rút ra được ý nghĩa kinh tế của việc chăn nuôi đối với hộ gia đình địa phương
Ý nghĩa kinh tế của việc nuôi chim yến đối với gia đình và xã hội
đối với gia đình:
+dùng để làm cảnh
+cung cấp thực phẩm(tổ yến)
+là một món ăn ngon miệng(tổ yến)
đối với xã hội
+có giá trị thẩm mĩ
+có giá trị xuất khẩu(tổ yến)
+ có tác dụng hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực, tốt cho da, trí não, nâng cao hệ thống miễn dịch và cung cấp một số dưỡng chất như protein, canxi, sắt, kẽm, … và một số vi lượng khác(tác dụng của tổ yến)
Trình bày vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế. Liên hệ với thực tiễn của gia đình và địa phương em.
Vai trò của ngành chăn nuôi ở địa phương em:
- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người. Ví dụ như: thịt, trứng, sữa….
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng sử dụng nguyên liệu từ chăn nuôi.
- Chăn nuôi cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa….Ngoài ra, còn phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.
- Chăn nuôi là mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Liên hệ: Ở địa phương em, chăn nuôi đang là ngành nghề tạo ra kinh tế chính cho các hộ dân trong vùng. Ngoài ra, chăn nuôi còn giúp cung cấp sức kéo, phục vụ cho việc canh tác nông nghiệp; cung cấp thực phẩm cho cuộc sống hàng ngày.
nêu ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và đối với địa phương của lợn
tham khảo
Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu gia đình nông dân trên thế giới. Các sản phẩm này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: Thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của mèo
Trả lời:
Mèo là vật nuôi trong nhà: mèo diệt chuột, làm thú cưng,...
Tìm hiểu xem ở gia đình, địa phương em đã và đang nuôi giống vật nuôi nào. Với mỗi giống vật nuôi, em hãy quan sát, hỏi người thân hoặc những người đang chăn nuôi để tìm hiểu những nội dung sau:
1. Lợi ích của việc chăn nuôi (sản phẩm chăn nuôi được sử dụng để làm gì? Có tác dụng như thế nào với cong người, kinh tế, môi trường?)
2. Phương thức chăn nuôi
3. Những điều kiện vật chất cần có và các công việc cần làm khi tiến hành thực hiện phương thức chăn nuôi đó
4. Kinh nghiệm chăn nuôi
5. Kết quả thu được (năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi)
6. Ghi lại ý kiến nhận xét của em và đề xuất của em
Trong sách vnen 7 có, mình học rồi
Ở địa phương em trâu là một loài động vật không thể thiếu trong mọi nhà. Đa số nhà nào cũng nuôi trâu, vì trâu mang lại sức kéo thần kì cho các bác nông dân. Trâu không chỉ đem lại sức kéo mà còn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và cung cấp nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: trống làm bằng da trâu, giày, dép, túi, đồ công mĩ nghệ,...Trâu còn đem lại ngành nghề sản xuất khác trong xã hội và cung cấp nguồn phân bón dồi dào cho cây ở địa phương em. Về phần phương thức chăn nuôi, hầu hết các gia đình đều chăn thả tự do. Đặc biệt là trâu không cần điều kiện vật chất nào. Nuôi trâu cần có kinh nghiệm cao như: Chăm sóc tốt, nuôi dưỡng tốt. Khi trâu bệnh phải tiêm ngừa, phòng bệnh cho trâu. Bổ sung thêm thức ăn tốt cho trâu nếu thức ăn ngoài tự nhiên chưa đủ,...
Kết quả nhận được sau 1 năm là một chú trâu to khỏe, chắc ngậy. Năng suất cực kì cao, chất lượng thơm ngon, bổ dưỡng.
Chuk bn hc tốt
Cái này bn phải tự tìm hiểu ở địa phương mk chứ, hoặc là bn phải ns cái địa phương của bn ra để bọn tớ còn tìm hiểu, chính q.hương mk mà cò ko bt có vật nuôi gì thì mk cg chịu bn thôi.
Mình sẽ làm về con gà.
1.Lợi ích:
- Sản phẩm:
+ Thịt, trứng, long, phân.
- Tác dụng:
+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
2.Phương thức chăn nuôi: Nuôi bán chăn thả tự do.
3.
- Điều kiện vật chất:
+ Chuồng nuôi.
+ Chụp sưởi ấm.
+ Máng ăn, máng uống.
+ Thức ăn, thuốc thú y.
- Các công việc cần làm:
+ Chọn khu đất cao ráo, thoáng mát.
+ Rào chắn xung quanh.
+ Lồng úm và đèn để sưởi ấm cho gà con.
+ Đặt máng ăn và uống xen kẻ với nhau.
+ Làm dàn đậu cho gà.
4.Kinh nghiệm chăn nuôi.
- Chọn giống:
+ Gà con: Càng đều càng tốt. Chọn những con nhanh, mắt sang.
+ Gà đẻ tốt: Lúc 20 tuần nặng từ 1,6 đến 1,7 kg. Đầu nhỏ, mỏ ngắn, long mượt
- Chăm sóc
+ Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ.
+ Thắp sang đèn suốt đêm trong giai đoạn úm.
- Thức ăn:
+ Không cho ăn đồ bị móc.
+ Phải cho ăn đủ các chất.
- Vệ sinh:
+ Chuồng và vườn khô ráo, sạch sẽ
+ Nước sạch.
+ Phân gà hốt thường xuyên.
5.Kết quả
Thu lại được những sản phẩm thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao đồng thời tang thu nhập cho chính bản thân.
Giúp ming với : nêu ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của loài chim công
Tìm cho bạn ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của loài chim công với
Nêu ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi của gia đình và địa phương, đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
* Ý nghĩa của việc đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi: tạo môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả con người và vật nuôi, là giải pháp quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi, phòng bệnh lây truyền giữa động vật và con người, làm giảm các tác động xấu của chăn nuôi đến môi trường, là chìa khóa cho sự phát triển chăn nuôi bền vững.
* Đề xuất một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi:
- Những việc nên làm:
+ Quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân, nước thải.
+ Vệ sinh khử trùng sau khi kết thúc đợt nuôi và trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.
+ Hàng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.
- Những việc không nên làm:
+ Không xử lí chất thải thường xuyên
+ Không quan tâm đến việc quy hoạch chăn nuôi.
Ý nghĩa kinh tế đối với gia đình và địa phương của cá chép
Giúp mk với....cần gấp ạ
tham khảo
- Trâu bò cung cấp sức kéo (cày bừa, kéo xe...) và để lấy thịt, sữa,...
- Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu của các địa phương.
- Chó, mèo là vật nuôi trong nhà: chó giữ nhà và cũng cung cấp thịt, mèo diệt chuột...
- Gà, vịt, ngan, ngỗng: cung cấp thịt và trứng...
- Cá, tôm là nguồn thực phẩm có giá trị...
Ngoài ra, ở một số vùng nhân dân còn nuôi một số động vật khác: dê, hươu, gấu, ba ba, lươn, rắn và chim cảnh... với mục đích cung cấp thực phẩm đặc sản có giá trị hoặc để làm cảnh, làm dược liệu,...