Những câu hỏi liên quan
SE
Xem chi tiết
SE
Xem chi tiết
SE
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MH
19 tháng 3 2022 lúc 5:14

Tham khảo:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DT
7 tháng 4 2020 lúc 10:12

Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.

Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng?

“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LN
Xem chi tiết
MN
3 tháng 8 2021 lúc 21:03

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ. Trong đó, hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. Ngày nay, chúng ta hãy vẫn trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống xưa ấy, để cho hồn cốt bản sắc của dân tộc VN không bao giờ bị mất đi!

Câu chứa câu cầu khiến: In đậm nghiêng

 

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết
KL
28 tháng 2 2021 lúc 8:08

- Bài thơ khép lại bằng những giai điệu dân ca xứ Huế ngọt ngào, đằm thắm và trữ tình. Những câu thơ như nhịp láy lại của khúc ca xuân nghe dịu dàng, đằm thắm.

+ Khúc nhạc "Nam ai" da diết, buồn thương quyện hòa cùng giai điệu "Nam bình" dịu ngọt, êm ái.

+ Giai điệu dịu ngọt hòa cùng "nhịp phách tiền" tươi vui, giòn giã khép lại để lại những dư âm về cuộc sống mới và sức sống mới của dân tộc.

- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giàu sức gợi.

-Những lời kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân.

 

Bình luận (0)