Những câu hỏi liên quan
VA
Xem chi tiết
LC
7 tháng 1 2019 lúc 15:35
Bác là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Bác Hồ , người cha già kính yêu của dân tộc , suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước . Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân . Bác tượng trưng cho những tinh hoa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam . Nhớ về người ta càng kính phục và biết ơn Bác biết bao. Người con của làng Sen xứ Nghệ sinh 19/5/1890 trong một gia đình Nho học yêu nước . Từ nhỏ Bác rất thông minh , chăm chỉ . Thế nhưng Bác lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị Thực dân Pháp cai trị . Chứng kiến biết bao cảnh đau thương tàn ác dã man của quân thù lòng người đau như cắt . 1911 , Bác ra đi tìm đường cứu nước . Cuộc đời cách mạng của Bác là một chặng đường dài với biết bao khó khăn gian khổ . 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc hoạt động cách mạng bí mật trước khi CMT8 thành công . 9 năm kháng chiến chống Pháp , Bác đã cùng với dân tộc Việt Nam chịu nhiều khổ cực . Cả cuộc đời Bác dành chọn cho Tổ quốc quê hương. Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ Bài văn cảm nghĩ của em về Bác Hồ - Ảnh minh họa Bác là người đứng đầu một đất nước . Bác đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ . Ánh sáng cách mạng , người tìm ra con đường dẫn lối của dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác . Sự kiện CMT8 thành công là một minh chứng cho đường lối cách mạng đúng đắn của Bác . Chính Bác đã đọc bảng tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hòa . Trong sự nghiệp cách mạng , Bác luôn soi đường dẫn lối cho cách mạng Việt Nam . So với các nhà cách mạng ở đầu thế kỉ 20 như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh thì Bác Hồ đã thành công . Bác đã đi theo con đường của hai tiền bối , đem lại nhiều mùa xuân tươi đẹp cho đất nước . Những việc làm đó của Bác đã khẳng định lại Bác là một vị lãnh tụ tài ba của dân tộc. Người anh hùng có tấm lòng vì nhân nghĩa , biết xả thân cống hiến hết sức mình cho Dân tộc , biết đấu tranh độc lập tự do hạnh phúc cho mọi người . Bác Hồ quả là một anh hùng giải phóng dân tộc . Để tìm ra con đường giải phóng dân tộc , Bác đã trải qua biết bao gian khổ trên con ươờng hoạt động cách mạng . 30 năm dài ngược xuôi nơi đất khách quê người thời gian ấy quả không phải là ngắn Người đã làm đủ nghề để kiếm sống . Vừa học tập vựa hoạt động Cách mạng , chịu bao gian chuân thử thách để tìm ra ánh sáng Cách mạng .Khi bị bắt giam ở nhà lao Trung Quốc , thiếu thốn trăm bề “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần phải càng cao.” Lúc hoạt động cách mạng bí mật ở chiến khu Việt Bắc , Bác cùng nhân dân cùng chịu đựng biết bao thiếu thốn vật chất tinh thần nhưng vẫn tràn ngập niềm vui " Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời Cách mạng thật là sang " Cả cuộc đời Bác chỉ nghĩ đến dân đến nước . 79 mùa xuân trong cuộc đời Bác , người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc , dành chọn tình yêu thương cho các cháu thiếu niên cùng nhân dân cả nước nhờ đó Bác đã dẫn dắt Cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác . Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm chấn động bạn bè năm châu thế giới. " Chín năm là một Điện Biên Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng " Bác đã mở ra cho đất nước cuộc sống mới . Miền Bắc được độc lập , người dân làm chủ cuộc đời , làm chủ quê hương . Miền Nam tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Chính Bác cũng dẫn dắt cho Cách mạng Việt Nam ở chiến dịch cuối cùng để đại thắng mùa xuân 1975 . Nam Bắc sum họp , đất nước thống nhất . Nhờ có Bác , dân tộc ta thoát khỏi cảnh làm than nô lệ , nhân dân ấm no , hạnh phúc Cuộc đời của Bác không chỉ gắn liền với cách mạng mà Bác còn là nhà thơ , nhà văn kiệt xuất . Bác được phong tặng danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới . Danh nhân văn hóa là người có kiến thức uyên thâm về mọi mặt có cống hiến to lớn cho đất nước về tinh thần vật chất , có ý nghĩa cả thế giới . Thật vậy cuộc đời của Người không chỉ gắn liền với Cách mạng mà còn gắn liền với những tác phẩm văn chương . Bác đã viết biết bao tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật . Khi sống ở Pháp , Bác viết báo người cùng khổ đã gián một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng của các dân tộc bị áp bức. Trong thời gian bị bắt ở nhà lao Trung Quốc , Bác viết ngục trung nhật ký gồm 133 bài với những điều mắt thấy tai nghe . Sống giữa lao từ Bác vẫn lạc quan yêu đời khồng sờn lòng trước khó khăn gian khổ . Khi ở chiến khu Việt Bắc , Bác cùng các đồng chí hoạt động bí mật . Trong những ngày đầu cách mạng cực kì thiếu thốn Bác vẫn ghi lại biết bao tâm tư tình cảm ý chí niềm tin của mình qua bài " Tức cảnh Pác Bó , Cảnh khuya " . Những án thơ văn của Người dù viết bằng văn vần văn xuôi chữ Nôm hay chữ Hán thì nội dung của nó vẫn giản dị đi sâu vào lòng người và đặc biệt là cách viết sinh động gợi cảm và súc tích , thấy được tài năng văn học kiệt xuất của người mỗi một bài học . Bác luôn quan tâm chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng nhân dân khích lệ tinh thần chiến đấu của dân tộc trong giờ phút đón mừng năm mới . Bác đã để lại cho đời nhiều tác phẩm bức tử với thời gian góp phần làm phong phú cho nền văn học nước nhà . Bác rất xứng đáng với danh hiệu mà thế giới phong tặng. Những nhận định trên về Bác hoàn toàn đúng . Bác chính là một vị lãnh tụ tài ba , một anh hùng giải phóng dân tộc , một danh nhân văn hóa thế giới . Cả dân tộc Việt Nam mãi mãi kính yêu Bác tự hào về Bác . Du đã đi xa nhưng Người vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn của người dân Việt Nam và bạn bè thế giới hôm nay và mai sau.
Bình luận (0)
KH

Bác Hồ có rất nhiều đức tốt đẹp để chúng ta học hỏi và noi theo,từ việc Bác kiên cường chống lại tuổi già và bệnh tật cũng vậy,..Bác luôn kiên cường trong mọi việc,và luôn tự làm những công việc  mà ít khi ta có thể bắt gặp Bác nhờ những anh chiến sĩ hay cả  những người phục vụ
Cuốn sách tôi muốn nói đến  có tên là “ Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”  cuốn sách gồm có 9 bài học về những đức tính của Bác, sách có 40 trang, do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, in trên khổ 17x 24cm . Bìa sách được trang trí rất đẹp và có in hình Bác Hồ và một người nông dân đang cày ruộng.
Cuốn sách này dạy cho tôi rất nhiều bài học từ việc làm  gì cũng cần có kiên nhẫn và nghiêm túc, trong đời sống ta cần có tính trung thực trong khi làm việc. Bác dạy cho ta rất nhiều việc và những bài học rất hay và vô cùng ý nghĩa .Người là một  vị lãnh tụ vô cùng giản dị trog đời sống hàng ngày và quan hệ với mọi người….Bác vẫn có câu “ không có gì quý hơn độc lập tự” câu nói thể hiện trong cuộc sống của chúng ta không có gì quý hơn là đất nước được sống bình yên và không  còn có chiến tranh .Bác luôn dạy cho cho chúng ta rất nhiều học bài học nhưng từ khi đọc được cuốn sách  “  Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” thì tôi lại rút ra được một số bài học vô cùng quý giá từ người : “ cần phải biết quý những gì ta làm ra,không nên lãng phí” và câu “ uống nước nhớ nguồn” . Đó là những gì tôi rút ra được sau khi đọc được cuốn sách này nó dạy tôi rất nhiều thứ và giúp cho tui có một hướng nhìn khác về thế giới rộng lớn này.

Bình luận (0)
H24
7 tháng 1 2019 lúc 12:16

“Bác Hồ sống mãi” là quyển truyện tranh em vừa tìm được ở thư viện trường với câu chuyện  “Buổi chiếu phim đặc biệt”.
      Bìa truyện có hình ảnh của Bác Hồ mỉm cười đang thuyết minh bộ phim. Hình ảnh Bác Hồ hiện ra trước mắt em,  Bác có bộ râu dài, mái tóc bạc trắng cùng đôi mắt hiền từ, nụ cười gần gũi, thân thiện. Câu chuyện nói về buổi chiếu phim, nhưng bộ phim mới nhập về chưa có bản thuyết minh nên chỉ toàn tiếng Pháp, đúng lúc đó, Bác đến rạp nên đã trực tiếp thuyết minh cho mọi người nghe, mọi người đều rất hớn hở khi được nghe Bác thuyết minh. Sau khi Bác thuyết minh xong, mọi người ai nấy đều hiểu ra câu chuyện. Bác cũng đúc kết bài học từ bộ phim cho mọi người “Muốn có lứa đôi hạnh phúc thì đừng quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài! Cần nhìn thấu cái đẹp từ bên trong, cái đẹp bản chất, cái đẹp thuộc về phẩm giá con người! Như thế hạnh phúc mới dài lâu!” Tất cả mọi người nghe xong đều vỗ tay  thán  phục với ánh mắt ngưỡng mộ vô cùng.
     Qua câu chuyện, em đã học được một bài học quý báu từ Bác Hồ: “đánh giá phẩm chất của một con người không phải là hình thức bên ngoài mà là cái đẹp bên trong con người đó”. Vì vậy chúng ta không nên chỉ nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá cả một con người, chúng ta cần nhìn cái tâm và tấm lòng của người đó như thế nào mới là điều quan trọng.”

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LT
18 tháng 3 2021 lúc 21:12

Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.

Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.

– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.

– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.

– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.

Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
7N
Xem chi tiết
NG
27 tháng 11 2021 lúc 14:39

Tham khảo!

 

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Mà Người còn được biết đến với tư cách một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Đặc biệt trong số các tác phẩm của Bác, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với bài thơ “Cảnh khuya”.

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

Đến với hai câu thơ đầu tiên, Bác đã khắc họa được hình ảnh bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy. Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa” - một âm thanh trong trẻo vang vọng từ một nơi xa xôi. Cách so sánh này khiến cho âm thanh tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn. Tiếp đến là câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi cho tôi hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng. Cách hiểu thứ hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa. Dù hiểu theo cách nào thì cũng diễn tả được vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới con mắt của một thi sĩ quả thật là vô giá.

 

Tiếp đến hai câu thơ tiếp, Người đã bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của mình trong đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” gợi cho tôi hai cách hiểu. Đó có thể là hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh. Nhưng cũng có thể là Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh. Cảnh khuya đẹp hơn khi có sự xuất hiện của con người. Câu thơ cuối cùng đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm. Nhưng cũng là vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ. Thế mới thấy được một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng của Bác Hồ - vị lãnh tụ suốt cả cuộc đời vì nước vì dân.

Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ. Quả thật, đây chính là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất của Bác.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
MN
11 tháng 3 2021 lúc 20:38

Tham khảo:

Nguồn: Cô Nguyễn Thu Hương

Qua văn bản ta thấy được và học tập được những đức tính tốt đẹp từ sự giản dị của Bác:

- Giản dị trong đời sống: lối ăn, mặc, ở

- Giản dị trong lời nói và bài viết

- Giản dị trong quan hệ, giao thiệp với mọi người

=> Trong cuộc sống, ta cũng cần học tập đức tính này để vừa khiêm tốn, vừa góp phần phát triển cuộc sống và đất nước.

Bình luận (0)
LT
11 tháng 3 2021 lúc 20:35

tham khảo:

Hai đoạn văn đầu, tác giả khẳng định “sự nhất quán” trong nhân cách vĩ đại của Bác Hồ: “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Tiếp theo, ông ca ngợi Bác Hồ suốt đời “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng”. Người đã sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao quý: “tất cả vì nước vì dân, vì sự nghiệp lớn”. Đạo đức của Người“trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Phần đầu bài văn cho thấy một giọng văn sôi nổi lôi cuốn, trang trọng, lí lẽ đanh thép hùng hồn, ngôn từ chuẩn mực, đĩnh đạc, biểu cảm: “Điều rất quan trọng”, “đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất”, “vô cùng giản dị và khiêm tốn”, “rất lạ lùng, rất kì diệu”, “một cuộc đời sóng gió”, “vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý”, “tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”.

Đoạn văn thứ ba, Phạm Văn Đồng đã chứng minh một cách sáng tỏ đời sống giản dị của Bác Hồ trên ba phương diện: cách ăn, cách ở, cách làm việc.

– Cách ăn của Bác rất giản dị: “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm; ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất”. Tác giả nêu lên bốn chi tiết rất cụ thể để chứng minh cách ăn giản dị của Bác. Phạm Văn Đồng đã từng sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức (1925), đã từng bí mật sang Vân Nam gặp Bác (1940). Và từ những ngày ở chiến khu đến Cách mạng tháng Tám và suốt trong những năm dài kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông đã từng sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ, nên mới có thể nói một cách tỉ mỉ, cụ thể về cách ăn của Bác như vậy. Đây là một câu văn bình luận rất hay, từ cách ăn, tác giả ca ngợi đạo đức của Bác: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ”.

– Cách ở của Bác cũng rất giản dị. Tác giả lập luận tương phản giữa tâm hồn và cách ở của Bác; tâm hồn thì “lộng gió thời đại” mà nhà ở của Bác chỉ là nhà sàn “vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng”. Nơi ở “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn” do tự tay Bác trồng vàchăm bón. Tác giả đã bình và ca ngợi cách ở giản dị của Bác “thanh bạch và tao nhã biết bao”.

– Cách làm việc của Bác càng giản dị: “Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ…”. Phong cách làm việc ấy của Bác thể hiện một tinh thần xả thân, bền bỉ, cần mẫn, chu đáo và rất giản dị. Tác giả nêu lên bốn việc rất nhỏ Bác thường làm để ca ngợi cách làm việc giản dị, chu đáo của Bác như: “trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn”. Là Chủ tịch nước nhưng Bác rất giản dị trong sinh hoạt: “Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp”, số người giúp việc và phục vụ Hồ Chủ tịch có thể đếm trên đầu ngón tay, mỗi người được Bác đặt cho một cái tên mới “gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”.

Đoạn văn thứ tư, Phạm Văn Đồng bình luận về đời sống của Hồ Chủ tịch. Cách sống giản dị của Bác không phải là “sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. Đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ là một sự hòa hợp tuyệt đẹp, bởi vì Người đã “sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc sống đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân”. Hòa hợp giữa “đời sống vật chất giản dị’ với “đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất". Hai mặt đối lập mà thống nhất ấy, “là nơi sống thực sự văn minh”, “một gương sáng” mà Bác Hồ đã nêu lên trong thế giới ngày nay. Qua đó, ta thấy cách lập luận của tác giả rất chặt chẽ, lời bình luận rất sắc sảo.

Bình luận (0)
KA
Xem chi tiết
H24
24 tháng 9 2021 lúc 21:27

Tham khảo:

Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của người Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
5 tháng 4 2023 lúc 21:35

Ở vườn nhà Bác có một cây đa tròn đặc biệt do chính tay Bác trồng. (2) Lúc đầu nó chỉ là một nhánh rễ đa bình thường bị gió thổi bay xuống. (3) Nhưng qua đôi bàn tay sáng tạo của Bác, nó đã được cuộn tròn lại, buộc vào hai cái cọc nhỏ rồi trồng xuống đất. (4) Thế là, thay vì lớn lên thẳng đứng, vạm vỡ như mẹ, cây đa lớn lên với thân tròn như cái cổng vòm xinh xắn. (5) Nhờ hành động của Bác Hồ, cây đa đã trở thành nơi vui chơi yêu thích của các bạn thiếu nhi.

Bình luận (0)