Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là bao nhiêu?
A. 3 vùng
B. 2 vùng
C. 4 vùng
D. 6 vùng
Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là bao nhiêu?
A. 3 vùng
B. 2 vùng
C. 4 vùng
D. 6 vùng
Đáp án: C
Giải thích: Tính đến năm 2015, nước ta đã có 4 vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì nước ta có them vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đến năm 2016, số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Giải thích: Trước năm 2007 ở nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam. Đến năm 2009, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập nên từ đó đến nay ở nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm?
Đáp án: B
Tính đến năm 2007 nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước?
A. 2 vùng.
B. 3 vùng
C. 4 vùng
D. 5 vùng.
Chọn: B.
Đến năm 2007 nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau năm 2007 nước ta có them vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Cho bảng số liệu sau:
GDP của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm, năm 2005 và năm 2007. (Đơn vị: tỉ đồng)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, năm 2005 và năm 2007.
b) Nhận xét về tỉ trọng GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm và cho biết tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lại có tỉ trọng GDP cao nhất.
a) Vẽ biếu đồ
-Xử lí số liệu:
+Tính cơ cấu
Cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, năm 2005 và năm 2007. (Đơn vị: %)
+Tính bán kính đường tròn r 2005 ; r 2007
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước, năm 2005 và năm 2007
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
-Ba vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỉ trọng cao trong GDP cả nước (61,9% năm 2007). Cao nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thấp nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
-Có sự thay đổi trong cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn 2005 - 2007
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giảm (dẫn chứng)
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng (dần chứng)
+Tỉ trọng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giảm (dẫn chứng)
*Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tỉ trọng GDP cao nhất nước ta, vì
-Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long,...)
-Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ
-Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước
-Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,...)
Cho bảng số liệu sau:
GDP của các vùng kinh tế trọng điểm phân theo ngành kinh tế năm 2007. (Đơn vị: tỉ đồng)
a) Vẽ biểu đồ thế hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm nước ta năm 2007.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết.
a) Vẽ biểu đồ
-Xử lí số liệu
+Tính cơ cấu:
Cơ cấu GDP của các vùng kinh tế trọng điểm phân theo ngành kinh tế năm 2007. (Đơn vị: %)
+Tính bán kính đường tròn ( r P B , r M T , r P N )
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của các vùng kinh tế trọng diêm nước ta năm 2007
b) Nhận xét
-Trong cơ cấu GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có cơ cấu GDP tiến bộ, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cao, tỉ trọng nông, lâm, thuỷ sản thấp. Vùng kinh tế trọng điểm miền trung có tỉ trọng nông,lâm , thuỷ sản còn cao
-Nguyên nhân: do các vùng kinh tế trọng điểm hội tụ đầy đủ các thế mạnh, có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ, tập trung chủ yếu vào phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo hạt nhân cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
1) Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2) Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
3) Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
4) Các vùng kinh tế trọng điểm là nơi thu hút mạnh mẽ lao động và tập trung dân cư trên một diện tích rộng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
1) Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2) Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
3) Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
4) Các vùng kinh tế trọng điểm là nơi thu hút mạnh mẽ lao động và tập trung dân cư trên một diện tích rộng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
Năm 2015, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 2517000 tỷ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (Biết rằng năm 2015, GDP của cả nước là 5535300 tỷ đồng)
a) 45,5%
b) 46,0%
c) 454,7%
d) 4,54%
Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ở nước ta. Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Vùng kinh tế trọng điểm: là vùng tập trung lớn về công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là công nghiệp.
- Các tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cho bảng số liệu sau:
GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) của cả nước và các vùng kinh tế trọng điếm năm 2007. (Đơn vị: triệu đồng/người)
a) Vẽ biểu đồ thế hiện GDP/ người của cả nước và các vùng kinh tê trọng điểm ở nước ta, năm 2007.
b) Nhận xét và giải thích.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện GDP/ người của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, năm 2007
b) Nhận xét và giải thích
*Nhận xét
-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có GĐP/ người cao nhất, tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hai vùng này đều có GĐP/ người cao hơn mức trung bình cả nước.
-Vùng kinh tế trọng điếm miền Trung có GDP/ người thấp hơn mức trung bình của cả nước.
*Giải thích
-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam có nhiều thế mạnh, thu hút được nhiều đầu tư, có nhiều ngành mới về công nghiệp và dịch vụ nên có GDP cao, vì thế, GDP/ người cũng cao.
-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn nhiều khó khăn hơn nên GDP/ người chưa thật cao.