Những câu hỏi liên quan
KN
Xem chi tiết
SD
18 tháng 8 2021 lúc 12:23

Body shaming là những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, thậm chí là giữa những người thân trong nhà. Bạn cần hiểu rõ và đối mặt với mặc cảm ngoại hình để những lời nhận xét thiếu thiện ý không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.Body shaming được dịch đúng nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, một hình thức dùng ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người đó cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm. Trong một số trường hợp, người có khuyết điểm ngoại hình cũng tự body shaming chính mình.

Có nhiều loại miệt thị cơ thể như miệt thị thân hình, miệt thị làn da, miệt thị màu da… Trường hợp body shaming phổ biến có thể kể đến fat-shaming, đó là sự chế giễu vì cân nặng như bị chê mập, béo phì. Điều này dễ gây ra sự mặc cảm, suy sụp, rối loạn ăn uống và thậm chí tăng cân cho người bị chỉ trích.

Ngoài ra, những người có thể tạng quá gầy, ốm yếu cũng dễ trở thành đối tượng bị mỉa mai ngoại hình. Vóc dáng là nội dung tiêu biểu trong vấn đề chỉ trích ngoại hình. Hiện nay, tình trạng miệt thị ngoại hình qua mạng xã hội rất phổ biến, mọi người vẫn thường nói người khác quá ốm, quá mập, quá cao, quá thấp trên mạngDù những lời nhận xét không hay về ngoại hình của người khác chỉ mang tính đùa giỡn người nhận những lời đó thì sẽ dễ cảm thấy mặc cảm, buồn bã, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Họ phải nhịn ăn, uống thuốc, tìm đủ mọi cách để đạt được cân nặng, ngoại hình hoàn hảo hơn.

Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.

Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi”. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.Nếu bạn biết được rằng mỗi người đều có quan điểm riêng về cái đẹp thì có lẽ bạn sẽ thấy vui vẻ, tự tin hơn. Chuẩn mực về cái đẹp luôn thay đổi theo thời gian. Ví dụ như ngày xưa da trắng, môi trái tim sẽ được coi là đẹp thì ngày nay có thể da nâu, môi dày mới được xem là hợp mốt.Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực. Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình.

Đôi khi, những người nhận xét không hay về ngoại hình của bạn chỉ để mua vui. Đối với người thân hay bạn bè thì bạn nên nói rõ cảm giác của bạn. Có thể là họ không biết được những lời đùa giỡn đó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hại về ngoại hình.

Body shaming ngày càng phổ biến và có thể vô ý gây nguy hiểm đến sức khỏe lẫn tâm lý cho những người có tính cách nhạy cảm và tự ti. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận về ngoại hình người khác. Ngoài ra, chính bạn hãy thật mạnh mẽ đối mặt với mặc cảm ngoại hình, đừng để body shaming khiến bạn tổn thương nhé.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PT
4 tháng 8 2021 lúc 11:17

Tham khảo

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người.

- Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Vô cảm là 1 căn bệnh nan y gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và xã hội

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm: “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thể hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.

2. Thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống

- Căn bệnh vô cảm ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích):

+ Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như quay cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …

+ Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…

+ Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…

+ Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân…

3. Phân tích nguyên nhân

- Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh

- Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực

- Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa

- Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người

4. Bình luận về tác hại của hiện tượng

- Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác

- Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.

5. Đề xuất các giải pháp phù hợp

- Lên án, phê phán những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh

- Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…

- Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…

- Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ

6. Liên hệ bản thân:

Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh.

III. Kết bài

- Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh.

- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.

Bình luận (0)
HP
Xem chi tiết
DL
5 tháng 2 2023 lúc 11:31

Dàn ý cho bạn nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu hiện tượng: "học sinh tham gia giao thông hiện nay".

Mẫu: VN hiện nay được bầu chọn là một trong những nước có nền văn hóa giao thông khá kém. Vì sao lại thế?. Hôm nay, em xin phép nói về hiện tượng học sinh tham gia giao thông hiện nay để làm rõ vấn đề trên.

Thân đoạn:

- Cách tham gia giao thông của học sinh:

+ Mới lớn thích thể hiện, khoe mẽ nên phóng nhanh tốc độ dẫn đến tai nạn khá nhiều.

+ Vừa đi vừa nói chuyện, nghe điện thoại.

+ Đi thành hàng 2,3 gây nguy hiểm.

+ ....

- Văn hóa giao thông:

+ Còn thiếu ý thức về việc đội mũ bảo hiểm.

+ Đa phần học sinh hiện nay được cha mẹ đưa xe đi học mà chưa được dạy dỗ về ý thức giao thông.

 + ...

- Hậu quả:

+ Gây tai nạn cho bản thân.

+ Làm cho người khác thương tật, (báo cha báo mẹ =)

+ Tốn của cha mẹ bồi thường, sửa xe.

+ ...

- Giải pháp:

+ Thầy cô nhắc nhở các em học sinh về ý thức tham gia giao thông.

+ Cha mẹ cần dạy dỗ cách chạy xe an toàn cho con trước khi đưa xe cho con chạy.

+ ...

- Mở rộng:

+ Không chỉ học sinh hiện nay mà người lớn cũng cần phải có ý thức tham gia giao thông.

- Thực trạng:

+ Hiện tượng bóp kèn khi nghẹt đường diễn ra thường xuyên.

=> Phê phán ý thức, lối suy nghĩ của một số người "sống nhanh, vội".

+ Vượt đèn đỏ trái phép.

+ Lấn lề đường đi bộ khi kẹt xe.

=> Nguyên nhân một phần của học sinh hiện nay lái xe không an toàn là từ sự "làm gương" xấu của người lớn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề lần nữa.

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
NH
21 tháng 12 2023 lúc 22:29

Em không biết

 

Bình luận (0)
NP
11 tháng 12 2024 lúc 20:05

Bài của thầy 

Bình luận (0)
DN
31 tháng 12 2024 lúc 18:59

ko bt


Bình luận (0)
GD
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
2 tháng 10 2021 lúc 8:14

Tham khảo:

Vô cảm là một cách sống nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Bình luận (0)
DN
2 tháng 10 2021 lúc 8:14

TK:Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

Bình luận (0)
LD
Xem chi tiết

TK#

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh nhiên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Bình luận (1)
DK
Xem chi tiết
MN
23 tháng 6 2021 lúc 22:34

Anh/ chị tham khảo:

Giới thiệu vấn đề Bàn luận vấn đề

_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.

_ Nguyên nhân:

+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.

+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.

_ Tác hại:

+ Khiến cho người đọc hoang mang.

+ Gây nên bất ổn xã hội

+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

_ Giải pháp:

+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.

+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.

Bình luận (0)
NO
18 tháng 4 2024 lúc 22:09
1. Dẫn chứng về khó khăn thử thách

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà. Cuộc đời này cũng vậy. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp ta mạnh mẽ hơn cả. Bạn sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.

Andecxen Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cảvới ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.

 

Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. anh nổi tiếng với phương châm “cuộc sống không giới hạn”.

Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. cô đã lập nên quỹ “ước mơ của thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “ngày hội hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, công hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. trung tâm của công hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại nghệ an xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. năm 2006, anh được trung ương đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “hiệp sĩ công nghệ thông tin.

2. Ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Thử thách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó luôn xuất hiện dù bạn có muốn hay không. Nếu cuộc sống không có thử thách vậy cuộc sống đó có buồn tẻ hay không. Bạn có thể tạo ra thử thách cho chính bản thân mình để khám phá những năng lực và giá trị của bản thân hoặc thử thách cũng đến chính từ trong cuộc sống của các bạn. Tuy nhiên thay vì đầu hàng chúng ta sẽ lựa chọn tìm cách giải quyết để biến những thử thách thành cơ hội và vượt qua nó để phát triển bản thân mình hơn. Đối mặt với thử thách chính là rèn luyện bản thân để trưởng thành. Và sau mỗi thử thách ta lại có thêm được những trải nghiệm quý báu. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực để đối đầu và vượt qua những khó khăn thử thách. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được những trái ngọt mà chúng mang lại.

