Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
QL
6 tháng 10 2023 lúc 10:49

Làng tranh Đông Hồ

Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
19 tháng 11 2023 lúc 12:12

- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…

- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.

- Nghề truyền thống có vai trò  đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…

- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ

Bình luận (0)
QL
19 tháng 11 2023 lúc 12:12

Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
HM
6 tháng 10 2023 lúc 11:55

a. Tên các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nội là:

Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre.

Làng Đậu bạc Định Công.

Làng Nón Chuông.

Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội.

Làng quạt Chàng Sơn.

Làng gốm Bát Tràng.

Làng sơn mài Hạ Thái

Làng điêu khắc Dư Dụ

b. Tên sản phẩm thủ công nhà em đang dùng là lọ hoa bằng gốm, tượng phù điêu, tranh sơn mài. Và đó đều là những sản phẩm được sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là ở Hà Nội.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QL
6 tháng 10 2023 lúc 10:49

1. Trồng lúa.

2. Chăn nuôi gia súc (lợn)

3. Trồng cây ăn quả

4. Thợ hàn

5. Thợ xây

6. Thợ may

7. Làm muối

8. Nghề đan

- Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
5 tháng 10 2023 lúc 16:00

Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.

+ Trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:

1.Ai người đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

Trả lời: Thợ may

2. Nghề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Trả lời: Nghề nông

3. Chú mặc áo vàng

Đứng ở ngã ba

Trên mọi đường phố

Chỉ lối xe đi

Nghề gì thế nhỉ?

Trả lời: Cảnh sát giao thông

Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.

+ Nhóm các nghề sản xuất, chế biến: thợ may, công nhân nhà máy sữa, nông dân, …

+ Nhóm nghề kinh doanh – quản lý: buôn bán lương thực thực phẩm, bán các sản phẩm nông – lâm – thủy hải sản,…

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
19 tháng 2 2023 lúc 20:49

Nghề đan lục bình. Vì lục bình có nhiều ở sông suối.

Bình luận (0)
HM
6 tháng 10 2023 lúc 11:55

- Chia sẻ làng nghề làm muối.

- Nghề đó phát triển ở địa phương em vì vị trí địa lí thuận lợi khi gần biển và khí hậu nắng nóng phù hợp.

- Học sinh tham khảo và suy nghĩ về làng nghề truyền thống.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
HM
6 tháng 10 2023 lúc 11:55

a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng

- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam

b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.

- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.

c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng

- Lựa chọn đất.

+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.

+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...

- Xử lí, pha chế đất

+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.

+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.

- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay

- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.

- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò

d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng

- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...

- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
ML
29 tháng 11 2016 lúc 10:28

- Nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư và phát triển ở nước ta là vì chúng có nhiều lợi ích:

+ Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều người.

+ Góp phần cải thiện đời sống cho người dân lao động.

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Một số địa phương ở nước ta đã và đang phát triển nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu như: Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long...

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TL
6 tháng 9 2023 lúc 11:23

Những điều em biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương:

- Đại lí bán buôn, bán lẻ: hàng tiêu dùng, hàng nông sản, phân bón,....

- Bán hàng trong cửa hàng: hàng tạp hóa, hàng may mặc, văn phòng phẩm,...

- Bán hàng ở siêu thị: siêu thị điện máy, siêu thị hàng tiêu dùng,...

Bình luận (0)