Những câu hỏi liên quan
PL
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LL
12 tháng 9 2021 lúc 14:08

Bạn tham khảo nhé

Câu 1:

+ Thuận lợi:
     Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành công nghiệp.
    Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
    Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương thực
   Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
   Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
 + Hạn chế:
    Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
    Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
    Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
    Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...
                   các đứt gãy sâu có nguy cơ động đất
                   lốc, mưa đá, sương muối, rét hại tác hại lớn đời sống dân cư, sản xuất...

Bình luận (3)
MD
Xem chi tiết
H24
28 tháng 12 2020 lúc 14:03

*Thuận lợi:

– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.

– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…

– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.

– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

* Khó khăn:

– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.

– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

Bình luận (0)
MT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
H24
22 tháng 11 2023 lúc 20:21

Tham khao:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.

Dân cư:

+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).

+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).

+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.

+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm >  70,9 năm).

+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% >  23,6%).

- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).

- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...

+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Bình luận (0)
SN
Xem chi tiết
DU
3 tháng 1 2021 lúc 19:00

Thuận lợi: 

-Địa hình cao nguyên xếp tầng, đất đỏ bazan : thuận lợi cho phát triển chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn.

-Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ: thích hợp chăn nuôi gia súc (bò và heo).

-Rừng chiếm diện tích lớn, có nhiều loại gỗ quý, lâm sản có giá trị cao.

- Khí hậu cạn xích đạo (có 2 mùa chính, là mùa khô và mùa mưa) + địa hình cao ➞ mùa khô mát mẻ, mùa đông hơi se lạnh: phát triển du lịch (Đà Lạt), có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, trồng được nhiều loại cây (đặc biệt là cây công nghiệp).

-Khoáng sản: Boxit có trữ lượng lớn: phát triển công nghiệp khai khoáng.

Khó khăn:

-Không giáp với biển: hàng hóa xuất-nhập khẩu bị hạn chế.

-Đất đai dễ bị xói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa.

- Mùa khô kéo dài, gây hạn hán và thiếu nước, dễ gây cháy rừng.

- Dân cư thưa, trình độ dân trí thấp: Thiếu nhân lực và lao động kĩ thuật cao. 

    ➞ Đời sống nhân dân còn nhiều khổ cực, tỉ lệ đói nghèo cao.

CHÚC BẠN THI TỐT!

Bình luận (2)
ML
Xem chi tiết
TA
24 tháng 11 2023 lúc 23:20

Tham khảo!

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá với các vùng khác.

+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, phát triển giao thông đường thuỷ.

- Khó khăn:

+ Vào mùa đông nhiệt độ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ xuống thấp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và sức khoẻ của con người.

+ Vào mùa hạ, mưa nhiều, nước sông dâng cao, gây ra ngập lụt.

Bình luận (0)