Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
T6
19 tháng 10 2021 lúc 13:04

Của bạn đây nha❤

* Cụm danh từ 

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Cụm danh từ trong các câu là: 

a. 

“khách qua đường” (“khách”: danh từ trung tâm, “qua đường”: phần phụ sau bổ sung ý nghĩa về đặc điểm cho danh từ trung tâm) 

“lời chào hàng của em” (“lời”: danh từ trung tâm, “chào hàng của em” : phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

b. 

“tất cả các ngọn nến” (“ngọn nến”: danh từ trung tâm, “tất cả các”: phần phụ trước, bổ sung ý nghĩa chỉ tổng thể sự vật (tất cả) và chỉ số lượng (các)). 

“những ngôi sao trên trời” (“ngôi sao”: danh từ trung tâm, “những”: phần phụ trước, chỉ số lượng, “trên trời”: phần phụ sau, miêu tả, hạn định danh từ trung tâm). 

 

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

- Ví dụ cụm danh từ: “hai ngôi nhà” 

- Những cụm danh từ khác có thể tạo ra: 

+ những ngôi nhà ấy 

ngôi nhà xinh xắn kia 

ngôi nhà của tôi

Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

 

ð Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm. 

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

a. 

- Chủ ngữ là danh từ “gió”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ gió lạnh, 

+ từng cơn gió, 

+ từng cơn gió lạnh, 

+ những cơn gió mùa đông, 

+ gió mùa đông,… 

b. 

- Chủ ngữ là danh từ “lửa”. Mở rộng chủ ngữ thành cụm danh từ: 

+ ngọn lửa ấy,

+ lửa trong lò, … 

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):

Gợi ý:

- Đóng vai là nhà văn để sáng tạo, phát triển thêm một chi tiết nghệ thuật có trong tác phẩm: Cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình. Cảnh này trong tác phẩm được nhà văn viết như sau: “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu Thượng đế”. 

- Miêu tả chi tiết hơn khung cảnh hai bà cháu gặp nhau; miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của các nhân vật, … 

- Dung lượng: 5-7 câu. 

- Đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ ngữ của câu. 

Đoạn văn tham khảo:

Thế là cô bé đã gặp được bà. Chưa bao giờ em thấy bà to lớn và đẹp lão như thế này. Khuân mặt hiền từ phúc hậu, mái tóc bạc phơ, bà nở nụ cười thật tươi và dắt tay em về trời. Em đã gặp được tất cả các thiên thần bé xíu, xinh xinhMỗi thiên thần có một đôi cánh trắng toát, mượt mà đằng sau lưng. Trên tay họ là những chiếc kèn để thổi chào mừng em. Cô bé rất háo hức. Vừa đi, em vừa nhảy chân sáo. Có lẽ lâu lắm rồi, em mới được thực sự là một đứa trẻ như bây giờ. Cổng thiên đường rộng lớn, sáng lên một màu vàng lấp lánh. Nó mở ra một vùng đất rộng mênh mông, tươi đẹp, có biết bao nhiêu là hoa. Cô bé đứng sững lại trong giây lát rồi từ từ tiến vào trong thiên đường. Ở đây có Thượng đế chí nhân, có rất nhiều người, họ vui vẻ, thân thiện. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa em nữa. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng !

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
27 tháng 11 2021 lúc 10:46

Google đâu sao k dùng

Bình luận (0)
TQ
27 tháng 11 2021 lúc 11:25

google

 

Bình luận (0)
H24
27 tháng 11 2021 lúc 13:44

https://cunghocvui.com/bai-viet/soan-bai-tu-dong-am-va-tu-da-nghia-ket-noi-tri-thuc-day-du.html

 

Bình luận (0)
TL
Xem chi tiết
TL
27 tháng 9 2021 lúc 18:10

mong CTV ko xóa ạ

Bình luận (0)
H24
27 tháng 9 2021 lúc 18:11

Chỗ nào bạn , trang mấy

Bình luận (1)
H24
27 tháng 9 2021 lúc 18:14

Cái đó chỉ là gợi ý thôi

Bình luận (0)
DT
Xem chi tiết
DH
7 tháng 2 2022 lúc 21:06
Xin lỗi bạn mk hok lớp 5 nên mk mk ko có sách đó hay bạn gửi để cho mk
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NT
7 tháng 2 2022 lúc 21:06

đề bài ???????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DH
7 tháng 2 2022 lúc 21:08

ko có đề bài thì làm kiểu j bn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LN
Xem chi tiết
LN
18 tháng 4 2023 lúc 21:07

trang 177 mn giúp tui với

 

Bình luận (8)
HC
Xem chi tiết
DD
18 tháng 2 2016 lúc 16:45

A. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I. Về lịch sử tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt, có nguồn gốc cổ xưa, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.

Tiếng nói của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam gồm các nhóm: Việt- Mường, Môn – Khơ-me; Tày - Thái; Mã Lai - Đa Đảo; Mông - Dao; Hán - Tạng. Các ngôn ngữ này phần lớn thuộc ngữ hệ Nam Á và một số ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Đa Đảo...

Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì:

1- Tiếng Việt trong thời kì dựng nước :

Thời kì này chứng minh bản sắc của tiếng Việt: vừa là tiếng nói có lịch sử lâu đời, vừa đạt tới một trình độ phát triển cao, do đó nó đã không bị tiếng Hán đồng hoá, trái lại đã vay mượn tiếng Hán hàng loạt yếu tố, nhất là vốn từ, để làm giàu thêm hệ thống của mình.

2- Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ : Đây là thời kì ra đời và phát triển của chữ Nôm. Chữ Nôm có thể được hình thành từ TK.VIII- TK IX, được sử dụng vào khoảng từ TK X đến TK XIII. Từ TK XIII đến TK XV đã có thơ văn viết bằng chữ Nôm, từ TK XV trở đi, trào lưu văn chương Nôm phát triển và có những bước tiến rõ rệt. Nhờ có chữ Nôm, kho từ vựng tiếng Việt tăng lên, giàu có hơn.

3- Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc : Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ. Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ châu Âu sang Việt Nam truyền đạo Thiên Chúa sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Trải qua quá trình phát triển, chữ quốc ngữ dần dần hoàn thiện. Từ đầu thế kỷ XX nó đươc dùng rộng rãi trong các lĩnh vực văn hoá, văn học, khoa học- kỹ thuật... Thời kì này, không chỉ từ Hán mà nhiều từ gốc Âu cũng được du nhập vào hệ thống tiếng Việt.

4- Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay  :  Tiếng Việt được mở rộng và hoàn thiện, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, được dùng để giảng dạy ở nhà trường (mọi cấp học) Với vai trò một ngôn ngữ văn hoá phát triển toàn diện, tiếng Việt phát huy tác dụng to lớn trong sự nghiệp giành độc lập, tự do và thống nhất cho tổ quốc, trong công cuộc xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp. Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và có ý thức gìn giữ, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.

II- Về chữ viết tiếng Việt:

Chữ viết tiếng Việt gồm có chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm tuy dựa vào chữ Hán, nhưng đã đi xa hơn chữ Hán trên con đường xây dựng chữ viết, thể hiện rõ trong việc lấy phương châm ghi âm làm phương hướng chủ đạo. Về sau, sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, thay thế chữ Nôm là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chữ viết của dân tộc.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI

1- Tìm ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn đã nêu trong bài.

 Cần chọn ví dụ ở ngay trong một số bài thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên đã học trong chương trình, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học đã nêu trong SGK. Như vậy việc giải bài tập này sẽ dễ dàng hơn.

2. Anh (chị) cho biết cảm nhận của mình về những ưu điểm của chữ quốc ngữ với tư cách là công cụ phụ trợ của tiếng Việt.

HS phát biểu những cảm nhận của cá nhân nhưng cần dưa trên một số ý cơ bản sau:

- Chữ quốc ngữ đơn giản về hình thức kết cấu.

- Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.

- Chỉ cần học thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được tất cả mọi từ trong tiếng Việt. Trong quá trình phát biểu cần minh hoạ bằng các ví dụ.

3. Hãy tìm thêm ví dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học.

 Trước hết cần thống kê những thuật ngữ có trong một số bài học thuộc các bộ môn khoa học tự nhiên, sau đó tìm các ví dụ phù hợp với ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:

- Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây.

- Vay mượn thuật ngữ khoa học- kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc và đọc theo âm Hán Việt.

- Đặt thuật ngữ thuần Việt

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
1 tháng 3 2022 lúc 15:03

help mình với

 

Bình luận (0)
PT
1 tháng 3 2022 lúc 15:04

tham khảo :
Tin học 6 Bài 12 Trình bày thông tin ở dạng bảng - Kết nối tri thức với cuộc sống - VnDoc.com

Bình luận (1)
AN
1 tháng 3 2022 lúc 15:12

tham khảo : https://vndoc.com/tin-hoc-6-bai-12-trinh-bay-thong-tin-o-dang-bang-249279

Bình luận (4)
MB
Xem chi tiết
VL
2 tháng 3 2016 lúc 13:47

Câu 1 :

Muốn thấy được tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du, chúng ta cần đặt các từ ngữ trong mục địch chỉ ra những nét tiêu biểu trong diện mạo hoặc tính cách các nhân vật " Truyện Kiều" cùng lúc so sánh đối chiếu với các từ tương đương, gần nghĩa, đồng nghĩa mà các nhà văn đó đã không sử dụng

Hai nhà văn đã sử dụng các từ ngữ sau đây :

- Kim Trọng : rất mực chung tình

- Thúy Vân : cô em gái ngoan

- Hoạn thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc sinh : sợ vợ

- Từ Hải : chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ

- Tú Bà : nhờn nhợt màu da

- Mã Giám Sinh : Mày râu nhẵn nhụi

- Sở Khanh : chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh : miệng thề "Xoen xoét"

Để thấy được mức độ chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ trên ta dùng cách : Đối với mỗi từ ngữ  dùng cho mỗi nhân vật nêu trên ta có thể hồi tưởng lại những chi tiết tiêu biểu trong " Truyện Kiều" với từng nhân vật đó mà Nguyễn Du đã viết.

Câu 2 :

Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn sau đây của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu :

" Tôi có lấy một ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn từ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của nó, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"

Câu 3 : 

- Từ "Microsoft" là tên riêng của một công ty; từ "cocorruder" là anh từ tự xưng nên giữ nguyên

- Từ "file" cần thay bằng tiếng Việt là tệp tin . Từ hacker có thay bằng tiếng VIệt là kẻ đột nhập trái phép cho dễ hiểu.

 

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
NV
19 tháng 2 2016 lúc 22:00

 

I. VỀ TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn. Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,...

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

+ Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

2. Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt ("hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiếp và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt cho đến người biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm thanh cũng nhận ra rằng, "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng. Về ngữ âm: tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu (sáu thanh). Về ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, nhịp nhàng. Về từ vựng: tiếng Việt gợi hình, giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng dồi dào trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Ví dụ: Sự kết hợp giữa âm thanh, nhịp điệu và ý nghĩa đã tạo cho các câu thơ Việt một khả năng biểu đạt vô cùng phong phú và sâu sắc:

Con lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa

Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát.

(Tố Hữu, Mẹ Tơm)

Đoạn thơ trên rất giàu hình ảnh và nhạc điệu. Buổi trưa nắng dài bãi cát, có gió lộng xôn xao,có sóng biển đu đưa, và lòng người cũng xôn xao, đu đưa cùng với sóng, với gió. Bởi thế nên sự chuyển đổi nghĩa trong câu thơ cuối (lòng ta mát rượi, ngân nga tiếng hát) trở nên hết sức tự nhiên, khiến cho bạn đọc cũng cảm thấy rạo rực, bâng khuâng, dễ dàng đồng cảm, sẻ chia nỗi niềm tâm trạng với tác giả.

4. Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

5.* Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật: Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu. Ví dụ: "Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi". Hoặc: "Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói...". Cách mở rộng câu như vậy giúp tác giả không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.

2. Cách đọc

Cũng giống như văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đoạn trích này được tổ chức rất chặt chẽ, lô gích với hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng vừa sinh động vừa khoa học. Ngoài các yêu cầu chung khi đọc kiểu bài nghị luận (đã trình bày ở bài trước), cần chú ý đến tổ chức ngôn ngữ riêng, giọng điệu và cách hành văn riêng của từng tác giả, tác phẩm. Cụ thể, trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, hệ thống lập luận được trình bày theo hướng từ khái quát đến cụ thể, từ thực tiễn đến lí luận, trong đó có cả lí luận về tiếng, về vần, về thanh, từ từ vựng đến ngữ pháp, ngữ âm,...

Nếu như trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, cấu trúc trùng điệp của văn bản có gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc nhưng lại có thể giúp bạn đọc nắm bắt được nhịp điệu một cách nhanh chóng thì trong văn bản này, đặc điểm đó lại không được thể hiện một cách rõ ràng (dẫu tác giả có sử dụng biện pháp lặp cấu trúc). Yêu cầu chung với các văn bản nghị luận vẫn là tập đọc trước nhiều lần để nắm bắt được tư tưởng, nhất là mạch văn của tác giả, từ đó có sự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp.

3. Đọc bài Tiếng Việt giàu và đẹp (trích trong cuốn Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Phạm Văn Đồng) và ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Có thể lấy các ví dụ kiểu như:

-                                        Đường vô xứ Huế quanh quanh,

                                 Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ…

(Ca dao)

-                               … Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

                                Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

(Ca dao)

- … Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trong xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh.

    (Mai Văn Tạo)

- … Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

(Vũ Bằng)

Bình luận (0)
BA
20 tháng 2 2016 lúc 15:03

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Đặng Thai Mai sinh  ngày 25/12/1902, mất ngày 25/9/1984 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông bút danh Thanh Tuyền. Quê ông là làng Lương Điền, tổng Bích Triều, hiện nay là xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. 

Ông là người có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới

2. Tác phẩm

Văn bản này được trích từ phần đầu của bài nghiên cứu "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc" của Đặng Thai Mai - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng nước ta. Đoạn trích tập trung nói về cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần sau :

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2)  : Nêu luận điểm khái quát

- Phần khai triển (còn lại) : Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý :

    + Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài

    + Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của Tiếng Việt

2. Nhận định " Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp lại có nhịp điệu : " nói thế có nghĩa là nói rằng ...." gồm hai vế. Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của Tiếng Việt ("hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu"); vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kỳ lịch sử"

3. Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức gián tiến và trực tiếp. Với mỗi phương thức, tác giả lại đưa ra những chứng cứ cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài. Tác giả đã đưa ra những chứng cứ rất toàn diện, từ người không biết tiếng Việt đến người biết tiếng Việt thì chỉ cần căn cứ vào âm tham cũng nhận ra rằng "tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc". Người biết tiếng Việt có thể đưa ra những nhận định cụ thể. Phương thức này tuy không thể cung cấp những nhận định khái quát và đầy đủ nhưng có ưu điểm là rất khách quan.

Để bổ sung cho phương thức trên, tác giả trực tiếp phân tích, miêu tả các yếu tố ngôn ngữ của Tiếng Việt trên các phương diện cơ bản, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ vựng.

Qua hệ thống luận cứ và những dẫn chứng toàn diện về mọi mặt như vậy, tác giả đã làm nổi bật lên cái đẹp và cái hay của Tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở  sự hài hòa âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm con người và thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,....

4. Về nghệ thuật nghị luận, bài viết này có nhiều ưu điểm nổi bật : tác giả đã kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận. Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ : nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện. Để cho bài viết thêm ngắn gọn, súc tích, tác giả đã nhiều lần sử dụng biện pháp mở rộng thành phần câu, giúp không phải viết nhiều câu, đồng thời lại làm cho các ý gắn kết với nhau chặt chẽ và mạch lạc hơn.

 

Bình luận (0)
DN
17 tháng 1 2017 lúc 23:26
Soạn bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt - Đặng Thai Mai

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh. Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát.

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:

Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó" đến "rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có" đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

Câu 2: Trình tự lập luận và chi tiết để giải thích"Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay"

Ở đoạn 1, câu mở đầu khẳng định giá trị và địa vị của tiếng Việt, từ đó đưa ra luận điểm cơ bản bao trùm: Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếp theo, tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt.

Câu 3: Những chứng cứ để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt với cách lập luận chặt chẽ theo trình tự lập luận như sau:

Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.

Nêu ý kiến của người nước ngoài, một giáo sĩ thạo tiếng Việt, để khẳng định lí lẽ.

Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.

Câu 4: Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).

Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.

Câu 5: Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn:

Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.

Lập luận chặt chẽ: nêu nhận định ngay ở phần Mở bài, tiếp theo là giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh.

Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát, không sa vào trường hợp quá cụ thể, tỉ mỉ.

Về cấu trúc câu, tác giả thường sử dụng biện pháp mở rộng câu, vừa nhằm làm rõ nghĩa, vừa để bổ sung các khía cạnh mới hoặc mở rộng thêm ý.

Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.

Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.

Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

Bình luận (0)