Những câu hỏi liên quan
NF
Xem chi tiết
QV
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
NT
11 tháng 10 2023 lúc 6:33

Trong đoạn trích trên, nhân vật Vũ Nương thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và thanh khiết thông qua cách mô tả và lời thoại của Phan. Cô được miêu tả như một người con gái có nguồn gốc tinh túy, với một mái nhà bình yên và thiên nhiên hoang sơ xung quanh. Cây cối thành rừng và mộ tiên nhân của cô mang lại hình ảnh một vùng đất thiêng liêng và kỳ diệu. Điều này tạo nên một bức tranh về vẻ đẹp tự nhiên và gần gũi với thiên nhiên của Vũ Nương.

Câu thoại của Phan khi nói về nhà cửa và mộ tiên nhân của Vũ Nương càng làm tôn thêm vẻ đẹp của cô. Gai rợp mắt ở phần mộ tiên nhân có thể được hiểu như một biểu tượng cho sự nổi bật và đặc biệt của Vũ Nương trong truyền thuyết hoặc xã hội của họ.

Với cách mô tả và lời thoại này, Vũ Nương xuất hiện như một nhân vật đẹp và quyến rũ, được tôn vinh và kính trọng trong câu chuyện. Cô có một vẻ đẹp tự nhiên và linh thiêng, gợi lên hình ảnh của một người phụ nữ đầy quyền uy và cuốn hút.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
7 tháng 10 2021 lúc 6:58

Câu 2: Vũ Nương không trở về dương gian ở với chồng con mà chỉ có thể về trong chốc lát rồi biến mất là vì:

- Thứ nhất: nàng muốn Trương Sinh lạp đàn giỏi oan rồi mình mới trở về là vì nàng muốn phục hồi lại danh dự, danh tiết của mình, chứng thực cho tâm hồn thanh cao và tấm lòng chung thủy của mình.

- Thứ hai: nàng không ở lại là vì cái nghĩa với Linh Phi, người đã giúp nàng thoát chết.

- Thứ ba: hành động dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện cho sự bất công, trọng nam khinh nữ đương thời, nơi mà ở đó - người phụ nữ rất khó để có thể có được hạnh phúc trọn vẹn.

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
LH
9 tháng 9 2019 lúc 21:15

Thì sao? Đăng lên để dạy đời hay định làm gì?

Bình luận (1)
AP
9 tháng 9 2019 lúc 21:17

cái này là cô cho câu hỏi về nhà tự làm mai kt 15' nha bn 

Bình luận (0)

Có thể tóm lại đề bài này với 1 câu hỏi mà thôi :"TẠI SAO VŨ NƯƠNG KHÔNG TRỞ VỀ TRẦN GIAN"
Việc nhân vật chính trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ - nàng Vũ Nương - không trở lại nhân gian nữa sau khi trầm mình xuống sông vì nỗi oan không gì tháo gỡ được là một chi tiết đầy ý nghĩa. Trước hết, điều đó khẳng định nhân cách tốt đẹp, lòng tự trọng của Vũ Nương. Nàng dù vẫn còn lưu luyến và khao khát hạnh phúc trần gian nhưng nàng thà lìa bỏ những khao khát của mình chứ không trở lại nơi đã ruồng rẫy nàng một cách cay nghiệt. Sự việc này đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm khắc thói đa nghi ghen tuông hồ đồ của Trương Sinh. Chính Trương Sinh đã vội vã kết tội đẩy Vũ Nương đến cái chết thì nay, dù chàng có ăn năn hối lỗi thế nào Vũ Nương cũng không quay lại. Điều đó cảnh tỉnh người đọc rằng: hạnh phúc đã mất đi thì không bao giờ lấy lại được, bởi vậy mỗi chúng ta cần biết nâng niu trân trọng những hạnh phúc của đời mình. Mặt khác, đây cũng là một chi tiết mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó tố cáo xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng: đó là nơi không có chỗ dung thân cho những tâm hồn đẹp đẽ, cao thượng như Vũ Nương.

_Minh ngụy_

Bình luận (0)
2T
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
H24
23 tháng 10 2021 lúc 17:40

tham khảo

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MN
16 tháng 10 2021 lúc 15:42

Em tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa. 

Bình luận (0)