 3. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

a. Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

b. Giải thích

- Thử thách: Là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.

- Vượt qua những thử thách: Là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.

c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

- Mỗi lần vượt qua thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống.

- Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân.

- Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm… Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

- Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự bình ổn, sự phát triển của xã hội.

- hê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thách thức, dễ lùi bước, thỏa hiệp.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công.

- Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng.

4. Dàn ý nghị luận nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách 

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề nghị luận "ý nghĩa của khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người"

Vd: có thể dẫn từ một câu nói nổi tiếng liên quan đến vđnl, hiện tượng đạo lý mình khẳng định,....v...v..

Thân đoạn:

1. Giải thích:

- Ý nghĩa của khó khăn, thử thách:

+ Sau khi trải qua nó, ta sẽ biết giới hạn và giá trị của bản thân mình đang ở mức nào. Từ đó "biết mình" mà cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân.

+ Xây dựng cho ta phẩm chất, tích cách tốt đẹp hơn.

+ Giúp ta nâng cao giá trị bản thân mình.

+ Giúp ta trưởng thành hơn, ngày một tốt đẹp hơn.

2. Phân tích, bàn luận:

- Trong cuộc sống mỗi con người thì chắc chắn ai cũng đã trải qua khó khăn, thử thách. Đó là điều tất nhiên mà ta phải gặp.

D.c: Không nói đâu xa, khi đi học thì thử thách và khó khăn ta gặp phải là những bài kiểm tra, kỳ thi.

+ Và khi kiểm tra như thế, bắt buộc ta phải có kết quả tốt và kéo theo là ta phải tự cố gắng học hành nhiều hơn, chăm hơn.

--> Đó cũng là bằng chứng cho việc: mỗi khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơn.

- Cuộc sống của con người ta phải có khó khăn, thử thách thì khi ấy người ta mới thật sự là sống có ý nghĩa.

D.c: Một người sống quá đầy đủ, nhàn nhã và không có áp lực nào. Họ sẽ trở nên chán nản vì không có mục tiêu sống thực sự.

- Sau khi trải qua một gian nan, khổ cực thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được thành công nhất định cho bản thân mình.

3. Mở rộng.

- Không nên lười biếng, không nên trốn tránh khi gặp phải khó khăn và thử thách. Bởi điều ấy chỉ khiến ta thêm hèn nhát, thêm không có giá trị.

- Thay vào đó, ta phải biết đương đầu với thử thách, không ngại gian khó. Điều đó sẽ giúp ta có thêm một tinh thần kiên định và một ý chí sắt thép.

4. Phản đề:

- Không phải lúc nào cũng là đối mặt với khó khăn mà cần thông minh khéo léo sử dụng tổng hợp trí óc và chân tay.

- Cần biết lượng sức mình chứ không phải khó khăn nào cũng lao đầu vào, kết quả chỉ có thua cuộc.

- Khi muốn đi đốn củi thì phải mài rìu thật kỹ.

5. Liên hệ bản thân mình:

- Bây giờ mình đã biết đương đầu với khó khăn thử thách chưa?

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại ý nghĩa của khó khăn và thử thách trong cuộc sống mỗi người.

- Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ ý nghĩa đến mọi người về vấn đề này.

5. Suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.

 

Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

6. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Khi mọi người gặp thử thách khó khăn, học sẽ luôn luôn nản chí và không muốn vượt qua thủ thách đó. Những nếu chúng ta biết vượt qua thử thách là chúng ta biết cách đừng lên. Biết cách vùng dậy. Khi vượt qua thử thách, các bạn có thể khẳng định được chính bản thân của các bạn. Các bạn có thể nghĩ lại lúc mình rụt rè không dám vươn lên để rồi hôm nay bạn vượt qua thử thách. Trong cuộc sống của chúng ta, không phải là chờ đến cuộc thi mới có thử thách mà đường đời của chúng ta cũng chính là thử thách. Chúng ta mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc một biến động nào đó trong cuộc đời cũng là 1 thử thách. Chúng ta phải biết cách vượt qua đó. Đó chính là thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Thử thách cuộc sống chúng ta luôn cần can đảm để vượt qua nó. Và khi chúng ta vượt qua rồi. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này không chút khó khăn!

