Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn)
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn)
Câu chuyện nói về nghị lực và của vận động viên khi thi đấu. Những thành tích đáng nể làm người hâm mộ quý mến và trở thành niềm tự hào của đất nước.
Trao đổi về nội dung câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.
a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó? Vì sao?
b) Câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới
Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.
Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.
Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.
Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.
Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
b) Theo em, chúng ta nên làm gì để có sức khoẻ tốt?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần ngủ đủ giấc, tập thể dục và vận động thường xuyên, ăn uống đầy đủ và đủ chất, uống nhiều nước, giữ tinh thần vui vẻ tránh căng thẳng.
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
b) Theo em, cần làm gì để trở thành người có đức có tài, có ích cho xã hội?
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
a) Hs tự trao đổi
b, Trước hết hãy tu dưỡng đạo đức, biến nó thành nền tảng để phát triển những khả năng khác của bản thân. Luôn hướng đến những điều tốt đẹp và không có ý nghĩ tham lam, cực đoan muốn đạt được những thứ không phải của mình. Sau đó ta mới nghĩ đến việc cải thiện khả năng tư duy của bản thân. Căn nguyên của tài năng có lẽ không chỉ là sự thông minh sẵn có mà nó còn nằm ở sự nỗ lực, phấn đấu và rèn luyện trong một quá trình dài đầy khó khăn và chắc chở. Chỉ cần con người có đạo đức tốt, ý chí mạnh mẽ thì mọi điều ta mong muốn đều có thể đạt được, chỉ phụ thuộc vào yếu tố thời gian.
Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
a, Bác Hồ là nhân vật em thích nhất. Vì Bác là một người có lối sống giản dị, tiết kiệm, chí công vô tư.
b, Bài học mà chúng ta rút ra được trong câu chuyện này chính là một lối sống giản dị, tiết kiệm ở Bác Hồ. Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để mỗi người chúng ta noi theo.
Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?
Tham khảo
a, Em thích nhân vật Ma-gien-lăng với chuyến đi vòng quanh thế giới. Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.
b, Câu chuyện ca ngợi tinh thần, khát khao khám phá, thám hiểm trái đất của con người.
Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Tình cảm họ hàng, làng xóm được thể hiện qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó như thế nào?
b) Nói điều em tưởng tượng được (về cảnh vật hoặc ý nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật) qua một chi tiết trong câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó.
Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.
Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".
Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?
b) Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu thế nào là lòng dũng cảm?
- Em thích nhân vật Phan Đình Giót. Vì trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Phan Đình Giót vùng dậy, ôm bộc phá lao lên rồi bịt kín lỗ châu mai của quân địch để đồng đội của mình tiến lên đánh giặc.
- Qua câu chuyện, theo em dũng cảm là dám hi sinh thân mình để bảo vệ cho Tổ quốc, cho nhân dân và cho lẽ phải.
Trao đổi về câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn , bài báo) đó? Vì sao?
b) Em học được điều gì qua câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó?
a, Em thích nhân vật Kim Đồng. Vì anh Kim Đồng rất dũng cảm, gan dạ, thông minh.
b, Tình yêu nước được thể hiện ở tất cả các lứa tuổi, ngay cả lứa tuổi thiếu nhi. Nhân vật Kim Đồng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em học tập và noi theo.
Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:
a) Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó? Vì sao?
b) Em học được điều gì qua câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) đó?
a, Em thích nhân vật Kim Đồng. Vì anh Kim Đồng rất dũng cảm, gan dạ, thông minh.
b, Tình yêu nước được thể hiện ở tất cả các lứa tuổi, ngay cả lứa tuổi thiếu nhi. Nhân vật Kim Đồng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em học tập và noi theo.