viết đoạn văn phân tích cảm xúc của tác giả trước cảnh ngoài lăng bác
viết đoạn văn 12 câu phân tích 4 câu đầu để làm rõ cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác
. Sử dụng câu ghép
và phép lặp
Viết đoạn Quy nạp
12 câu phân tích 4 câu đầu ( khổ 1 viếng lăng bác ) để làm rõ cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng Bác
. Sử dụng câu ghép
và phép lặp
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu diễn dịch trong đoạn văn có sử dụng phép khởi ngữ và phép liên kết câu gạch chân và chú thích với câu trong bài thơ Viếng Lăng Bác ngoại cảnh chỉ miêu tả chấm phá vài viết còn yếu tố tác giả bộ lọc Tâm trạng cảm xúc yêu thương của mình đối với chủ tịch Hồ Chí Minh. Cần gấp ạ phân tích câu có chứa thành phần khởi ngữ rõ với
Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn viên (12câu) làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng bác
tk
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trước khi tiến vào trong lăng để viếng vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN được thể hiện vô cùng sâu sắc và xúc động ở 2 khổ thơ đầu tiên. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và VN nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh VN cũng giống như vậy. Qua đó, người đọc thấy khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ. Khổ thơ thứ hai mở đầu bằng âu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ đầu và khổ thơ thứ hai là hai khổ thơ nói về những cảm xúc của nhà thơ trước khi vào trong lăng viếng Bác.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của tác giả khi hòa vào dòng người viếng lăng Bác
tham khảo
Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại. Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa" nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp làm rõ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời trong đoạn văn có sử dụng phét nối liên kết câu và các thành phần khở ngữ
viết đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp phân tích tổng hợp làm rõ cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất trời trong đoạn văn có sử dụng phét nối liên kết câu và các thành phần khở ngữ
nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác . Theo em ,dùng từ "viếng"trong nhan đề , tác giả đã thể hiên được cảm xúc j?
Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978
Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.
Tham khảo :
Hoàn cảnh sáng tác :
- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 .
- Bài thơ thể hiện một niềm tôn kính lớn lao của tác giả với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện sự đau thương, mất mát khi Bác đã ra đi cùng những cảm xúc mãnh liệt trong tim tác giả.
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào tháng 4 năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác.
- Dùng từ viếng ở đây là ngầm khẳng định Bác đã đi xa, tác giả đã thể hiện được lòng thành kính, xót thương, biết ơn vô hạn của mình đối với Bác
Cho câu chủ đề sau: “Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”.
Hãy viết đoạn văn từ 10 – 12 câu theo phương thức tổng - phân - hợp để làm sáng tỏ ý kiến đó. Đoạn văn có sử dụng phép thế và câu có thành phần phụ chú.
Giúp mình với mình đang cần gấp:((
Bài Làm (bạn tham khảo những ý chính này nhé)
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.Khổ thơ một đã bộc lộ rõ nhữn tình cảm chân thành,tha thiết valongf thành kính của nhà thơ và của mọi người đối với Bác khi đứng trước Lăng Bacs.
Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.