7. Nghị luận xã hội về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm , vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng để giữ cho bản thân luôn hướng đến con đường sống đúng đắn. Bản lĩnh là gì? Có rất nhiều khía cảnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Tựu chung lại, bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Có vô số tình huống, sự việc cần chúng ta thể hiện sự bản lĩnh của mình. Ví như trong công việc, khi sếp của mình làm sai hay đồng nghiệp của ta mắc lỗi, nhiều người muốn sự im lặng vì sự phật lòng người khác. Nếu bạn là người có bản thân, bạn sẽ sẵn sàng dám lên tiếng để chỉ ra những điều sai trái ấy. Hay khi ta đi học, bản lĩnh của người học sinh là không để bản thân mình gian lận thi cử, tham gia quay cóp, chép bài trong giờ thi. Đó cũng là khi bạn không sợ bạn bè xấu ghen ghét khi nói ra những sai sót của họ, để cho họ biết sai lầm mà sửa chữa. Bản lĩnh của con người còn được khẳng định qua những lúc căng thẳng, công việc hệ trọng nhưng bạn vẫn giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhiều tài năng tham gia các cuộc thi lớn, nhưng nếu họ thiếu mất bản lĩnh phòng thi, không dám mạo hiểm hay run sợ trước kì thi, thì kết quả thường không đạt được như mong muốn. Đồng thời, bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Tựa như nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì ông có bản lĩnh hơn người, khi bị giặc bắt cũng không hề run sợ, nhún nhường khiến người đời nể trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vậy, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Có rất nhiều tấm gương tuy cuộc sống gia đình khó khăn, gặp nhiều biến cố nhưng họ vẫn kiên cường chiến đấu, đứng lên. Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng SeaGame 29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì nhận tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao nước nhà. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện.Những người có trí lớn, học rộng hiểu sâu thì thường có bản lĩnh hơn người. Chẳng vì thế mà những người anh hùng, những tỉ phú khi chia sẻ, họ đều mang dáng dấp của những người có tố chất thủ lĩnh mang bản lĩnh rất lớn. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có ý chí kiên cường ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

 8. Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, chúng ta cần bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình bởi lẽ đời người vốn dĩ là một cuộc hành trình vượt qua những thử thách. Trong cuộc đời, mỗi con người ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn gian khổ để trưởng thành và khôn lớn. Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng. Người có tinh thần vượt khó khăn, thử thách là những người luôn cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, gặp khó khăn không chùn bước, vấp ngã biết đứng dậy và đi tiếp, không bỏ cuộc. Họ luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ mà bản thân mình đã đề ra. Khi chúng ta vượt qua thử thách, ta sẽ đến thành công, sẽ đạt được mục tiêu, đạt được những gì ta mong muốn. Bên cạnh đó, người vượt qua được những khó khăn thử thách sẽ rèn luyện được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác và được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo. Tuy nhiên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

9. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

10. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 2

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Nếu như chúng ta không có bản lĩnh, ý chí và nghị lực để vượt qua thì mãi mãi chúng ta sẽ không thoát khỏi cái hố sâu đó. Như vậy, bản lĩnh có vai trò quan trọng làm nên sự tồn tại của một con người. Bản lĩnh chính là việc dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bản lĩnh không phải là một bản chất có sẵn, nó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu. Những người có bản lĩnh thường là những kẻ sẽ thành công nhanh hơn và chắc chắn hơn. Bản lĩnh là một đức tính tốt đối với mỗi người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho mình một bản lĩnh, kiên cường để có thể trở thành một công dân có ích.

 11. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 3

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

12. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 4

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết