Những câu hỏi liên quan
PC
Xem chi tiết
DH
22 tháng 2 2023 lúc 16:16

Từ gợi ý của mình bạn tham khảo và triển khai thêm nhé: 

Mở bài:

Nêu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ: ví dụ như coi văn chương là phù phiếm

– Thân bài:

+ Nêu nguyên nhân của thói quen đó: Ảnh hưởng bởi những nguồn thông tin cho rằng học văn chương không có lợi gì vì chỉ cần học thuộc sẽ cần điểm cao; những điều văn chương truyền tải không còn phù hợp với cuộc sống ngày hôm nay.

+ Tác hại của thói quen: Khiến chúng ta có quan niệm và góc nhìn phiến diện về môn văn --> không thể cải thiện môn học này

+ Lợi ích của việc từ bỏ thói quen: Chúng ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp văn chương bồi dưỡng tâm hồn mỗi ngày

+ Giải pháp để từ bỏ thói quen: Hãy tìm thử những áng văn chương hấp dẫn và thú vị, dùng cách riêng để cảm nhận nó ta sẽ thấy giá trị khổng lồ ẩn chứa sau mỗi trang sách

– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 2:22

Bài nói tham khảo – Từ bỏ thói quen đi học muộn

Bạn đã bao giờ đi học muộn chưa? Chưa ư? Hay là có mà không nhớ nổi? Tôi cá là trong suốt quãng đời học sinh cũng như sinh viên của mình bạn đã ít nhất một vài lần đi học muộn. Đi học muộn dường như là một đặc sản chỉ có ở hội sinh viên Việt Nam. Đây là một thói quen cực kỳ xấu và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân mỗi người.

Quỹ thời gian của ai cũng cực kỳ quý giá và không phải lúc nào chúng ta cũng biết quản lý nó một cách hiệu quả, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn thời gian trong ngày của những người trẻ là học tập, nghiên cứu, ăn, ngủ và có rất ít trong số đó phải làm việc. Thế nhưng nhiều người không hề biết trân trọng quỹ thời gian đó, sử dụng nó một cách vô cùng lãng phí. Điển hình trong số đó là tình trạng đi học muộn. Đáng nghẽ thời gian đó là để ngồi trên lớp, nghe thầy cô giáo giảng bài cùng các bạn thì chúng ta lại đang bận ngủ, bận ăn, bận chơi. Thật sự là chúng ta đang quá lãng phí thời gian của mình.

Đi học muộn tôi xin khẳng định đó là một thói quen xấu, trước hết nó khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt bạn bè. Chẳng ai yêu thương và tôn trọng với người thường xuyên đi học muộn, danh dự cũng như uy tín của bạn sẽ bị suy giảm trong mắt người khác. Việc đi học muộn trước hết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính bạn, vì bạn không tiếp thu được bài dạy của thầy cô do không đến lớp kịp, chẳng ai có thể giảng lại bài cho một mình bạn được. Sau đó nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến những người xung quanh, thầy cô đang giảng bài bị cắt đứt mạch suy nghĩ, các bạn trong lớp cũng bị ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học… khiến người khác vô cùng khó chịu với bạn.

Nguyên nhân do đâu khiến bạn đi học muộn, nếu vì một số lý do bất khả kháng như xe hỏng trên đường, xe buýt bị trễ giờ, trục trặc ở tuyến đường bạn đến trường thì sự cố đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vì một số lý do khác như do bạn ngủ quên, do bạn lười, cố tình đi học muộn để không bị kiểm tra bài cũ, hoặc bạn nghĩ rằng đi học muộn là sở thích của mình thì điều đó cực kỳ đáng lên án.

Nói chung dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc đi học muộn cũng đã vi phạm đến nội quy trường lớp. Bây giờ bạn có thói quen đi học muộn và sau này bạn cũng có thói quen đi làm, đi chơi hoặc đi bất kỳ đâu cũng muộn, gây ảnh hưởng đến tập thể. Thói quen xấu này bạn cần phải từ bỏ ngay bây giờ. Bằng cách nào?

