Xác định các khu vực của châu Á trên bản đồ hình 1.
Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Kể tên và xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Xác định khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á.
- Trình bày ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
- Châu Á có 2 khu vực địa hình chính:
+ Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên.
+ Khu vực đồng bằng.
- Khu vực phân bố khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: CN. Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình, khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi, cao nguyên, sơn nguyên với ¾ diện tích lãnh thổ thuận lợi phát triển chăn nuôi du mục, trồng cây đặc sản; nhưng khai thác cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất,...
+ Đồng bằng thuận lợi cho sản xuất và định cư.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong châu lục; nhưng trong quá trình khai thác khoáng sản cần chú ý bảo vệ, sử dụng tiết kiệm hiệu quả, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy:
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.
Dựa vào hình trên trả lời các câu hỏi sau:
1.Vị trí, giới hạn các khu vực Châu Phi
2.Giới Hạn khu vực Bắc Phi
3.xác định khu vực trung phi trên bản đồ
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía Đông Bắc giáp biển Đỏ và châu Á.
+ Phía Đông Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương
- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 340B đến 340N.
=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
- Diện tích : 30 triệu km2 , lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn.
- Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.
- Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
Khu vực Trung Phi:
+ Nằm giữa châu lục
+ Có đường xích đạo đi qua
- Gồm 2 phần: Phần phía Tây và phía Đông
Giới hạn khu vực Bắc Phi:
Tiếp giáp:
Phía Bắc : Địa Trung HảiPhía Đông : Biển ĐỏPhía Tây : Đại Tây DươngPhía Nam : Khu vực Trung PhiBài 7: Bản đồ chính trị Châu Á, CÁC KHU VỰC CỦA CHÂU Á
g, Khu vực Đông Nam Á
Quan sát bản đồ tự nhiên của từng khu vực của châu Á và các thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, các đới thiên nhiên chính,…) của một trong các khu vực ở châu Á: Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Tây Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Bắc Á:
- Địa hình: 3 khu vực chính (Đồng bằng Tây Xi-bia, cao nguyên Trung Xi-bia và miền núi Đông và Nam Xi-bia).
- Khí hậu: ôn đới lục địa.
- Sông ngòi: mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn (Lê-na, I-ê-nít-xây, Ô-bi,...) chảy từ nam lên bắc, đóng băng mùa mùa đông, lũ trùng vào mùa xuân.
- Các đới thiên nhiên chính: cực và cận cực, ôn đới.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung Á:
- Địa hình: có các hệ thống núi bao bọc xung quanh.
- Khí hậu: mang tính chất ôn đới lục địa gay gắt.
- Sông ngòi: có 1 số con sống lớn (sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới và cận nhiệt.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á:
- Địa hình: 2 bộ phận.
+ Phần lục địa: phía tây Trung Quốc là các hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa; phía đông là các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.
+ Phần hải đảo: các quần đảo và đảo.
- Khí hậu: phía nam có khí hậu cận nhiệt, phía đông phần lục địa và hải đảo chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Sông ngòi: Phần đất liền có 3 con sông lớn (A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang).
- Các đới thiên nhiên chính: ôn đới.
Quan sát hình 7.1, hãy xác định các khu vực của châu Á.
Các khu vực của châu Á bao gồm:
- Khu vực Đông Á.
- Khu vực Đông Nam Á.
- Khu vực Nam Á.
- Khu vực Tây Nam Á.
- Khu vực Trung Á.
Hãy xác định các khu vực địa hình (núi, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng) và các khoáng sản chính, các sông lớn của châu Á trên hình 5.1.
- Các khu vực địa hình:
+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên: tập trung ở khu vực trung tâm.
+ Đồng bằng: phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.
- Các khoáng sản chính: Dầu mỏ, than đá, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…
- Các sông lớn: s. Hằng, s. Ấn, s. Mê Công, s. Hoàng Hà, s. Trường Giang, s. A-mua, s. Bra-ma-pút, s. Ô-bi, s. I-ê-nít-xây.
Hãy xác định trên bản đồ (hoặc Át Lát Địa lí thế giới) vị trí các quốc gia của khu vực Tây Nam Á.
Các quốc gia thuộc Tây Nam Á: Thổ Nhĩ Kì, Gru-di-a, Ac-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, Xi-ri, I-răc, I-ran, A-rập Xê-ut, Cô-oet, Ap-ga-ni-stan, Li-băng, I-xra-en, Lãnh thổ Pa-lê-xtin, Xi-ri, Giooc-đa-ni, Y-ê-men, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, Ô-man, Ca-ta, Ba-ranh.
dựa vào bản đồ địa lí lớp 8 hãy: xác định khu vực phân bố các kiểu khí hậu gió mùa ở Châu Á và đặc điểm của các kiểu khí hậu gió mùa ?ảnh hưởng của kiểu khí hậu gió mùa ở Châu Á đến sông ngòi như thế nào ?
giúp e với :((