Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 11 2018 lúc 15:23

Một số câu ca dao thể hiện sự linh hoạt của thể thơ lục bát:

   Thương nhau mấy núi cũng trèo

      Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

   Dẫu rằng da trắng tóc mây

      Đẹp thì đẹp vậy, dạ này không ưa

   Vợ ta dù có quê mùa

      Thì ta vẫn cứ sớm trưa vui cùng.

Thơ lục bát linh hoạt trong Truyện Kiều:

   Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

   Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

   Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

   Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

   Thể thơ lục bát giúp có khả năng phong phú trong việc diễn đạt tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
TP
28 tháng 8 2016 lúc 14:39
Sự biến đổi của mạch thơ Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi: "Ngày xuân con én... ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: "Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.Liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân. 
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NH
2 tháng 12 2021 lúc 22:04

(2) Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/3:

“Trăm năm/ trong cõi/ người ta

Chữ tài/ chữ mệnh/ khéo là/ ghét nhau”.

-> Trường hợp tiểu đối hay nhịp 3/3 (3 từ mới điễn đạt được một ý) thì chữ thứ 2 người ta vẫn dùng vần trắc mang tính điểm nhấn được, nhưng rất ít. 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
HM
29 tháng 1 2024 lúc 21:38

Bài phân tích, đánh giá Truyện Kiều

     Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.

     Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, … ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những lời ngon ngọt “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”, là những lần lừa gạt Thúy Kiều vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tất cả chung quy lại cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.

     Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,… Tác phẩm còn thể hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người: “Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về”, để rồi sau này ông thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Thúy Kiều là người con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người con gái khi yêu: “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” thể hiện khát vọng tình yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả về một xã hội công bằng,… Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

     Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc. Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật. Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một “Truyện Kiều” với những sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.

     Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và “Truyện Kiều” cũng vậy…

Bình luận (0)
CV
Xem chi tiết
CV
29 tháng 10 2019 lúc 20:56

Hoàng Minh Nguyệt, phuong phuong, Trần Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Lê Uyên, Minh Vượng, tran thi phuong, ongtho, Sky SơnTùng, Lê Mỹ Linh, do thi mai anh, Thảo Phương, Băng Băng 2k6, Trần Thị Hà My, Vũ Minh Tuấn, Minh An, Nguyễn Trúc Giang, Takahashi Eriko Mie, Phạm Thị Diệu Huyền, Phạm Hải Đăng, Nguyễn Phương Linh, Trần Thọ Đạt, Nguyễn Trần Thành Đạt, Mai Nguyễn, Đỗ Hương Giang, Đỗ Hương Giang, trần thị diệu linh, Nguyễn Phương Thảo,...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa