Những câu hỏi liên quan
DH
Xem chi tiết
AD
8 tháng 12 2023 lúc 13:46

a) Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là nhà thơ mù yêu nước của Nam Bộ.

- Giới thiệu đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn:

+ Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện

+ Đoạn trích kể về việc Vân Tiên và Tiểu Đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.

b) Thân bài

- Tội ác của Trịnh Hâm

+ Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.

+ Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.

+ Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.

+ Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.

+ Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.

=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.

- Việc làm nhân đức và nhân cách của Ngư Ông

+ Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.

+ Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.

+ Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:

+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.

+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.

+ Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.

+ Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.

 

- Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.

c) Kết bài

- Nội dung:

+ Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.

+ Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.

- Nghệ thuật

+ Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.

+ Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
(hay thì cho mình xin 1 tick)

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
ML
26 tháng 1 2022 lúc 8:54

Tham khảo :

1. Phân tích đề

- Kiểu bài: dạng bàiphân tích nhân vậttrong tác phẩm văn học.

- Vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật anh thanh niêntrongLặng lẽ Sa Pa

- Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết, câu nói...thuộc phạm vi văn bảnLặng lẽ Sa Pacủa Nguyễn Thành Long.

2. Xác lập luận điểm, luận cứ

- Luận điểm 1:Giới thiệu tình huống truyện

- Luận điểm 2:Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

- Luận điểm 3:Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động

+Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt

+Hành động, việc làm đẹp

+ Phong cách sống cao đẹp

3. Sơ đồ tư duy cách làm4.Chi tiết dàn ý phân tích anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

a) Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Ví dụ: Truyện ngắnLặng lẽ Sa Pacủa tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

b) Thân bài

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

 

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật líđịa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiếthằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m)Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình đượcAnh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệpQuan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rựcĐó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi ngườiAnh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sốngvà những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.Những con người khiêmtốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

» Tham khảo thêm:Phân tích nhân vật anh thanh niênngắn gọn

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
TG
25 tháng 12 2022 lúc 9:03

Mở bài:

Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai?

Thân bài:

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+Lai lịch:"chú tên gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu"

+Ngoại hình:"Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao,...Giản dị, mộc mạc, dữ dằn, kì dị khác thường"

+Lời truyền tụng:" Ra tù, không trả thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời 1 tiếng, cười nhạt rồi bỏ vào rừng.."

+Hành động, việc làm:" Đánh nhau với hổ; đánh tên địa chủ; bỏ vào rừng U Minh sống 1 mình; giúp đỡ mọi người;..."

+Nhận xét của em về nhân vật Võ Tòng:  Trình bày cảm xúc, suy nghĩ,...

Kết bài:

+Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là con người như thế nào?)

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
VA
9 tháng 4 2022 lúc 21:20

1.1. Mở bài

Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam

Đây chính là nhiệm vụ chính của chúng ta trong phần này. Để có thể giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ Việt, chúng ta có một số ý nhỏ như sau:

Người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp trong tính cách.

Những đức tính này được lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần tôn vinh hình ảnh đẹp về người phụ nữ Việt Nam khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

 

 

1.2. Thân bài

Trong phần này, chúng ta sẽ làm rõ 2 ý chính bên trên đã đề cập bằng cách đề cập và triển khai 4 điểm đã vạch ra.

a/ Thông minh và trí tuệ

Phụ nữ Việt Nam độc lập, tự chủ kinh tế của chính mình muốn.

Phụ nữ Việt Nam khéo léo trong ứng xử, tôn trọng người chồng và có tiếng nói riêng của mình trong gia đình.

b/ Ôn hòa và thùy mị

Phụ nữ Việt Nam ôn hòa như dòng nước chảy.

Phụ nữ Việt Nam dùng sự ôn nhu, nhân ái giải quyết những vấn đề rắc rối, phức tạp; đặc biệt là các mối quan hệ.

Phụ nữ Việt Nam với lòng bao dung giúp gia đình hòa thuận và hưng thịnh.

 

 

c/ Tâm hồn lương thiện

Người phụ nữ Việt Nam không đố kỵ, không giả dối hay phán xét người khác

Phẩm chất này khiến người phụ nữ Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế yêu quý.

d/ Đảm đang, tháo vát 

Trong gia đình, họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái.

Ngoài xã hội, họ là người công dân, người lao động luôn có trách nhiệm với công việc của mình.

 

1.3. Kết bài

Tóm tắt lại đức tính của người phụ nữ Việt Nam và nêu cảm nghĩ của mình:

Người phụ nữ Việt Nam với những đức tính kể trên luôn là một hình tượng đẹp, đại diện cho con người Việt Nam và cho nét đẹp Việt Nam

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
MH
25 tháng 12 2021 lúc 21:54

Tham khảo

 

1. Mở bài

- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.

- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.

2. Thân bài

* Tả bao quát cái bút

- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).

 

* Tả chi tiết

- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút

+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.

Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.

+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.

- Bên trong bút:

+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.

+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.

* Công dụng của bút

- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.

3. Kết bài

- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.

- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.

Bình luận (0)
MA
25 tháng 12 2021 lúc 21:55

Tham Khao 

Trong hộp bút của em có rất nhiều vật dụng, như thước kẻ, bút mực, cục gôm, máy tính,... Số đó không thể không nhắc đến chiếc bút chì gỗ, người bạn hết sức thân thuộc và cần thiết đối với em.

