lập dàn ý đề 2 trang34
Chỉ ra thứ tự đúng của các bước làm bài văn biểu cảm. |
| A. viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài - tìm hiểu đề |
| B. tìm hiểu đề - tìm ý – lập dàn bài - viết bài - sửa bài |
| C. tìm hiểu đề - viết bài - sửa bài - tìm ý - lập dàn bài |
| D. lập dàn bài - tìm ý - viết bài - sửa bài - tìm hiểu đề |
B. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn bài - viết bài - sửa bài
1 . Lập dàn ý chi tiết cho đề văn giới thiệu về chiếc võng
2.Lập dàn ý cho đề văn giới thiệu về đôi đũa ăn cơm của người Việt
dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1
Mở bài
Giới thiệu cây dừa
Thân bài
– Tả và biểu cảm cây dừa
Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa
Đua xe bằng tàu dừa.Làm cào cào bằng lá dừa.Trèo dừa bắt tổ chim.Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừaCó những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.– Lợi ích kinh tế
Nước dừa tươiMứt dừa.Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa
dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1
Mở bài
Giới thiệu cậy dừa
Thân bài
-Tả và biểu cảm cây dừa
.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả
-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa
. Đua xe bằng tàu dừa
. tự làm nha
Kết bài
nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa
thuyết minh về chiếc võng hay đôi đũa ăn cơm mà
sao ai cx cây dừa vậy ?
lập dàn ý lập dàn ý vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình
Tham khảo:
I.Dàn ý:
a.Mở bài :
- Gới thiệu Phạm Duy Tốn, văn bản Sống chết mặc bay.
-Đánh giá khái quát thành công của nhan đề.
b. Thân bài :
Ý1:Giải thích nhan đề/
Ý2: Giải thích vì sao PDT lại đặt nhan đề ấy?
- Phù hợp với chủ đề:
+ Phê phán thái độ quan lại thời xưa
+ Bày tỏ thái độ cảm thông cho người dân.
Ý3: Biểu hiện của nhan đề Sống chết mặc bay
- Tình cảnh sống chết của nhân dân
- Thái độ của viên quan phụ mẫu
Ý4; Tác dụng của nhan đề
-Tạo ấn tượng mạnh cho người đọc
- Bộc lộ thái độ của tác giả với nhân dân
c.Kết bài :Đánh giá tài năng của PDT qua nhan đề
II. Bài làm :
Phạm Duy Tốn là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể cloại truyện ngắn hiện đại. Truyện ngắn Sóng chết mặc bay được xem là bông hoa đầu mùa và cũng là tác phẩm thành công nhất của ông .
Nhan đề Sống chết mặc bay có ý nghĩa rất hay và tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc.Nhan đề được bắt đầu từ câu tục ngữ ''Sống chết mặc bay-Tiền thầy bỏ túi''.Nó nói lên thái độ vô trách nhiệm , không lo lăng đến tính manggj của người khác mà chỉ quan tâm đến đồng tiền của các thầy lang ngày xưa.
PDTốn chọn nhan đề này bởi nó xuất phát từ chủ đề của tác phẩm .Tác phẩm lên án sự vô trách nhiệm của bọn quan loại ko lo đến sự ssống chết của nhân dân.Nhan đề còn hiện rõ lên hình ảnh của viên quan phụ mẫu đi hộ đê nhưng thực chất chỉ lo chơi cờ bạc .. Thé mới biết cái ''lòng lang dạ sói'' vô nhân tín của viên quan. Nhan đề SCMB góp phần vạch trần nguyên hình , bản chất táng tận lương tâm của con người mất hết nhân tính, góp phần lên án và tố cáo của tác giả đối với bọn quan lại xưa .Không nhữn thế nhan đề còn góp phần hoàn chỉnh cấu trúc và hình thức, ca ngợi tài năng viết truyện ngắn và tư tưởng nhân đạo của nhà văn . Đó chính là lòng thương người , cảm thôg cho nhân dân đồng thời phê phán thái độ của bạn quan lại lúc bấy giờ .
Nhan đề SCMB đã góp phần tạo ấn tượng cho người đọc, giợ ssự hứng thú và sự khám phá , suy ngẫm sâu sắc.SCMB đã lên án gay gắt tên quan phủ ''lòng lang dạ sói'' và bày tỏ niềm cảm thươngtrước cảnh ''nghìn sầu muôn thảm' của ndân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Nhan đề SCMB đã cho em thêm cảm thông trước tình cảnh của người dan xưa và sự căm ghét đối với bon quan lại thời phong kiến.
Đề 1: Lập dàn ý cho bài văn kể việc sai lầm mà em đã mắc phải
Đề 2 :Lập dàn ý cho bài văn kể về kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi
Ai làm bài hay mk tick nha
DỀ 1:
I. MỞ BÀI
- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.
- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.
II. THÂN BÀI
1. Hoàn cảnh
- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.
- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.
1. Trong giờ kiểm tra
- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.
- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?
- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.
- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.
- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.
- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.
- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.
- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.
- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..
- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.
- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?
- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.
- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.
- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.
III. KẾT BÀI
- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.
- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.
ĐỀ 2:
I. MỞ BÀI
- Người bạn cùng xóm tên là Ngọc sống với nhau từ thuở nhỏ.
- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.
II. THÂN BÀI
- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Ngọc rất vui tính)
- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.
- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Ngọc và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.
III. KẾT BÀI
- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Ngọc.
* Mở bài :
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
* Thân bài:
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
* Kết bài :
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
đề 1
Bạn tham khảo nha :
* Mở bài :
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
* Thân bài:
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
* Kết bài :
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Đề 1: Lập dàn ý cho bài văn kể về 1 việc tốt mà em đã làm
Đề 2: Lập dàn ý cho bài văn kể về thầy cô cũ mà em yêu quý
Bạn nào nhanh và bài hay thì mk tick!
Đề 1 :
I.MỞ BÀI
- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.
- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.
II. THÂN BÀI
Hoàn cảnh- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.
- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.
- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.
- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.
- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.
Giúp bà qua đưòng- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?
- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.
- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.
- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.
- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.
- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.
- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.
- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.
III.KẾT BÀI
- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.
- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.
Đề 2 :
Mở bài:Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.Thân bài:a) Tả ngoại hình:
Ngoài bốn mươi tuổi.Dáng người cao.Nước da ngăm đen.Mái tóc điểm bạc.Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.Thường đeo kính trắng.Đôi mắt sâu, hiền từ.Miệng hay tươi cười.Hàm răng trắng, đều đặn.Bàn tay xương xương có nổi đường gân.b) Tả tính tình:
Quan tâm đến học sinh.Quan tâm đến tất cả mọi người.Giúp đỡ đồng nghiệp.Yêu nghề dạy học.Tận tụy với công việc.Mong học trò khôn lđn, nên người.Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.Kết bài:Em luôn nhớ về thầy.Xem thầy như người cha thứ hai của mình.Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.de2
mo bai
gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta
than bai
ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta
ke ve ki niem cua em voi thay co do
ket bai
noi ve tinh cam cua em doi voi thay co
minh chi biet lam de 2 thui
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em như thế nào. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).
Thân bài:
- Đó là việc gì?
- Thời gian, địa điểm?
- Gồm có những ai (tất nhiên là có em)?
- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến không?
- Người được em giúp có cảm xúc như thế nào? Điều đó làm em xúc động ra sao?
- Những điều em suy nghĩ.
Kết bài: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.
lập dàn ý về văn nghị luận cho đề :
+học thầy không tày học bạn
lập dàn ý và tìm hiểu đề về văn nghị luận cho 2 đề :
+gần mực thì đen,gần đèn thì rạng
+ăn cỗ đi trước,lội nước theo sau
Bài làm
+ Mở bài:
– Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
+ Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”
Nghĩa đen theo chúng ta hiểu ở đây mực là loại mực tàu ngày xưa có màu đen tuyền dùng viết bút lông trên giấy gió, khi viết người ta thường chấm bút lông vào mực để viết nếu sơ ý mực dính tay thì sẽ bị bẩn rất khó sạch
– Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích. Nó giúp người ta nhìn thấy trong bóng tối.
“Mực” ám chỉ những con người xấu xa, không có ích trong xã hội
“Đèn”: ở đây chỉ hình ảnh ánh sáng, những người tốt sống có ích và được nể trọng trong xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức.
– Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nhằm khuyên nhủ con người ta nên biết chọn bạn mà chơi, biết chọn hướng đi đúng trong hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
– Nhằm giáo dục con người nên tránh xa những hoàn cảnh, con người xấu để tránh bị dính vào người như dính mực vừa bẩn vừa khó làm sạch .
– Là một học sinh chúng ta nên chọn bạn mà chơi, tránh xa các tệ nạn xã hội như game, ma túy, cờ bạc. Nên tích cực học tập, nghe lời thầy cô cha mẹ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi , có ích trong xã hội
– Nên biết giúp đỡ những bạn khó khăn hơn mình, những bạn có lối sống lệch lạc cần giúp các bạn nhìn ra điều sai trái để đi đúng hướng.
+ Kết bài
– Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.
thanks bn na!bn chép mạng hay tự lm z(ko có ý j xấu đâu)
Đề 1 : Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
Đề 2 : Dựa vào dàn ý đã lập, viết đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
Đề 1 :
Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
Đề 2 :
Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai.
Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương
TUI BT ĐẤY
TUI LÀ CHUYÊN GIA BÍT TUỐI MÀ HIHI
CÓ J GỌI 01226571984 ĐỂ TUI CHỈ DẪN CHO NHỚ ĐẤY
Đề 1;+ Mở bài: Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?)
Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.
+ Thân bài:
+ Tả hình dáng của em bé:
Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa...
+ Tả hoạt động, sở thích của em bé:
- Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.
- Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước...
- Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.
- Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.
- Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.
+ Kết bài: Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 40 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
1.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
lập dàn ý chủ đề lượm
Tham khảo nha em:
1. Phần Mở bài
- Một trong những bài thơ hay viết về đề tài thiếu nhi làm liên lạc chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ này vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Lượm đã làm rung cảm tâm hồn em bởi sự hồn nhiên, ngây thơ và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một lần chuyển thư “thượng khẩn”.
2. Phần Thân bài
a). Em yêu thích Lượm trước hết vì Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
- Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.
- Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.
- Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” ''thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
- Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:
Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà
Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần.
- Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, "má đỏ”..., một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.
b). Em yêu thích Lượm vì Lượm là người có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao
- Lượm rất dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ:
Vụt qua mặt trận Dạn bay vèo vèo
Thư đều Thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo
Giữa làn đạn giặc bay vèo vèo
Lượm dũng cảm vượt qua mặt trận.
Để thư “Thượng khẩn” nhanh tới tay người nhận, Lượm đâu quản hiểm nguy. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Đẹp biết bao hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:
Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng.
Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:
Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng mẫu tươi
Lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mủi sữa Hồn bay giữa đồng.
Đây là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trỗ đòng... Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.
3. Phần Kết bài
- Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Lượm là người hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh đũng trong khi làm liên lạc. Anh chính là tấm gương sáng ngời cho tất cả chúng em noi theo.
- Tác phẩm đã khép lại nhưng hình ảnh Lượm mãi mãi lưu giữ trong trái tím em. Em yêu quý và cảm phục người thiếu niên anh hùng đã vui vẻ hi sinh vì quê hương đất nước.