Nêu đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc
Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài, hãy:
- Cho biết đặc điểm nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.
a) Địa hình và đất đai
♦ Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,...
♦ Địa hình Trung Quốc cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau:
- Miền Đông:
+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.
+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Miền Tây:
+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,...
+ Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
=> Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
b) Khí hậu
♦ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt, ngoài ra, khí hậu còn phân hóa theo chiều đông - tây và phân hóa theo đai cao.
- Phân hóa theo chiều đông - tây:
+ Miền Đông có khí hậu gió mùa: lượng mưa trung bình năm từ 750 mm đến 2000 mm, mưa nhiều vào mùa hè. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều bắc - nam, phía bắc có nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn phía nam.
+ Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, lượng mưa ít, nhiều nơi dưới 100 mm/năm, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.
- Phân hóa theo đai cao: Trung Quốc còn có kiểu khí hậu núi cao, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2000 - 3000 m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.
♦ Nhìn chung, khí hậu ở miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây nên có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
c) Sông, hồ
- Trung Quốc có nhiều sông và hồ lớn, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,..
+ Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện;
+ Ở miền Đông, sông có nhiều giá trị về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.
d) Sinh vật
- Trung Quốc có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm.
- Thảm thực vật có sự phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây, từ rừng cận nhiệt đới ẩm ở phía nam đến rừng lá rộng và rừng lá kim ở phía bắc; phía tây là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
- Trung Quốc coi trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, nhờ đó diện tích rừng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
e) Khoáng sản
- Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp như: than (1500 tỉ tấn), dầu mỏ (3 tỉ tấn), khí tự nhiên (200 tỉ m3), quặng sắt (5 tỉ tấn).
- Các mỏ kim loại màu cũng rất phong phú như đồng, chì, kẽm, bô-xít, thiếc, von-phram,... Ngoài ra, Trung Quốc còn có các mỏ muối kali, photphat, graphit và nhiều vùng núi đá vôi.
=> Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.
g) Biển
- Trung Quốc có vùng biển rộng, mở ra Thái Bình Dương. Thuận lợi để Trung Quốc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng phát triển.
- Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển:
+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 20.000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn.
+ Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng phát triển giao thông vận tải biển.
+ Vùng biển có nhiều tiềm năng khí tự nhiên.
Tham khảo@
Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có
A. Các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa
B. Nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ.
C. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
D. Thượng nguồn của các con sông lớn theo hướng tây đông.
Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ (sgk Địa lí 11 trang 87)
=> Chọn đáp án C
trình bày các đặc đặc điểm điều kiện tự nhiên của các quốc gia Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn độ, Trung Quốc cổ đại.
- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn như:
+ Ai Cập: sông Nin.
+ Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ-phơ-rát.
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng.
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
* Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở các dòng sông lớn vì:
+ Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai màu mỡ, mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bộ thu (điều đó lí giải vì sao nhà nước ở đây được hình thành sớm khi chưa có công cụ bằng kim loại).
+ Muốn bảo vệ mùa màng phải đắp đê, trị thủy và làm thủy lợi. Công việc này vừa đòi hỏi công sức của nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức xã hội.
+ Họ phải đoàn kết để chống lại sự xâm lược của các bộ lạc khác nhằm chiếm vùng đất màu mỡ của mình.
Vì vậy, do nhu cầu sản xuất, trị thủy, thủy lợi,… con người đã sống quần tụ và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
- Sự phát triển các ngành kinh tế: nông nghiệp tưới tiêu, chăn nuôi và thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp tưới tiêu là ngành kinh tế chính tạo ra của cải dư thừa thường xuyên.
- Khó khăn: do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
1.Nêu đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
2.Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của Bắc Mĩ?
3.Phân tích khai thác tự nhiên ở Bắc Mĩ, Châu Phi
Bắc Mỹ:
- Địa hình: Dãy núi Rocky, dãy núi Appalachian, các đồng cỏ và cao nguyên.
- Khí hậu: Đa dạng từ Bắc cực đến nhiệt đới, tùy theo vùng.
Trung Mỹ:
- Địa hình: Vùng đồng bằng ven biển, dãy núi lớn và các đảo vùng Caribe.
- Khí hậu: Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới, có sự ảnh hưởng của gió mùa và các cơn bão.
Nam Mỹ:
- Địa hình: Dãy núi Andes, lưu vực sông Amazon, Cao nguyên Gran Sabana.
- Khí hậu: Đa dạng từ nhiệt đới tới ôn đới và Bắc cực ở phía Nam.
2. Đặc điểm dân cư, xã hội của Bắc Mỹ
- Dân số: Đa dạng về chủng tộc và nguồn gốc. Mỹ và Canada là các quốc gia nhập cư.
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi ở Canada.
- Giáo dục: Mức độ giáo dục cao, có nhiều trường đại học hàng đầu thế giới.
- Chính trị: Dân chủ, pháp quyền, các tổ chức xã hội phát triển mạnh.
3. Phân tích khai thác tự nhiên ở Bắc Mỹ và Châu Phi
Bắc Mỹ:
- Khai thác dầu mỏ: Phát triển mạnh mẽ ở Texas, Alaska, và Canada.
- Nông nghiệp: Đồng cỏ Great Plains là "lò bánh mì" của thế giới, sản xuất lúa mì, ngô.
- Khai thác khoáng sản: Mỏ đồng, chì, và kim loại quý.
- Sự ảnh hưởng: Gây hại cho môi trường, nhưng có quản lý và bảo vệ khá tốt.
Châu Phi:
- Khai thác dầu mỏ: Nigeria, Angola.
- Khai khoáng: Kim cương ở Botswana, vàng ở Nam Phi.
- Nông nghiệp: Các loại cây như cà phê, ca cao, và cao su.
- Sự ảnh hưởng: Thiếu quản lý, gây ô nhiễm và suy thoái đất.
Đặc điểm tự nhiên nào sau đây là của miền Tây Trung Quốc?
A. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
B. Hạ lưu của các con sông lớn, thường xuyên bị lụt lội vào mùa hạ.
C. Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc lớn.
D. Các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.
Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là Khí hậu khắc nghiệt, nhiều hoang mạc và bán hoang mạc lớn (sgk Địa lí 11 trang 87)
=> Chọn đáp án C
Phân tích những đặc điểm cơ bản về tự nhiên 2 miền Đông-Tây Trung Quốc .Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Trung Quốc đối với quá trình phát triển kinh tế ?
Nêu đặc điểm tự nhiên của môt trường địa trung hải
- Khí hậu : MÙa thu - đông không lạnh lắm, có mưa, thường là mưa rào, mùa hạ nóng, khô.
- Sông ngòi : ngắn và dốc, mùa thu - dòng sông nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
- Thực vật : Có rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm .
Ý nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc?
A. Thường xuyên có lũ lụt vào mùa hạ
B. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.
C. Địa hình gồm các dãy núi cao và sơn nguyên đồ sộ.
D. Nơi bắt nguồn của các con sông lớn.
Ý không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là “Thường xuyên có lũ lụt vào mùa hạ”, vì đây là đặc điểm của miền Đông Trung Quốc => Chọn đáp án A
Đâu không phải là những thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?
A. Tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn
B. Đất phù sa màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản
C. Những cơn mưa mùa hạ gây lụt lội ở đồng bằng
D. Đường bờ biển dài, vị trí địa lí thuận lợi
Đáp án C
Những cơn mưa mùa hạ gây lụt lội ở đồng bằng khiến sản xuất và đời sống dân cư bị ảnh hưởng nên đây không phải thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc.