Những câu hỏi liên quan
NT
Xem chi tiết
H24
17 tháng 3 2021 lúc 21:54

Lòng yêu trăng tha thiết và bản lĩnh thép của người cộng sản đã tạo nên cuộc vượt ngục tinh thần kì thú. Sự hòa quyện chất tình và chất thép, cùng với nghệ thuật đối ý và nhân hóa đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ.

Ngắm trăng mở đầu bằng chút bối rối của người tù - thi sĩ trước cảnh trăng đẹp. Bởi đây là cảnh ngắm trăng đặc biệt - ngắm trăng trong tù. Trong tù không rượu, không hoa là chuyện dĩ nhiên, Người thừa hiểu đó nhưng vẫn nhắc đến với hai lần nhấn mạnh từ vô (không) như lời tạ lỗi cùng trăng - người bạn tri âm, tri kỉ. Đó là chút bối rối rất nghệ sĩ. Bởi chỉ có những nghệ sĩ chân chính mới biết yêu thương sâu sắc và xúc cảm tinh tế trước vẻ đẹp thiên nhiên.

Với bài thơ này, bên cạnh cái hiện thực trơ trụi của nhà tù thì niềm băn khoăn nghệ sĩ ấy càng bộc lộ bản lĩnh vững vàng của người tù, bất chấp và vượt lên hoàn cảnh thực tại để giữ nguyên vẹn tâm hồn nhạy cảm, luôn biết yêu quý, rung động trước cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống.

Sau phút băn khoăn, bối rối là phút giao cảm tuyệt đẹp giữa người và trăng, thi nhân và bạn tâm tình. Đây là mối giao hòa thầm lặng mà tha thiết, sâu lắng. Chẳng có gì, chỉ có tấm lòng đôi bạn tâm giao thu vào một chữ khán (ngắm). Hai câu có sử dụng phép đối trong luật thơ Đường. Nhân hướng - nguyệt tòng; minh nguyệt - thi gia (câu trên và câu dưới).

Lại đối ở chữ đầu và cuối mỗi câu thơ: nhân - nguyệt; nguyệt - thi gia. Thể hiện sự quấn quýt, tâm giao giữa người và trăng. Hình thức và cấu trúc câu thơ làm rõ cảnh ngắm trăng trong tù: hai câu đầu là người và trăng, chen vào giữa sừng sững những chiếc chấn song sắt của nhà tù ngăn cách thô bạo.

Nhưng bất chấp cái chấn song sắt lạnh lùng, ghê tởm kia, người vẫn đến với trăng, vẫn say đắm ngắm trăng và trăng cũng đến với người say sưa ngắm người. Câu thơ có sự phá cách của luật đối thơ Đường: song - song, khán - khán. Hai chữ song - song như bức tường nhà tù dựng lên ngăn cách người và trăng thì lập tức đã có khán - khán chọi lại.

Đó là chiến thắng của tình người, lòng yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết của Bác. Phút giao cảm thăng hoa kì diệu đã xảy ra. Hình như ngục tù phút chốc biến mất, chấn song sắt lạnh biến mất, chỉ còn thi nhân và vầng trăng tri âm. Hoàn cảnh là trói buộc, giam cầm, nhưng sức sống con người là vô hạn. Và nơi tù ngục, với Hồ Chí Minh, hướng đến trăng sáng (minh nguyệt) chính là hướng tới tự do - khao khát cháy bỏng của Người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
IH
Xem chi tiết
NP
19 tháng 4 2021 lúc 16:29

- Xưa nay, thi nhân khi gặp cảnh trăng đẹp sẽ mang rượu ra, ngồi dưới ánh trăng thư thái uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng, làm thơ. Đây được coi là thú vui tao nhã, đầy lãng mạn và thi vị.

- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác:

+ Thời gian: nửa đêm

+ Không gian: trong tù, nơi chỉ có 4 bức tường tối tăm và xiềng xích.

+ Điều kiện: “vô tửu diệc vô hoa” (không rượu cũng không hoa)

⇒ Hoàn cảnh đặc biệt thiếu thốn, gian khổ, ở cái nơi mà người ta chỉ có thể nghĩ đến cái chết, sự tra tấn, đau khổ nhưng dường như Bác đã quên đi hoàn cảnh và thân phận tù nhân của mình mà thoải mái đứng ngắm trăng, làm thơ.

 

- Tâm trạng của Bác trước cảnh trăng “khó hững hờ”:

+ Câu thơ thứ 2 là một câu hỏi tu từ, thể hiện tâm trạng bối rối, xao xuyến trước cảnh đẹp ngoài song sắt.

+ Trước cảnh trăng đẹp như vậy nhưng Bác lại không có rượu để đáp lại tình tứ của ánh trăng, điều này lại càng làm thi nhân bối rối hơn.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
MN
5 tháng 4 2021 lúc 21:24

Tham khảo:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt

- Nêu luận điểm chung và khác nhau

2. Thân bài: 

LĐ1: Với "Cảnh Khuya", Hồ Chí Minh đã bộc lộ lòng yêu thiên nhiên, đất nước rất tha thiết.

Yêu thiên nhiên:

- Mở các giác quan để cảm nhận thiên nhiên:

 

+ Thính giác: tiếng suối = tiếng hát xa (cảm nhận tinh tế)

+ Thị giác: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (phân tích hình ảnh này ở phương diện trực tiếp và gián tiếp => rất khéo)

- Tâm hồn của Người:

+ Yêu thiên nhiên: Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, tâm hồn của Người vẫn rất ung dung, khoan khoái trước vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng.

+ Yêu nước thương dân: lo lắng cho vận mệnh nước nhà

* Bất chấp hoàn cảnh tù ngục, bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn mình bay bổng, vẫn say sưa thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng sáng. Đó chính là tình yêu thiên nhiên
tha thiết, là sự giao hòa mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên, là tâm hồn luôn trân trọng và khát khao cái Đẹp của người nghệ sĩ.

* Bài thơ cũng cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ đã để tâm hồn mình vượt rakhỏi song sắt tàn bạo của nhà tù để hướng ra ngoài bầu trời tự do, nơi có vầng trăng sáng lung linh. Đó chính là một tinh thần thép, là một phong thái ung dung, một nghị lực cứng cỏi của người chiến sĩ cách mạng.

- Chú ý: Đây là sự kết hợp chặt chẽ và hài hoà tâm hồn chiến sĩ và tâm hồn nghệ sĩ.

- Những cảm nhận vô cùng tinh tế đã chỉ ra được tình yêu quê hương thiên nhiên đất nước đầy lãng mạn.

LĐ2: Chốn tù ngục khó khăn vẫn không làm tình yêu thiên nhiên đất nước của Tố Hữu phai nhạt mà còn thêm mãnh liệt cùng niềm khát khao tự do chãy bỏng.

- Tâm trạng của người tù khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài: Thể hiện qua bức tranh mùa hè.

+ Lúa chiêm, cây trái

+ tiếng ve: có thể là tiếng ve ngoài không gian, có thể là tiếng gọi thôi thúc trong tâm trí nhà thơ, là tiếng gọi của tự do

+ Bắp rây, nắng đào

+ Sáo diều "lộn nhào": khát vọng tự do mãnh liệt

* Những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè đã được khắc họa. Tiếng chim tu hú đã thức dậy, nở ra và bắt nhíp cho sự sống: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, không gian bao la khoáng đạt,... trong cảm nhận người tù. Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự nhạy cảm với những biến động của đất trời trong tâm hồn người tù. Người tù ở đây khao khát cuộc sống mùa hè ở bên ngoài, muốn được hòa nhập với thế giới tự do ấy.

- Tâm hồn: nhức nhối, khó chịu

+ Muốn "chết uất"

+ Chân muốn đạp tan phòng

-> Sử dụng động từ mạnh -> muốn toát khỏi lao tù, trở về với tự do

Yêu đất nước

- Niềm khát khao tự do đến cháy bỏng (chú ý đến hoàn cảnh sáng tác bài thơ) : Người thanh niên Tố Hữu lúc này như được chiếu sáng tâm hồn bởi ánh sáng cách mạng. Dường như ông muốn được tự do, được phục vụ đất nước.

- Chú ý: Giọng điệu thiết tha, giản dị.

