Câu 1 (trang 15, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.
Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng.
Khu vườn có một con rồng tên là La-đông canh giữ, một con rồng có tới một trăm cái đầu.
Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)
Đề bài: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.
Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.
Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà → Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.
Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà => Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chi tiết, hình ảnh nào của văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Hãy vẽ hoặc mô tả bằng lời chi tiết, hình ảnh đó.
Chi tiết Hê-ra-clét đấu trí với thần Át-lát khiển em vô cùng ấn tượng. Sự nhanh trí của Hê-ra-clét đã tạo ra một bước ngoặt trong diễn biến, khiến người đọc ai cũng phải bất ngờ. Một anh hùng có trái tim nhân hậu nhưng vô cùng thông minh và thẳng thắn.
Câu 2 (trang 119, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu tên các văn bản đọc hiểu tiêu biểu cho mỗi thể loại truyện trong sách Ngữ Văn 10, tập một và chỉ ra đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại đó.
– Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
– Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na – Van-mi-ki)
– Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
- Thần thoại: Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (thần thoại Hy Lạp)
- Sử thi: Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ra-ma buộc tội (Trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki)
- Đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc mỗi thể loại:
Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên ba cõi này không chia tách thành ba thế giới chuyên biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau.
Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ.
Cốt truyện của thần thoại và sử thi là một chuỗi sự kiện được sắp xếp theo trình tự nhất định: cái này tiếp cái kia, xô đẩy nhau buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại.
Nhân vật trong thần thoại có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nhân vật người anh hùng trong sử thi có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và vẻ đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Trong thần thoại và sử thi lời người kể chuyện là lời của người thuật lại câu chuyện.
Câu 7 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý hành động của Đề Hầu
Hành động của Đề Hầu: lổm cổm bò ra và tố cáo Nghêu và Thị Hến.
Câu 3 (trang 76, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin “chưa chồng”
“Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!
Chưa chồng đây nhá!”
Câu 6 (trang 73, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý hành động của Nghêu
Hành động của Nghêu: từ gầm giường bò ra, Nghêu dùng lời ngon ngọt để nịnh bợ Huyện Trìa, tố cáo Đề Hầu là “dâm o chi loại” và dọa phạm giam thì chết. Có thể thấy, hành động của Nghêu là kẻ nịnh hót, không biết nhận lỗi sai.
Câu 4 (trang 32, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?
- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.
- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.
Câu 4 (trang 98, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý thái độ của người viết
Tác giả có thái độ khách quan, nghiêm túc.