Chiếc bút này được bác em mua tặng vào sinh nhật 10 tuổi tuần vừa qua của em. Thân bút chì dài khoảng 20 cm, thon gọn và còn được sơn một lớp dầu bóng như mái tóc vuốt keo của ca sĩ vậy. Khi mới mở hộp quà của bác, em đã suýt hét lên vì vui sướng! Đó là cây bút chì 4B mà em hằng mong ước. Trên màu sơn bàng bạc ánh kim là dòng chữ tiếng Anh được quét nhũ vàng óng ánh. Gần đầu bút là chữ 4B được khắc vô cùng cẩn thận. Loại bút chì này có độ cứng vừa phải nhưng lại nét mực lại rất đậm, đối với một đứa mê vẽ như em thì đúng thật là hạnh phúc!

Bút chì có phần thân hình lục giác, bên trong là phần ruột bằng than chì đen đặc. Khi gọt em phải dùng lực thật nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm gãy mất ngòi bút khi gọt quá tay. Tiếng chì chạm vào lưỡi dao gọt kêu “rột rột” nghe thật vui tai. Đầu bút nhọn và thuôn dài như mũi tên lửa được em ấn nhẹ lên trang giấy trắng, từng đường nét sắc sảo có thanh có đậm ngay lập tức hiện lên.

Từ bé em đã hay vẽ vời nguệch ngoạc trên giấy, lớn hơn một chút em bắt đầu đam mê vẽ lại những hình ảnh đáng yêu bắt chước trang bìa vở, đôi khi là các nhân vật hoạt hình. Chiếc bút chì của bác nhanh chóng trở thành trợ thủ đắc lực của em, đặc biệt là khi em di chì đánh màu tóc cho các nhân vật. Mực mới mịn và trơn tru làm sao! Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để kẻ ngang giữa các bài, kẻ lề vở,... Mỗi khi em lỡ tay kẻ sai, đã có cục gôm nhỏ màu trắng gắn ở đỉnh của bút chì như bác lao công chăm chỉ dọn sạch trang giấy.

Có cây bút chì mơ ước, em nhất định sẽ bảo quản thật cẩn thận để nó không bị rơi làm gãy ngòi than bên trong. Hi vọng với sự trợ giúp của bút chì mới, em sẽ vẽ được nhiều bức tranh đẹp hơn. Em rất biết ơn bác của mình.

Bình luận (2)
SV
25 tháng 12 2021 lúc 21:55

Tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu chiếc bút chì em muốn giới thiệu

Em có cây bút chì ấy trong hoàn cảnh nào?Em tự mua hay được ai tặng?

2. Thân bài:

Tả bao quát chiếc bút chì:Hình dáng bút chì ra sao?Bút dài khoảng bao nhiêu cm?Bút có màu gì?Tả đặc điểm chiếc bút chì:Thân bút, ruột bút ra sao?Vỏ bút làm bằng gì?Công dụng của chiếc bút chì

3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bútEm quý chiếc bút đó như thế nào?Em giữ gìn chiếc bút ra sao?

Bình luận (3)
HM
Xem chi tiết
PT
1 tháng 6 2021 lúc 9:27

Tham khảo

- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

Bình luận (0)
HQ
Xem chi tiết
NA
24 tháng 4 2022 lúc 7:40

Tham khảo

I. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.Nêu vấn đề: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, là một tác phẩm thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng.

II. Thân bài:

1. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở lòng căm thù giặc.

Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng.

2. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở nỗi lòng lo lắng trước vận mệnh đất nước, đau xót trước nỗi đau của nhân dân.

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Vị chủ tướng đang trải qua những ngày đêm căng thẳng. Không lo nghĩ sao được khi vận mệnh đất nước đang treo đầu sợi tóc? Nghe tiếng quân Mông thiện chiến, hung tàn nên không tránh khỏi tâm lí hoang mangLà vị chủ soái nên trách nhiệm của ông càng nặng. Vì vậy, nỗi lo cứ thường trực trong lòng, cứ nặng trĩu cả ngày lẫn đêm. Đó là lời tâm sự sâu kín nhất mà ông bày tỏ với các tướng sĩ, mong họ hiểu mình, chia sẻ nỗi lo cùng mình và có ý thức trách nhiệm giết giặc cứu nước.Đó là thái độ căm phẫn, quyết không dung tha lũ giặc cướp nước “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Các động từ mạnh kết hợp với phép tăng cấp, thậm xưng đã diễn tả sâu sắc lòng căm thù giặc, quyết không đội trời chung với bọn giặc.Khép lại đoạn văn là lời nguyền của Trần Quốc Tuấn “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng” đã nêu cao ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hi sinh để rửa hận cho nước, rửa nhục cho dân, bảo vệ chủ quyền dân tộc, lấy lại danh dự cho triều đình.

3. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện trong thái độ chăm sóc quan tâm đối với các tướng sĩ dưới quyền.

“Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu, không có… lương ít thì ta cấp bổng…” ông quan tâm đến họ về nhiều mặt, kịp thời, sống có thủy có chung, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi với họ.Để rồi từ đó tác giả phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, ăn chơi hưởng lạc. Phê phán thật nghiêm khắc. Ông muốn họ hiểu rằng chiến đấu cho chính cuộc sống của họ.Bài hịch chứa đựng tình cảm yêu nước và khí phách anh hùng, đồng thời còn mang tính nghệ thuật độc đáo, xứng đáng là áng văn thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học nước nhà.

III. Kết bài:

Ngày nay, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ non sông gấm vóc mà cha ông ta xưa kia đã tạo dựng. Đọc lại những áng văn bất hủ của người xưa như nhắc nhở người đời sau thừa kế và phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước và quyết tâm diệt thù của người xưa.
Bình luận (2)