Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.
Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.
Đặt câu | Tác dụng | |
Chứa trợ từ | Cậu ấy chính là người đạt giải Nhất cuộc thi Học sin giỏi Quốc gia môn Văn. | đánh giá, xác định về người được nhắc đến |
Chứa thán từ | Chao ôi! Mọi thứ ở nơi đây mới lung linh làm sao | bộc lộ cảm xúc, tình cảm |
Hãy chọn một tác phẩm truyện mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định đề tài của truyện
b. Kể tên các nhân vật và nêu đặc điểm tính cách của nhân vật chính
c. Liệt kê các sự việc tiêu biểu của cốt truyện. Dựa vào các sự việc đó để tóm tắt nội dung cốt truyện
Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi
- Đề tài của truyện: trẻ em
- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên
Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật
Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.
- Cốt truyện:
1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn chim chìa vôi.
2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.
3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.
4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.
Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.
Em đã được học, được đọc về truyện ngụ ngôn. Hẳn nhiều truyện đã đưa lại cho em ấn tượng sâu sắc vì bài học rút ra từ đó rất gần gũi, thiết thực. Em hãy kể lại một truyện ngụ ngôn, nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Bài nói tham khảo:
“Ếch ngồi đáy giếng” là câu chuyện kể về một con ếch có thói huênh hoang, kiêu ngạo và cuối cùng vì chính sự kiêu ngạo ấy mà ếch ta nhận được một bài học đắt giá. Ngày xưa có một con ếch nọ sống trong một cái giếng bị bỏ hoang, chú ta ngày nào cũng cất tiếng kêu ộp ộp khiến cho những sinh vật nhỏ bé trong giếng sợ hãi, rè chừng.
Ếch ta lấy làm thích chí lắm và cho rằng bầu trời trên kia cũng chỉ bằng chiếc vung. Cứ như vậy ếch ta sống đắc ý qua ngày, không những vậy con ếch còn thường xuyên dùng sức mạnh của mình để bắt nạt, chèn ép những sinh vật nhỏ bé, yếu đuối trong giếng khiến cho mọi sinh vật đều sợ hãi.
Một ngày nọ có trận mưa lớn khiến cho nước trong giếng dâng lên cao, ếch ta lần đầu ra khỏi giếng, ngước mắt lên bầu trời thì thấy bầu trời vô cùng rộng lớn,ếch ta lấy làm bực bội liền cất tiếng kêu ộp ộp như muốn thu nhỏ lại không gian bầu trời và mình vẫn là chúa tể đáng kính. Nhưng đáng thương thay vì mải nhìn lên trời mà ếch ta bị một con trâu đi ngang qua và dẫm bẹp.
Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về thói kiêu ngạo, coi trời bằng vung, đó là nhận thức hạn hẹp của những người thường huênh hoang về sức mạnh của mình, cho mình là nhất và dùng sức mạnh ấy để gây ra những đau khổ cho người khác.
Tôi vốn làm nghề thầy bói đã lâu nhưng chưa có tiếng tăm gì mấy nên không đắt khách cho lắm. Cùng đồng môn với tôi là bốn anh thầy bói cũng mù như tôi. Một cái chợ nhỏ mà có tới năm ông thầy bói nên đã ế lại càng ế. Hôm ấy, nhân buổi ế hàng, chúng tôi họp lại nói chuyện gẫu với nhau. Thấy tôi phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào, các thầy cũng nhao nhao có ý kiến. Đang thảo luận rôm rả, bỗng nghe có người nói có voi đi qua. Năm ông thầy bói chúng tôi chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Sốt ruột tôi và năm ông chỉ chờ người quản tượng đồng ý là xông vào lấy tay sờ mong tưởng tượng cho được hình dáng của con voi.
Trong khi tôi đang hí hoáy sờ, nắn thì đã nghe ông thầy bói thôn Đoài lên tiếng:
- Chao ôi! Tưởng con voi thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Tôi chưa kịp ý kiến, ông thầy thôn Đông vội cãi:
- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn chứ.
Ông thầy thôn Hạ to mồm nói át ngay:
- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc. Sao sai được.
- Nhầm! Nhầm hết! Nó như cái cột đình – Thầy thôn Thượng quát to.
Nghe mấy ông phát ngôn linh tinh, tôi cáu quá, giơ gậy lên hua hua:
- Bốn ông đều sai cả. Nó tun tủn như cái chổi xể cùn mới đúng!
Thế rồi chúng tôi không ai chịu ai. Không kiềm chế được mới xông vào đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Đến khi người đi chợ chạy lại can ngăn chúng tôi mới dừng lại. Bây giờ tôi nghĩ lại càng thêm xấu hổ. Hoá ra tất cả chúng tôi đều sai cả. Chúng tôi mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi nhưng đã dám khẳng định đó là voi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của voi thật nhưng đó mới chỉ là một bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả con voi. Giá như lúc đó chúng tôi tỉnh táo, bình tĩnh lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi người quản tượng thì đâu đến nỗi xấu hổ và đau đớn như lúc này. Thật là một bài học nhớ mãi.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi.
Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá.
Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao?
Tham khảo!
Các đề tài nói và nghe đã thực hiện:
- Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân)
- Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân
=> Đề tài mà em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất là giới thiệu về một cuốn sách vì em rất thích đọc sách và yêu những giá trị được truyền tải thông qua những trang sách.
Xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười trên.
- Đề tài: mỉa mai, châm biếm
- Cốt truyện kể về việc một ông chồng cứ ngỡ vợ khen mình văn hay, chữ đẹp nhưng sự thật thì người vợ đang trêu trọc, châm biếm.
- Bối cảnh: cặp vợ chồng cùng trao đổi, nói chuyện hằng ngày.
Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.
b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.
c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Tham khảo!
Chọn bài thơ “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
a.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.
- Về luật: Luật trắc
- Về đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6
b. 3 phần
- Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi
- Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi
- Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành
c.
- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị
+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ
+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
Lập bảng nhắc lại những đề tài viết (theo kiểu từng bài) mà em đã chọn thực hiện và nêu dự kiến về những đề tài khác có thể viết thêm.
STT | Kiểu bài viết | Đề tài đã chọn viết | Đề tài khác có thể viết |
|
|
|
|
|
|
|
|
STT | Kiểu bài viết | Đề tài đã chọn viết | Đề tài khác có thể viết |
1 | Văn nghị luận | Nghị luận về một vấn đề của đời sống (Trình bày ý kiến tán thành) | Nghị luận về một vấn đề của đời sống (Trình bày ý kiến không tán thành) |
2 | Văn thuyết minh | Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử | Kể lại sự việc có thật liên quan đến một dấu ấn lịch sử |
3 | Văn nghị luận | Phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học. | Phân tích một chi tiết văn học yêu thích trong cuốn sách đã học. |
lên google bạn ơi hú hú:)