=> Tâm trạng xuyên suốt cả bài thơ là sự khát khao tự do, tiếng tu hú chinh là tiếng gọi tha thiết của tự do đối với người tù trẻ tuổi. Tiếng tu hú kêu ở đầu bài thơ đã gợi ra cho người tù sự sống tưng bừng của mùa hè, khao khát hòa nhập với mùa hè và cuộc sống bên ngoài, đến kết thúc bài thơ tiếng chim ấy khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cảm thấy đau khổ, bực bội vì mất tự do.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại luận điểm

Bình luận (0)
TH
5 tháng 4 2021 lúc 21:31
I. Mở bài:
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)Bài thơ “Ngắm trăng”:Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp:Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.III. Kết bài: Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ
Bình luận (0)
AD
Xem chi tiết
XX
2 tháng 5 2022 lúc 21:02

tham khảo

Bài thơ ngắm trăng được trích từ tập thơ này. Bài thơ ghi lại cảnh ngắm trăng trong tù từ đó nói lên tình yêu trăng yêu thiên nhiên tha thiết mong muốn được hòa mình vào trong thiên nhiên cảnh vật. Trong câu thơ đầu tác giả đã kể ra những thiếu thốn trong tù: "Trong tù không rượu cũng không hoa".

Bình luận (1)
AD
Xem chi tiết
H24
2 tháng 5 2022 lúc 21:03

TK+

Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm trăng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ. Hai câu thơ đầu nói lên một cảnh ngộ và một nỗi niềm: lòng bối rối biết làm thế nào trước cảnh đêm nay vì không có rượu có hoa?  
Bình luận (4)
DL
2 tháng 5 2022 lúc 21:35

Nói về tâm hồn yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả khi trong cảnh tù đày.

Vấn đề nghị luận : Vẻ đẹp của Bác.

Bình luận (0)
CI
Xem chi tiết
TG
28 tháng 3 2022 lúc 17:26

Tham khảo:

Bài thơ “Ngắm trăng” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của tập “Nhật kí trong tù”. Không chỉ ở nội dung sâu sắc, ý nghĩ mà nghệ thuật cũng hết sức tinh tế, điêu luyện. Ngắm trăng vừa mang nét cổ điển, phảng phất Đường thi vừa hết sức hiện đại bởi ý tình phóng khoáng, mới mẻ.

“Nhật kí trong tù” là một tập nhật kí bằng thơ gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Bác viết Nhật kí trong tù chỉ nhằm mục đích “ngâm ngợi cho khuây”; nhưng tập thơ đã trở thành bức chân dung tinh thần tự hoạ của Bác, một vị tù vĩ đại có tâm hồn cao đẹp, ý chí, nghị lực phi thường và tài năng nghệ thuật xuất sắc. Bởi những giá trị ấy, Nhật kí trong tù được xem là một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

 

Mở đầu bài thơ, Bác giới thiệu hoàn cảnh ngắm trăng vừa độc đáo, vừa có chút xót xa.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa”
(Trong tù, không rượu, cũng không hoa)

Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa, gặp cảnh trăng đẹp, thường đem rượu uống trước hoa để thưởng trăng. Đó là cái thú thanh cao, tao nhã của những tâm hồn cao đẹp.Người xưa thường ngắm trăng, nhận ra vẻ đẹp của trăng trong trạng thái tâm hồn thư thái, thảnh thơi, giữa trời đất bao la với đầy đủ những thú vui khác:

“Khi chén rượu, khi cuộc cờ.
Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”

(Truyện Kiều)

Còn ở đây, Bác đang ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù. Người ngắm trăng đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ: hai tay bị xiềng, hai chân bị xích, răng rụng, tóc bạc, “ghẻ lở mọc đầy thân”, tiều tụy như “quỷ đói”… Ngoại trừ ánh trăng, trong tù thiếu tất cả những điều kiện cần cho một cuộc thưởng trăng: không rượu, không hoa, không tự do, không bạn hiền…

Đến câu thơ thứ hai, tư thế lưỡng lự, ngập ngừng của người tù trước vầng trăng sáng, ta mới hình dung rõ ràng bức tranh nhà tù trong đêm trăng và hình ảnh của Bác. Câu thơ giản dị đã thể hiện cụ thể và xúc động hoàn cảnh ngắm trăng và tâm trạng, cảm xúc của người yêu trăng chốn lao tù:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
(Trước vầng trăng hiền hòa, biết làm thế nào?

Câu thơ thứ hai đã cho chúng ta thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác. Đó là sự nhạy cảm, là cái xốn xang bối rối, trước vẻ đẹp của trăng, của thiên nhiên: Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Câu thơ dịch đã không thể chuyển tải hết trạng thái cảm xúc của con người trước vẻ đẹp của đêm trăng. “Nại nhược hà?” Là câu tự vấn, thể hiện nỗi bâng khuâng, sự xốn xang, rối bời, có chút hối hả của người tù. Còn “khó hững hờ” là một lời khẳng định, thể hiện tâm thế đón nhận vẻ đẹp của trăng có phần bình thản hơn.