Thứ nhất hãy luôn chủ động quản lý quỹ thời gian cho mình, trân trọng thời gian vì nó là vàng bạc, một khi đã đánh mất thời gian thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được. Thứ hai hãy luôn ngủ sớm, đặt báo thức đúng giờ để chủ động về thời gian, không đi học khi quá kíp giờ. Thứ ba kiểm tra xe cộ thường xuyên, ngay từ hôm trước để khắc phục những sự cố nếu có. Và quan trọng hơn cả nếu bạn là người luôn có ý thức, chủ động, tích cực thì dù gặp hoàn cảnh nào bạn cũng không bao giờ đi học muộn.

Thói quen đi học muộn rất xấu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân bạn và những người xung quanh. Vậy thì bây giờ, ngay lúc này bạn hãy khắc phục và loại bỏ nó ngay nhé!

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
21 tháng 11 2023 lúc 21:54

     Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Thói quen xấu, thói quen không lành mạnh có thể dẫn đến những tác hại, hậu quả mà chúng ta không thể dự đoán được. Một thói quen không tốt mà không chỉ người lớn cần từ bỏ mà cả những em học sinh, sinh viên cần phải lưu ý khi ra đường, đó là thói quen không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe gắn máy.

     Khi tham gia giao thông, đặc biệt là ở người lớn và trẻ nhỏ, rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội mũ nhưng đội mũ không đảm bảo chất lượng được khuyên dùng. Chính phủ và Nhà nước đã nhiều lần đưa ra những hình phạt nghiêm khắc, xử phạt những trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Nhưng nhìn chung thói quen ấy vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của người dân đặc biệt là những em học sinh khi đi xe đạp điện thường đội những chiếc mũ bán ở vỉa hè, không đảm bảo chất lượng. Hay một số bậc phụ huynh coi nhẹ sự an toàn của con em mình khi tham gia giao thông, thiếu trách nhiệm trong việc dạy bảo các em phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng bản thân.

     Qua việc tìm hiểu và khảo sát cho thấy, thói quen không đội mũ bảo hiểm ở người lớn được hình thành là do mũ bảo hiểm khiến họ cảm thấy khó chịu nhất là vào những ngày hè việc đội mũ dễ ra mồ hôi, gây khó chịu cho da đầu. Hay đôi lúc do quá vội mà họ quên đội mũ rồi dần dần hình thành thói quen không đội mũ khi tham gia giao thông. Còn ở lứa tuổi học sinh như chúng ta, việc không đội mũ bảo hiểm là vì nó không hợp thẩm mỹ, cảm thấy khó chịu khi đội, … Đây chính là một số lý do dẫn đến tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông của mọi người hiện nay, cũng là nguyên nhân trực tiếp của việc gia tăng các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại tính mạng con người.

     Việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hay xe gắn máy là một thói quen không tốt, cần phải được từ bỏ ngay từ bây giờ. Thói quen này không chỉ gây ảnh hưởng đến tính mạng bản thân mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Cá nhân tôi đã từng có thói quen không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và sau một vụ tai nạn ngoài ý muốn, tôi đã ý thức được sự nghiêm trọng của thói quen này, và tôi đã quyết tâm từ bỏ nó để giữ an toàn cho tính mạng của bản thân. Hay đã có rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe đạp điện, xe gắn máy, dẫn đến thiệt mạng về tính mạng con người được đưa tin trên báo là do việc nạn nhân không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Đặc biệt là những vụ tai nạn đâm xe có nạn nhân là những học sinh không đội mũ bảo hiểm, lái xe với tốc độ nhanh khi đi trên đường. Đội mũ bảo hiểm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh chấn thương đầu và tử vong do tai nạn giao thông gây ra, cần hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm mỗi khi ra đường.

     Vậy để từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm thì cần phải làm như thế nào? Chính phủ và Nhà nước ta cũng đã đưa ra những điều luật, hình phạt cho những ai tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, phạt tiền hoặc tịch thu xe, bằng lái xe. Nhưng nếu chỉ đưa ra bộ luật mà người dân không tự ý thức về thói quen, hành vì của mình thì tình trạng không đội mũ bảo hiểm vẫn sẽ diễn ra. Đầu tiên, mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường không phù hợp với thẩm mỹ của một số người đặc biệt là ở lứa tuổi thanh, thiếu niên, do đó các bậc phụ huynh có thể trang trí thêm một số hình dán lên mũ bảo hiểm cho đẹp hơn. Ngoài việc trang trí mũ cho hợp thẩm mỹ thì chúng ta cần phải luôn ghi nhớ việc đội mũ bảo hiểm khi ra đường, có thể luôn treo mũ ở xe hoặc để mũ ở trên tủ giày hay treo ở gần cửa, … để mỗi khi ra ngoài chúng ta sẽ nhìn thấy và không bị quên phải đội mũ nữa. Việc để mũ ở những nơi dễ thấy, dễ cầm sẽ giúp ta hình thành thói quen đội mũ dễ dàng hơn, sẽ không còn tình trạng quên không đội mũ mỗi khi ra ngoài nữa. Một khi người lớn đã có thói quen đội mũ bảo hiểm thì việc hình thành thói quen đội mũ cho trẻ em cũng sẽ đơn giản hơn, vì trẻ em thường hay học theo những việc làm của người lớn.

     Mỗi chúng ta đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe mô tô, xe máy có thể giảm được 42% nguy cơ tử vong với xác suất tùy thuộc vào tốc độ của từng xe. Vì vậy, để hạn chế chấn thương ở đầu, mỗi người dân cần có ý thức thực hiện nghiêm quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông. Tôi và các bạn những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cũng cần có ý thức, tự hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm và tuyên truyền thói quen tốt đến với mọi người xung quanh ta để bảo vệ an toàn tính mạng của bản thân mình.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 2:22

- Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

+ Trình bày rõ ràng vấn đề thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.

+ Xác định mục đích lí do viết bài luận.

+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lím

+ Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+ Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+ Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
MP
31 tháng 8 2023 lúc 20:44

Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu về kiểu bài, nêu ra những điểm lưu ý.

Lời giải chi tiết:

Những lưu ý khi thực hiện bài viết và bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm:

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
QL
31 tháng 8 2023 lúc 20:44

Đề 1: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại.

Bài viết

     Bạn thân mến, đã gần đến kì thi cuối kì rồi - kì thi mà hầu hết các bạn học sinh đều cảm thấy hết sức hệ trọng và áp lực. Việc học tập làm sao cho thật tốt là điều mà bất cứ bạn nào cũng quan tâm. Có bạn mải chơi, thức đến hai, ba giờ sáng để vào mạng xã hội. Có bạn lại chăm học quá mức đến khuya. Việc thức khuya dù vì lí do gì thì cũng là một thói quen không tốt. Kì thi cuối kì đang sắp đến gần, mình muốn viết bài này để nhắn nhủ đến các bạn hãy có những thói quen lành mạnh.

     Hiển nhiên, sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả... "stress", muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái. Nhưng mình cho rằng việc thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt. Hay kể cả bạn cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya cũng không phải là một thói quen tốt. Không những không tốt, mà còn có hại. Bởi vì đây là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Như vậy, sức khỏe sẽ không để đảm bảo. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Cho dù bạn chơi vào cuối tuần, thì nó cũng làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Điều đó thật không tốt chút nào. Nếu tình trạng thức khuya kéo dài, cơ thể có khả năng suy nhược.

     Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hi vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn... toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

     Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen này. Dù thói quen là một thứ khó thay đổi, nhưng không có nghĩa chúng ta không làm được. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm mà thôi! Sẽ mất một vài ngày đầu để ta bắt nhịp với một thói quen mới. Nhưng ta sẽ làm được, tất cả là dựa vào ý chí, nghị lực của bản thân. Thói quen mới gắn với một sự ganh đua nho nhỏ, gắn với một niềm vui nho nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

       Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp. Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có kết quả học tập khả quan, một sức khỏe tốt và một làn da mịn màng!

      Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn có được những thói quen tốt!

Bình luận (0)
QL
31 tháng 8 2023 lúc 20:45

Đề 2: Hãy viết một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.

Bài viết

     Ngày nay, đi trên đường phố, ta bắt gặp rất nhiều người nhuộm tóc. Tôi cho rằng đó là một chuyện làm đẹp hết sức chính đáng và bình thường của con người. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm cho rằng, việc nhuộm tóc là hư hỏng. Đây là một quan niệm chưa có sự cởi mở nếu không muốn gọi là sai lầm. Để lí giải cụ thể, em xin được trình bày trong bài viết dưới đây.

     Các cụ ta vẫn có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Thật vậy, nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người có thể biết đó là người chăm chỉ, gọn gàng hay không. Nhìn vào hàm răng, mái tóc của một người, ta cũng có thể biết người đó có để ý đến vẻ bề ngoài của bản thân hay không. Vậy là, từ xa xưa, chuyện tóc tai, làm đẹp cũng đã được các cụ để ý. Quan niệm cho rằng nhuộm tóc là hư hỏng một phần đến từ quan niệm về thẩm mỹ. Màu tóc của người Việt Nam vốn là màu đen. Đến khi cao tuổi, tóc từ màu đen sẽ đổi sang màu trắng. Quan niệm về cái tự nhiên, về cái quen mắt là đẹp vốn đã có hàng nghìn năm. Thời ấy, chưa có công nghệ hiện đại và sự phát triển như bây giờ. Thế nên, chắc chắn con người ta chỉ có thể để màu của tóc theo tự nhiên và dần hình thành quan niệm về cái đẹp của mái tóc. Ngày nay, con người ta vẫn giống như ngày trước, vẫn có nhu cầu làm đẹp, vẫn biết để ý đến hình thức của bản thân. Chỉ có điều, quan niệm về thẩm mỹ đã có sự đổi khác, mái tóc không nhất thiết phải là màu đen. Nói đến quan niệm thẩm mỹ, tôi lại nhớ, trước kia, ở ta có tục nhuộm răng đen. Nhưng thời đại ngày nay, chẳng còn mấy người nhuộm răng như vậy nữa.

     Em cho rằng, việc nhuộm tóc chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế, phù hợp với bản thân và không gây hấn với xã hội là được. Chúng ta sẽ khó thể nào mà chấp nhận một người khỏa thân đi ở ngoài đường. Điều đó vẫn nằm ngoài sức tưởng tượng và mức độ chịu đựng của em. Nhưng với mái tóc, em thấy không có vấn đề gì cả. Con người có quyền lựa chọn màu tóc là một cách để thể hiện cá tính, để làm đẹp và để tự tin hơn.

      Nhuộm tóc chưa chắc đã là hư hỏng và không nhuộm tóc chưa chắc đã là không hư hỏng. Em được biết đến một tội phạm giết người ở Việt Nam vào khoảng năm 2011. Anh ta là một người có mái tóc màu đen. Em cũng được biết đến hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên, một cô gái biết sử dụng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tràn đầy tự tin và cống hiến, có mái tóc nhuộm màu nâu. Và chính bản thân em, một học sinh có thể coi là ưu tú, con ngoan trò giỏi trong lớp, cũng đã từng nhuộm tóc. Thật may là bố mẹ tôi cũng không hề phản đối chuyện này.

     Em chỉ mong rằng chúng ta sẽ nhìn nhận một cách đúng đắn, bao dung, bớt khắt khe hơn về việc nhuộm tóc. Vì chỉ khi cố gắng tìm hiểu một điều gì đó, ta mới có cơ hội để hiểu được tận gốc của vấn đề.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 11 2023 lúc 2:20

Bài viết tham khảo

Đề 1:

     Thuốc lá, mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe con người hiện nay.

     Thuốc lá là một loại sản phẩm được sản xuất từ cây thuốc lá được chế biến dưới các dạng như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc một số dạng khác. Đối tượng sử dụng thuốc lá hiện nay rất đa dạng: trẻ vị thành niên, học sinh, phụ nữ, người già nhưng phổ biến nhất là nam giới ở mọi lứa tuổi.

     Hằng năm, theo thống kê của bộ y tế, khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư. Khói thuốc lá chứa các thành phần gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe hô hấp, phổi của con người. Những người sử dụng thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, xiêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi… và thậm chí là ung thư phổi Đặc biệt, hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe người hút mà còn vô tình trở thành vũ khí giết người vô hình khi gây hại cho cả những người hít phải khói thuốc lá một cách thụ động. Khi hít phải khói thuốc lá thụ động, mọi đối tượng đều có khả năng mắc những căn bệnh giống với người hút thuốc lá hay thậm chí mức độ nặng hơn. Một số trường hợp, sản phụ do hít phải quá nhiều khói thuốc lá đã dẫn đến dị tật bẩm sinh thai nhi, người già đau ốm, trẻ em đề kháng thấp. Theo số liệu thực tế cho thấy Việt Nam mỗi năm có hơn 40.000 người tử vong vì khói thuốc lá. Và có hàng vạn những trường hợp vô tình trở thành nạn nhân của khói thuốc khi đứng và di chuyển ở nơi công cộng.

     Tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người là vô cùng nghiêm trọng, tuy nhiên lại có rất nhiều người nghiện thuốc lá và nguyên do lí giải cho sự gia tăng về số lượng người hút là bởi vì thuốc lá kích thích sự tò mò và thế giới tư duy của người viết. Đặc biệt, thuốc lá rất khó để bỏ, có những người đã từng bỏ cả vài tháng nhưng sau đó lại quay lại sử dụng. Có thể thấy, mức độ thu hút của thuốc lá thực không đơn giản.

     Người thân xung quanh tôi đã từng có rất nhiều người nghiện thuốc lá ví như bố tôi chẳng hạn. Một ngày ông sử dụng tới 2 bao thuốc thăng long và nhiều hơn nếu có thời gian sử dụng, răng ông ố vàng, miệng ông đượm mùi thuốc, người ông gầy gò ốm yếu và chẳng thấy da thịt sức sống gì. Không chỉ có ông, chị em tôi cũng là người bị ảnh hưởng nặng nề từ điều ấy, tôi và chị gái có sức khỏe hô hấp cực kì kém mắc viêm mũi viêm xoang từ nhỏ và rất dễ bị viêm phế quản và viêm phổi mỗi khi trời lạnh. Nhận ra sự ảnh hưởng tiêu cực lớn đến sức khỏe cả gia đình, ông đã quyết định từ bỏ thuốc lá. Ông là một người đã hút thuốc lá thâm niên tới 20 năm, nhưng đến năm 2017, ông đã chính thức từ bỏ thuốc lá, bài trừ thuốc lá ra khỏi căn nhà của tôi. Cách để ông quên hẳn thuốc lá sau nhiều lần “bỏ hụt” chính là lấy cháu gái của tôi làm động lực. Ông tự động viên mình, phải cho cháu gái một môi trường sống khỏe mạnh khi ra đời, vậy nên ông đã ném bỏ bao thuốc ngay thùng rác bệnh viện ngày cháu bé xuất hiện. Đó là một điều kì diệu mà chính chúng ta cũng không thể lí giải được. Bên cạnh những cách thức cai nghiện thuốc lá bằng tâm lí thì cũng có những phương pháp khác qua vật lí trị liệu hoặc sử dụng các loại viên ngậm, nước súc miệng tạo cảm giác không thèm thuốc giúp người nghiện thuốc bài trừ dần dần và loại bỏ thói quen xấu này.

     Đến nay, ông đã bỏ thuốc được năm năm, sức khỏe ông tốt lên rất nhiều, từ một người nặng 50kg nay ông đã lên 65kg, răng ông trắng hơn, miệng không còn hôi, không còn mệt mỏi và thể lực tốt, tinh thần thoải mái, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe và sức khỏe hệ hô hấp của cả gia đình tôi cũng có những chuyển biến tích cực hơn rất nhiều.

     Chúng ta không xấu, môi trường công cộng không xấu nhưng khói thuốc chúng ta sử dụng rất xấu vì vậy hãy chung tay xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh cho sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội. “Hãy nói không với thuốc lá, hãy là người thông thái với những thói quen sống của bản thân mình”.

Bình luận (0)
HM
26 tháng 11 2023 lúc 2:21

Bài viết tham khảo

Đề 2: Hãy từ bỏ thói quen kỳ thị với những người khuyết tật

     Chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác cả. Chúng ta may mắn thì được lành lặn như bao người. Nhưng cũng có biết bao nhiêu người sinh ra thiệt thòi, người thị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Người khuyết tật là những người không được lành lặn, may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu những sự dày vò về thể xác, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị, xa lánh họ. Vấn nạn kỳ thị, xa lánh người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

     Kỳ thị người khuyết tật là thái độ thiếu tôn trọng, xa lánh, phân biệt đối xử với những người khuyết tật. Có thể chỉ bằng một ánh mắt coi thường xa lánh hoặc có thể là thái độ thiếu hòa nhã, tôn trọng với họ. Thấy họ đến thì dè bỉu, chê bai, xa lánh không ngồi cùng với họ. Chúng ta công nhận trong xã hội này có rất rất nhiều những thái độ, hành vi kỳ thị người khuyết tật vẫn đang xảy ra hàng ngày. Vấn nạn này thực sự rất đáng báo động.

     Pháp luật Việt Nam đã quy định người khuyết tật có quyền bình đẳng như bao người bình thường khác, họ cần được đối xử như những người bình thường. Vì vậy bất kỳ hành vi kỳ thị, đối xử phân biệt, thậm chí phỉ báng, xúc phạm, đánh đập họ đều có thể bị xử phạt. Biết được điều đó nhưng vẫn có rất nhiều người có thái độ phân biệt, kỳ thị với những người khuyết tật. Tại sao vậy?

     Thứ nhất là những nhận thức còn eo hẹp của những người xung quanh. Rất nhiều người cho rằng người khuyết tật là do kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này bị trừng phạt, do đó, kỳ thị với họ là xứng đáng với những gì họ nhận được. Thứ hai là có một số người quan niệm những người khuyết tật có hình dạng xấu xí, dị hợm, tiếp xúc hay qua lại với họ chỉ mang đến những điều xui xẻo, đen đủi nên giữ khoảng cách với họ, lập ra ranh giới với họ. Tóm lại sự kỳ thị với người khuyết tật đều xuất phát từ những nhận thức lệch lạc của con người.

     Hậu quả của sự kỳ thị này vô cùng nghiêm trọng. Trước hết là với chính những người khuyết tật. Do bị kỳ thị, xa lánh họ không được tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội, hậu quả là không xin được việc, không thể lao động sản xuất để nuôi sống bản thân mình. Sau nữa là cho xã hội, những người khuyết tật không lao động được thì cũng là gánh nặng cho xã hội. Rất nhiều người khuyết tật bị lăng mạ, sỉ nhục, thậm chí bị bỏ rơi, nguyền rủa, không chăm sóc, điều đó thực sự là tiếng chuông đáng báo động về sự suy đồi đạo đức trong xã hội.

     Tóm lại kỳ thị những người khuyết tật là một hành vi xấu xí, rất đáng lên án. Chúng ta hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấy được rằng: họ rất đáng thương, sinh ra đã thiệt thòi hơn người khác, chúng ta thay vì kỳ thị họ hãy đối xử bình đẳng với họ, động viên họ để họ có thêm nghị lực sống, trở thành người có ích cho xã hội.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
QL
14 tháng 12 2023 lúc 16:41

Bình luận (0)