Quan sát hình 32.1, cho biết kết quả và ý nghĩa của sự sinh sản ở sinh vật.
Quan sát hình 32.3 và phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật theo gợi ý trong bảng 32.1.
Tiêu chí | Nảy chồi | Trinh sản | Phân mảnh |
Khái niệm | - Từ cơ thể mẹ nảy ra một cái chồi. Chồi này phát triển thành cá thể mới. | - Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới. | - Cá thể mới được sinh ra từ một mảnh của cơ thể mẹ. |
Đặc điểm | - Lúc đầu, cá thể mới phát triển gắn liền với sinh vật mẹ. Sau khi trưởng thành, mới tách hẳn khỏi cơ thể mẹ. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. | - Cá thể mới luôn là giống đực. - Cá thể mới có vật chất di truyền khác cơ thể mẹ. | - Từ một mảnh khuyết thiếu từ mẹ sẽ phát triển đầy đủ thành một cá thể mới hoàn thiện. - Cá thể mới có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ. |
Ví dụ | Thuỷ tức | Ong | Sao biển |
Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.3 để thực hiện các yêu cầu:
1. Mô tả các giai đoạn trong sinh sản hữu tính ở thực vật. Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật. Cho biết ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt.
2. Cho biết quả và hạt được hình thành từ bộ phận nào của hoa. Giải thích tại sao trong tự nhiên có loại quả có hạt và loại quả không có hạt.
CÂU 1:
- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.
+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.
+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.
+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.
+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.
- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:
Quá trình thụ phấn | Quá trình thụ tinh |
Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy. | Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái. |
Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra. | Kết quả: Hình thành hợp tử. |
- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.
câu 2:
- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.
- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:
+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.
+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.
Quan sát hình 32.1a , 32.1c:
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày.
- Sinh sản ở các sinh vật này có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái không?Từ đó, em hãy cho biết:
- Các sinh vật này có hình thức sinh sản nào?
- Vì sao các cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ.
- Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:
+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.
+ Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.
- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.
- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.
- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.
Quan sát Hình 38.1, hãy cho biết con người đã điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào. Nhận xét kết quả về tỉ lệ trứng được thụ tinh ở Hình 38.1 và 38.2
- Con người đã điều hòa và điều khiển sinh sản ở sinh vật qua thời kì chăm sóc cá bố mẹ và giai đoạn kích thích điều khiển sinh sản:
+ Nuôi vỗ cá bố mẹ: bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giúp cá bố mẹ đạt kích thước lớn, sinh sản nhanh và chất lượng tốt.
+ Giai đoạn sinh sản: con người chủ động tiêm hormone sinh sản nhằm kích thích quá trình rụng trứng và xuất tinh của cá, đảm bảo tỉ lệ thụ tinh cao nhất.
- So sánh kết quả sinh sản: Khi sử dụng các yếu tố điều hòa, điều khiển sinh sản, cá đẻ trứng và tỉ lệ trứng được thụ tinh (đạt 80 – 90 %) cao hơn so với cá cho sinh sản thông thường (tỉ lệ thụ tinh chỉ đạt khoảng 40 %).
-Có mấy hình thức sinh sản ở sinh vật?
-Đặc điểm hình thức sinh sản đó? cho ví dụ
-Sinh sản ở sinh vật là gì?
-Ý nghĩa của sự sinh sản ở sinh vật?
-Có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.
-Trong sinh sản vô tính, một sinh vật có thể sinh sản mà không có sự tham gia của một sinh vật khác. Sinh sản vô tính không giới hạn ở các sinh vật đơn bào. Nhân bản vô tính của một sinh vật là một hình thức sinh sản vô tính. VD sinh sản vô tính: Khoai, mía, dương xỉ,...
-Sinh sản là quá trình sinh học mà các sinh vật đơn lẻ mới - "con đẻ" - được tạo ra từ "cha mẹ" của chúng. Sinh sản là một tính năng cơ bản của tất cả cuộc sống được biết đến; mỗi sinh vật riêng lẻ tồn tại như là kết quả của sinh sản.
-Ý nghĩa: (mình khum bít mấy bạn đi hỏi chị Gồ ik)
Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Sự phân chia của tế bào làm tăng số lượng tế bào trong cơ thể → Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật.
Quan sát hình 32.1d và 32.3c, nêu sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển. Cho biết tên hình thức sinh sản của cá.
- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:
+ Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.
+ Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu.
- Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.
- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:
+ Ở cá, các con cá mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con. Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.
+ Sao biển, cá thể mới không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ một cá thể mẹ ban đầu.
Câu 1: Sự lớn lên và sinh sản của sinh vật có ý nghĩa gì đối với sinh vật?
Câu 2. Thành phần nào có tron tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Đặc điểm đó có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Câu 3. Em hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô đến cơ quan của sinh vật?
Câu 4. Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Kể tên 1 số loại mô và hệ cơ quan trong cơ thể người?
Câu 1 : Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
Thay thế những tế bào bị tổn thương
Thay thế những tế bào bị mất hoặc chết
Câu 2 : Tế bào nhân thực - Các bào quàn không có màng bao bọc
Câu 3 :
Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô
Hình dạng và cấu tạo của tế bào hình thành nên mỗi loại mô đều giống nhau
Chức năng của các tế bào trong một mô giống nhau
Quan sát Hình 35.11, trả lời các câu hỏi sau:
9. Mô hình xen canh có ý nghĩa gì đối với người nông dân?
10. Hãy cho biết ý kiến của em về việc sử dụng các chất kích thích trong điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
9.
Mô hình xen canh giúp người nông dân tận dụng được tối đa không gian đồng ruộng, thu hoạch được đa dạng loại nông sản.
Ví dụ: Xen canh mía và bắp cải
+ Mía là cây ưa sáng
+ Bắp cải là cây ưa bóng
- Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển, bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
10. Sử dụng chất kích thích trong điều hòa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật giúp người nông dân thu được sản lượng nông sản cao hơn, lợi ích kinh thế tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng không đúng liều lượng hay thu hoạch quá sớm các sản phẩm này khiến các chất kích thích chưa phân rã hết, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm này có thể gây các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên trong trồng trọt, chăn nuôi chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, hoặc có hiểu biết nhất định về sản phẩm và sử dụng an toàn.