Ở trên, Bác chỉ ra những cái không có. Đến đây, tuy Bác chưa nói rõ chuyển biến thầm lặng trong tâm hồn nhưng người đọc cũng nhận ra điều đó. Cái tâm trạng “khoa hững hờ” kia khác nào là một sự chuẩn bị để sẵn sàng ngắm trăng. Bác tuy không có đủ vật chất cho một cuộc hội ngộ chuẩn mực với vầng trăng tri kỉ nhưng luôn có sẵn một tấm lòng nồng nhiệt, luôn sẵn tình yêu mến thiết tha:

 

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Xiềng xích, gông cùm không khoá được hồn người. Không được tự do, người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Đó là cái chủ động của một người cách mạng luôn đứng cao hơn hoàn cảnh, vượt lên trên mọi hoàn cảnh để sống và cống hiến. Câu thơ dịch đã bỏ mất động từ “hướng” làm cho việc ngắm trăng của người tù có vẻ bình thản, tĩnh tại hơn.

Như vậy, “Ngắm trăng” không phải là cách ngắm nhìn thông thường mà là một cuộc vượt ngục tinh thần bằng thơ của một người tù nghệ sĩ yêu chuộng cái đẹp. Thân tại ngục tù, nhưng lòng Bác đã “theo vời vợi mảnh trăng thu”.

Điều kì diệu nữa là, trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ. ở đây, vầng trăng không còn là một thiên thể vô tri, vô tình mà đã được nhân hoá thành một con người, hơn thế, một người bạn tri âm tri kỉ của Bác. Cả trăng và người tù đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau như một đôi bạn thân thiết tự bao đời.

Trong nguyên âm chữ Hán, câu thơ 3 và 4 có kết cấu đăng đối, nhịp nhàng:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”.

Cả hai câu thơ đều có từ “song” chỉ song sắt nằm giữa câu như chính bức song sắt nhà tù muốn ngăn sự gặp gỡ giữa “thi nhân” và “minh nguyệt”. Sự đối từ, đối nhịp và kết cấu đăng đối đã làm nổi bật sự giao hòa sóng đôi khăng khít giữa trăng và nhà nghệ sĩ. Rất tiếc, hai câu thơ dịch đã làm mất cấu trúc đăng đối và vì vậy, làm giảm đi phần nào sức truyền cảm.

Hai câu thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù cách mạng, nhà nghệ sĩ vĩ đại. Quên đi tất cả những đau đớn, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở…của chế độ nhà tù khủng khiếp, Người luôn để tâm hồn mình sống giữa thiên nhiên, hướng tới ánh sáng đẹp đẽ của thiên nhiên. Trong chốn lao lung, Bác đã làm nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đằng sau những câu thơ đẹp, mềm mại như vậy chỉ có thể là một tinh thần thép, chất thép của phong thái ung dung, tự tại.

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, đầy đầy vị , thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực khốc liệt của nhà tù và chất lãng mạn trong tình yêu cái đẹp của Bác. Bài thơ khẳng định sau sắc tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan, yêu đời Bác Hồ ngay cả trong hoàn cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

Bình luận (0)
SH
28 tháng 3 2022 lúc 17:27

REFER

Mở đầu tập nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh có viết như một lời tâm sự:

Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Càng ngâm càng đợi đến ngày tự do

Thơ đối với Người, thành nỗi giải khuây nhưng với người đọc, bắt gặp bất cứ một bài thơ nào cũng thấy hiện lên trong đó tâm hồn của một thi sĩ, một chiến sĩ, người luôn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng” là một bài thơ như thế.

Nhan đề bài thơ là “Vọng nguyệt”, đó là đề tài phổ biến trong thi ca, cũng trở thành thi hứng cho biết bao tác giả, trăng là bạn tri ân để dốc bầu tâm sự. Gặp ánh trăng, thơ Bác cũng tự nhiên như thiên nhiên vậy:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu cũng không hoa)

Lẽ thường, nhà thơ gặp trăng đẹp thường đem rượu uống, đem hoa ra ngắm. Bởi có rượu, có hoa thì trăng trở nên thi vị và con người cũng trở nên không cô đơn dưới đêm trăng ấy. Nhưng câu mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh như kể tự nhiên chứ không hề kêu ca về hoàn cảnh.

