và mấy anh chị bước khỏi sân khấu. Em may mắn đúng được năm câu, đến câu số sáu, hầu như cả hơn một nửa người trên sân khấu đều bước xuống, em cũng bị sai câu đó. Lúc đó, trường của em thì còn đúng một bạn, trường Võ Thị Sáu thì còn năm người, nhưng các cổ động viên ở dưới vẫn cổ vũ rất nhiệt tình. Chúng em ngồi ở phía dưới mà thầm mong bạn Quế Hương (vẫn còn ở trên sân khấu) chiến thắng để đem vinh quang về cho trường. Ai ngờ, tới câu số hai mươi, bạn đó bị sai nên phải bước xuống sân khấu. Thế là màn cứu vớt diễn ra, cô Hòa trường em phải thi đá banh với thầy bên trường Võ Thị Sáu để cứu chúng em lên lại sân khấu. Mỗi người có năm lượt đá, cứ một trái bóng vô khung thành thì sẽ cứu được một người. Cô Hòa chỉ đá vô được một trái nên chỉ cứu được có một bạn lên, còn thầy thì đá được ba quả nên cứu được tới ba người. Lúc cô chọn bạn lên sân khấu thì chúng em đề cử bạn Quế Hương vì bạn đó giỏi. Thấy trường em có một người thi nên trường Võ Thị Sáu cho trường em được thêm hai người nữa lên sân khấu. Cô chọn bạn Xuân Thu với bạn Diễm Hương lên. Sau những giây phút thi căng thẳng quyết liệt, trường em đã chiến thắng. Bạn Xuân Thu thì đạt giải nhất, bạn Diễm Hương thì đạt giải nhì, còn giải ba thuộc về một chị học lớp 9 của trường Võ Thị Sáu.
Tiết mục tiếp theo là chơi các trò chơi thử thách. Cô giáo chia đội cho chúng em, tổng cộng là có bốn đội, một đội gồm có mười mấy thành viên bao gồm học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 8 và lớp 9. Em được cô xếp vào đội 3. Trong một đội, mỗi thành viên phải hợp sức lại, cùng nhau thi đấu với mâý đội khác để giành chiến thắng. Trò chơi diễn ra rất sôi động. Lúc đó là giờ ra chơi của trường em nên các bạn không được tham gia buổi lễ thì chạy xuống và trở thành cổ động viên cho chúng em. Qua các màn chơi, có lúc thắng lúc thua, lúc khó lúc dễ, nhưng ai cũng chơi hết mình để giành chiến thắng cho đội của mình. Kết quả: đội 1 giành giải nhất, đội của em đạt giải nhì, đội 4 được giải ba, còn đội 2 thì bị thua. Lúc đó, ai cũng vui mừng, riêng đội 2 thì hơi buồn.
Tiết mục cuối cùng là lễ trao giải. Đầu tiên là trao khăn quàng đoàn viên cho các anh chị lớp 9. Tiếp theo là trao giải thưởng rung chuông vàng. Cuối cùng là trao phần quà trò chơi thử thách. Giải thưởng rung chuông vàng gồm có giấy khen và một hộp quà. Phần quà trò chơi thử thách là một hộp quà lớn. Lúc lên nhận thưởng, mọi người đều vỗ tay và reo hò rất náo nhiệt. Sau khi nhận quà, đội em khui ra và đem một ít chia cho đội 2 để đội 2 đỡ buồn, các đội khác cũng chia cho đội 2 một ít phần quà của đội mình. Không khí lúc đó thật là vui.
Đã nửa năm trôi qua, em vẫn còn nhớ trải nghiệm ấy vì chính trải nghiệm đó đã cho em thêm kiến thức, giúp em biết đoàn kết và chia sẻ niềm vui, cho em có thêm ý chí kiên cường trong cuộc sống. Em rất là thích trải nghiệm này. Em mong khi em lên lớp 9 thì em sẽ được tham gia buổi lễ "Thiếu nhi tiến bước lên đoàn" lần nữa!
bài kể lại một tra nghiệm của bản thân, người kể chuện sử dụng ngôi thứ mấy?
Sử dụng ngôi thứ nhất: tôi, em, .....
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Trong cuộc đời, ai cũng đã có một trải nghiệm đáng nhớ nhất. Và em cũng như bao người khác. Đó là chú chó Mi nhà bà ngoại em. Nó đã mất được 3 năm nhưng nó làm nhà bác,chú dì và bố mẹ tôi xót xa và nhớ mãi.
Chiều đó, tôi và chị họ đang đi xe trong nhà văn hoá, tôi nhìn thấy có mấy thằng hâm nó đuổi một con chó. Chị họ tôi tưởng chó nhà ai thì tôi và chị nghe thấy tiếng keo koang mà dây chuyền ông ngoại tôi tặng cho nó. Sau khi tôi và chị phóng như bay đuổi theo cái xe và nghe một tiếng đau lòng: "Ẳng ẳng.." Chị tôi đứng hình một hồi rồi quay về nhà. Cổng toanh hoanh, ông ngoại tôi vẫn mơ màng thức dậy, còn tôi lúc đó đang mải tìm kiếm cái Mi, thì tôi gặp một cảnh tượng đau đến khóc không kìm được nước mắt... Mi đang nằm tha thiết trên đường, máu chảy từ bụng em ấy ra. Bà con túm lại xem cái xác, chị tôi quay lại và gọi gấp cho ông và ông phi chiếc xe máy ra chở xác Mi về nhà. Lúc ông đi, tôi nhìn thấy chiếc dây đeo cổ mà Mi làm rơi, lòng tôi thề sẽ trả thù cho con Mi với những kẻ đã ác độc đã giết Mi. Cái xác Mi được chôn ở gần cái chuồng của em ấy và cái chuông được rửa sạch và đặt ngay ngắn trong cái chuồng của Mi.
Mãi sau này bác tôi mua một con chó nữa nhưng cả nhà tôi chẳng ai quên được một người bạn của cả gia đình-Mi.
NHỚ TICK CHO TUI NHÉ
Bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy nêu một số ý nói về tác hại của “bệnh sĩ” trong cuộc sống.
Tác hại của bệnh sĩ: Khiến con người ta luôn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Con người dễ ảo tưởng về thành tựu mình đạt được.
Tham khảo!
"Bệnh sĩ" là một trong những hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xuất hiện ở rất nhiều nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tựu chung lại thì chúng đều gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của xã hội. "Bệnh sĩ" khiến con người ta luốn chạy đua với thành tích, luôn muốn mình cao siêu hơn, nổi bật hơn mọi người. Họ sẵn sàng nói dối, làm sai, làm tắt, không quan tâm kết quả chỉ để thể hiện bản thân rất giỏi, rất tài, hơn người. Ví dụ như nhiều người lương ba cọc ba đồng nhưng lên mạng muốn được mọi người tung hô, sẵn sàng bỏ số tiền lớn thậm chí là đi vay mượn với giá cắt cổ để mua sắm hàng hiệu, để đi du lịch, để khoe ảnh... Và cái giá phải trả là sự nợ nần, túng quấn khiến họ sẵn sàng làm liều. Nhiều người sẵn sàng đi ăn trộm, một số khác là cướp và một số lại tự sát. Tất cả, đều khiến trật tự xã hội bị sáo trộn.
Ghi lại các kinh nghiệm của bản thân sau khi thực hiện thảo luận về một vấn đề trong đời sống.
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận
- Tìm luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ vấn đề.
- Tìm hiểu rõ nguyên nhân, hậu quả, vai trò, giải pháp
- Bàn luận rút ra bài học.
hãy kể về một trải nghiệm buồn của em
Các bạn giúp mik ik mình còn phải kiểm tra thường xuyên
mik tưởng là bài lần trước mik lm cho bạn r mà
Chủ đề chung của ba văn bản đọc là Bầu trời tuổi thơ. Em thích chi tiết hoặc nhân vật nào trong ba văn bản đó? Hãy cho biết trải nghiệm nào của bản thân giúp em hiểu thêm về chi tiết hoặc nhân vật.
- Chủ đề chung của cả ba văn bản là đều viết về và hướng tới những đứa trẻ - mầm xanh tương lai của đất nước.
- Trong ba văn bản em thích nhất là nhân vật Mon. Mon là một cậu bé rất giàu lòng thương đối với thế giới xung quanh. Giữa đêm mưa cậu đã nghĩ đến những chú chim chìa vôi. Và em cũng đã có từng có một lần giải cứu một chú chim non bị mắc kẹt trên cành cây. Điều đó giúp em hiểu hơn về nhân vật Mon.
em hãy kể lại 1 lần vượt khó của bản thân
Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm ấy ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?
Tham khảo!
Nếu bản thân trở thành “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” hãy cố gắng học tập thật tốt và trân trọng những năm tháng còn được ngồi trên ghế nhà trường, bởi đó là những kỉ niệm đẹp nhất, hồn nhiên và trong sáng nhất của đời người.
Điền thông tin về một số kiểu bài viết vào bảng sau:
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên |
|
|
|
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống |
|
|
|
Bài văn kể lại một hoạt động xã hội |
|
|
|
Kiểu bài | Khái niệm | Đặc điểm | Bố cục |
Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên | Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên | Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,... | Gồm các phần: - Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích - Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên - Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích |
Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống | Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ. | - Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc | Gồm các phần: - Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị. Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị - Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị. |
Bài văn kể lại một hoạt động xã hội | Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết. | - Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất - Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động - Kể lại chân thực - Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm. | - Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc - Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân |