Kể tên một số dụng cụ lao động của nghề truyền thống và chia sẻ cách sử dụng an toàn.
Thảo luận về việc sử dụng công cụ lao động an toàn trong các nghề truyền thống:
+ Mỗi nhóm tự chọn một công cụ hoặc nguyên liệu của nghề truyền thống ở hoạt động 1 và mô tả tóm tắt cách sử dụng.
+ Xác định những nguy cơ về an toàn lao động cho người sử dụng công cụ, nguyên liệu đó và cách sử dụng chúng một cách an toàn khi làm nghề.
Có thể nghiên cứu làng nghề làm gốm, làng nghề làm bánh tráng, làng nghề làm tò he,...
- Nhận diện một số công cụ, nguyên liệu lao động của nghề truyền thống qua tranh ảnh sau:
- Chia sẻ cách sử dụng công cụ, nguyên liệu lao động của các nghề truyền thống đó.
Nhận diện một số công cụ:
1. Non Nước làm đá mĩ nghệ.
2. Làng lụa Vạn Phúc.
3. Làm nón.
4. Khảm trai.
Cách sử dụng:
1. Đá mỹ nghệ
Bước 1: Tiến hành chọn đá nguyên liệu
Bước 2: + Sau khi đá nguyên liệu được chọn và đưa vào trong xưởng sản xuất.
+ Tiến hành vẽ phác thảo tỉ lệ chuẩn trực tiếp lên đá và chỉ huy đội phá phôi phần thô của khối đá.
Bước 3: Hoàn thiện chi tiết đơn đặt hàng.
2. Làm lụa
+ B1: Khâu tơ.
+ B2: Sau khi tơ đều đem đi hồ.
+ B3: Dùng khung cửi dệt.
+ B4: Nhuộm màu.
3. Làm Nón
+ B1:Khâu đầu tiên là chọn mua lá và sau đó phải đem phơi.
+ B2: Lá khi đã phơi khô sẽ được vò trong cát và tước nhỏ hay còn gọi là rẽ lá.
+ B3: Tiếp đến là công đoạn đem lá đi là phẳng.
+ B4: Miết lá làm nón.
4. Làm khảm trai
+ Bước 1: Vẽ bản thảo, bản mẫu khảm trai.
+ Bước 2: Chọn nguyên liệu cho sản phẩm.
+ Bước 3: Cắt nguyên liệu theo mẫu vẽ có sẵn.
+ Bước 4: Ghép các mảnh cắt theo mẫu.
+ Bước 5: Đục lỗ trên gỗ.
+ Bước 6: Mài nhẵn, đánh bóng.
Xác định những nguy hiểm có thể gặp khi sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ lao động của một số nghề ở địa phương và đề xuất cách sử dụng an toàn.
- GV chia học sinh thành các nhóm để thảo luận theo gợi ý, chia sẻ về những nghề: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư…
- Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả.
- Nghe nghệ nhân hoặc người đại diện của cơ sở làm nghề truyền thống giới thiệu về nghề.
- Quan sát các hoạt động của người làm nghề ở nơi tham quan.
- Quan sát việc sử dụng các cộng cụ lao động (những dụng cụ nào, sử dụng như thế nào, có đảm bảo an toàn lao động không,...?)
- Phỏng vấn người làm nghề truyền thống (theo phiếu đã thiết kế).
- Ghi chép ngắn gọn những điều quan sát và nghe được.
- Tiến hành phỏng vấn nơi mình tham quan và ghi chép lại.
Kể tên và nêu cách sử dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Tham khảo
Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
- Bút thử điện: để tay cầm bút chạm vào kẹp kim loại, đặt đầu bút thử điện vào vị trí cần kiểm tra. Nếu đèn báo sáng thì vị trí cần kiểm tra có điện, nếu đèn báo không sáng thì vị trí đó không có điện.
- Kìm điện: cầm vào phần tay cầm của kìm, đưa đầu kìm vào vị trí của dây điện hoặc chi tiết. Sử dụng lực cho phù hợp để giữ hoặc cắt dây.
Kể tên và nêu cách sử dụng một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện mà gia đình em có.
Tham khảo
Găng tay cách điện
Tay áo cách điện
Quần áo chống hồ quang điện
Giày/ủng cách điện
Bút thử điện: Để tay vào kẹp kim loại và chạm đầu bút thử điện vào chỗ cần thử của ổ cắm. Nếu đèn báo sáng thì điểm đó có điện. Kìm, tua vít, ...
Chia sẻ về một số tình huống thiếu an toàn cho người lao động và tình huống chưa đảm bảo sức khỏe nghề nghiệp của người lao động động mà em biết.
Ví dụ như việc người công nhân ra công trường làm việc hoặc khảo sát nhưng không mặc đồ bảo hộ lao động.
- Trực tiếp tham gia thực hiện một số công việc của nghề truyền thống.
- Đảm bảo an toàn khi trải nghiệm lao động ở làng nghề.
- Thực hành thử làm nghề, khi làm cần phải xin phép và nhờ những nghệ nhân hướng dẫn cách làm.
Thực hiện một số hoạt động lao động sản xuất trong gia đình phù hợp với bản thân.
Lưu ý:
Tham gia hoạt động lao động sản xuất trong gia đình, các em cần:
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng các thiết bị điện.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ lao động.
- Tùy công việc, có thể sử dụng thêm các đồ bảo hộ khi làm việc: đeo khẩu trang, găng tay, trang phục bảo hộ,...