Một con người đang bị giam cầm, mất tự do “ngục trung” nên “vô tửu, vô hoa” là điều tất yếu. từ “diệc” làm cho sự thiếu thốn tăng lên. Nhưng chúng ta vẫn thấy giọng thơ của Bác không hề bực bội vì thiếu thốn mà hết sức bình thản đón nhận nó. Đến câu thơ thứ hai, vẫn giữ nét tự nhiên, vần thơ trở thành câu hỏi:

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Câu thơ nhịp nhàng bởi sự hòa trộn của các vần bằng- trắc đều đặn, có cái bối rồi, xốn xang rất nghệ sĩ. Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn nghệ sĩ yêu say đắm thiên nhiên, ắt hẳn cũng muốn thưởng trăng đầy đủ, nhưng trong tù thì không thể có, nên người tiếc nhưng không để cảnh đẹp ấy trôi qua vô ích, vì thế có cái bối rối: Làm thế nào có thể hững hờ trước cảnh đẹp?

 

Nhưng cũng có thể đó là lời khẳng định nhẹ nhàng: Không thể hững hờ trước cảnh đẹp dù có thiếu thốn. Chính thực tế thiếu thốn gặp một tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước thiên nhiên đã tạo ra cách hỏi hóm hỉnh như một cái cười rất tinh tế của Hồ Chí Minh. Tình yêu thiên nhiên đã giúp Bác chiến thắng hoàn cảnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)

Rượu, hoa đã thiếu nhưng dường như chính tâm hồn nhà thơ đã đủ cho một bữa tiệc thưởng trăng. Nhân - nguyệt, Nguyệt - Thi gia có “song” chắn ở giữa nhưng có lẽ ngục tù không thể thắng nổi mối tương giao giữa người ngắm trăng và trăng tìm đến người. Song sắt hiện lên thô bạo, vô tình nhưng bất lực bởi trăng và Người vẫn gặp nhau vô cùng tự do, tinh tế.

Trước cuộc ngắm trăng, Bác là người tù, tìm được trăng nhưng cuối cuộc trăng, người tù ấy trở thành “thi gia”- nhà thơ. Có người nhận xét: đây là một cuộc vượt ngục tinh thần, quả không sai. Bị giam cầm trong tù ngục nhưng tâm hồn Bác lại luôn hướng đến ánh sáng, hướng đến thiên nhiên.

Cuộc ngắm trăng của Bác diễn ra qua bốn dòng thơ ngắn gọn mà thấy được cái hồn hòa nhập vào thiên nhiên, quyến luyến, gắn bó với thiên nhiên của một vị lãnh tụ. Với Bác, bất cứ ai ngắm trăng thì cũng được trăng ngắm lại, vẻ đẹp của con người cũng đủ sức làm say đắm vầng trăng. Điều đó không chỉ khẳng định cái hay, mới lạ trong bút pháp mà còn thấy được sự nét tinh tế hiện đại của Người khi tìm đến một thi liệu đã quen thuộc trong cổ điển.

Dù trong hoàn cảnh nào Bác vẫn luôn dành cho thiên nhiên một chỗ đứng vững trãi. Có khi thiên nhiên để khỏa lấp sự cô đơn, có thiên nhiên báo hiệu niềm vui chiến thắng, có khi thiên nhiên để dốc bầu tâm sự nhưng cũng có khi thiên nhiên chở nặng khao khát được tự do, chở nặng một tâm hồn muốn hướng ra ánh sáng. “Ngắm trăng" là bài thơ khẳng định tâm hồn, cốt cách của một thi sĩ, sự thanh cao của vị lãnh tụ trong hoàn cảnh tăm tối, ngục tù.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
CN
Xem chi tiết
CV
27 tháng 5 2020 lúc 16:39

Mở bài: Từ xưa đến nay, trăng vốn là người bạn thơ của thi sĩ và cũng là đề tài muôn thuở trong thi ca nhạc hoa. Đi vào trang thơ của mỗi thi nhân, trăng sẽ hiện hữu ở những góc độ và đường nét khác nhau. Với “Ngắm trăng”, Hồ Chí Minh không chỉ cho tất cả những người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của trăng mà thông qua đó còn bộc lộ những nỗi niềm của chính mình trong hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù. 

hiên nhiên xuất hiện trong bài thơ Ngắm trăng

Câu thơ thứ hai tựa hồ như một nét vẽ mà sau đường mang bút của Hồ Chí Minh, cảnh thiên nhiên hiện hữu khá rõ ràng:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Dịch nghĩa:

“Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”

Nếu như câu thơ đầu tiên làm người đọc động lòng vì hoàn cảnh ngang trái mà Bác bỏ Hồ phải đối mặt. Tưởng như đến câu thơ tiếp theo, tác giả sẽ nói đến cảm xúc xót xa của mình khi sống trong tham gia đó. Thế mà thật lạ lùng, Bác bỏ lại hướng tầm mắt người đọc ra phía không gian mông mênh, rộng lớn của đất trời và không hết lời ca tụng cảnh đẹp (“lương tiêu”).

Khi cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy cảnh vật tươi đẹp, thu hút đến nỗi khiến người thưởng cảnh cũng bối rối, khó xử vì không “biết làm thế nào?” (“nại nhược hà”) khi đối diện. Giờ phút này đây, bao nhiêu những khổ đau, vất vả, cực nhọc, xót thương của cảnh tù đày dường như vắng bóng, phải chăng mối bận tâm duy nhất của Bác bỏ lúc này là dành hết cho thiên nhiên vạn vật.

Cảnh ấy khiến Người cảm thấy bồn chồn, náo nức bởi vì một tâm hồn nghệ sĩ như Hồ Chí Minh, sao thể không rung động trước một khung cảnh mà Người dành hết lời truyền tụng như vậy. Có ý kiến nhận định rằng, trong bản dịch thơ của Nam Trân, khi sử dụng “khó hững hờ” để thể hiện ý nghĩa “biết làm thế nào?” thì chưa làm bộc lộ hết những bồn chồn, náo nức trong tâm trạng người thi sĩ vì bản thân từ “hững hờ” mang ý nghĩa thờ ơ, lạnh nhạt, không chú ý đến điều gì đó.

Trong thơ Bác bỏ, có lẽ hơn hết sự để ý, quan tâm, trước cảnh đẹp có lẽ Bác bỏ cũng không giấu được sự đón đợi, phấn chấn. Nhưng xét thấy, để tìm được từ ngữ nào khác thể hiện trọn vẹn ý nghĩa câu thơ thì đó không phải là điều đơn giản. Thế nên thiết nghĩ cũng không nên khắt khe với tác giả bản dịch thơ.

Nhìn lại cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, có thế thấy, hai câu thơ đầu của bài thơ đã làm nổi bật một tâm hồn nghệ sĩ phải ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt quan trọng chốn lao tù tưởng như không phù hợp. Tuy nhiên, Người đã mặc kệ hoàn cảnh, bỏ qua sự hiện hữu của vật chất là rượu và hoa để vẫn có thể thưởng cảnh ung dung, tự tại. Nhưng trước khoảnh khắc diệu kì của cảnh đẹp, Người vẫn không khỏi xốn xang.

Cuộc vượt ngục về tinh thần của người chiến sĩ

Cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng, ta thấy ở câu thơ thứ hai, người chiến sĩ – thi sĩ ấy đã vẽ ra trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng. Đến hai câu thơ cuối, trong cái nền của khung cảnh thiên nhiên, tác giả đã tập tập trung sự chú ý của người đọc vào quan hệ giữa thi sĩ và vầng trăng trên cao theo như đúng tinh thần “ngắm trăng” của bài thơ:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Dịch nghĩa:

“Người hướng ra phía trước song ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.”

Trong hai câu thơ đều phải sở hữu sự xuất hiện của rất nhiều hình ảnh: “nhân”“nguyệt”“song” (song cửa), vị trí của “song” cửa nhà tù luôn đứng chắn giữa câu thơ, còn người và “nguyệt” thì có sự hoán đổi. Chính vì sự linh hoạt hoán đổi vị trí này đã tạo nên tầng nghĩa giàu giá trị của bài thơ.

Ở câu thơ thứ ba, khi hướng tầm mắt ra phía “song tiền” để “khán minh nguyệt” cũng là lúc nhà thơ để cho tâm hồn mình thoát khỏi sự tù tội để giao hòa cùng vầng trăng sáng ở không gian khung trời mông mênh. Ở đây đã có một cuộc vượt ngục diễn ra, đó không phải là cuộc vượt ngục thông thường mà là vượt ngục về tinh thần.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa