Hãy nêu ảnh hưởng của dịch covid 19 đến nguồn lao động Việt Nam
Hãy nêu ảnh hưởng của dịch covid 19 đến nguồn lao động Việt Nam
Số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 đã giảm mạnh, số người gia nhập lực lượng lao động tiếp tục tăng ngay cả khi số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước vượt mức hàng chục nghìn ca mỗi ngày.
Lao động có việc làm tăng mạnh.
Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm
Giúp mình với mình đang cần gấp trước 20:00 tối nay. Thanks
Phân tích ảnh hưởng của Covid-19 đến người lao động việt nam trong 2 năm trở lại đây (số liệu chứng minh cụ thể)
Thời gian vừa qua, dịch covid-19 đã lan tràn tới nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam chúng ta, bên cạnh những việc làm tốt đẹp để chống dịch còn có nhiều hành động, việc làm ảnh hưởng đến cộng đồng.
Em hãy viết 1 bài văn ngán nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó !
em thấy ngoài những hành động đẹp để bảo vệ cộng đồng thì còn những hành động thiếu ý thức như bị bệnh mà trốn cách ly,ko khai báo,..Những người đó là những người thiếu ý thức.Như 1 chị từ Hàn Quốc về mà lại trốn cách ly,còn đăng khoe trên mạng.1 chị tại Hà Nội đi từ London sang Paris rồi Milan,lây nhiễm bao nhiêu người!!!
Đây là suy nghĩ của mik,có gì ko hài lòng xin nhắn tin lại để chỉnh sửa.
tôi đã viết 1 bài văn chủ đề y như thế dài 273 chữ
1.trình bày sự phân bố dân cư của Việt Nam? 2.trình bày đặc điểm nguồn lao động Việt Nam?Nêu giải pháp để sử dụng nguồn lao động hợp lí. 3.Phân tích các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp 4. Phân tích những thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển công nghiệp Việt Nam.
Tham khảo
1.
- Việt Nam có mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới: 277 người/ km2 (2015) và ngày càng tăng.
- Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
+ Miền núi và cao nguyên có dân cư thưa thớt.
+Phần lớn dân cư sống ở nông thôn
+Tỷ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp nhưng đang gia tăng khá nhanh
- Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế , xã hội và quốc phòng:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm .
+ Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên .
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.
Câu 2: Đặc điểm
- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng 1 triệu lao động.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhưng còn kém so với các nước trên thế giới: hạn chế về thể lực, trình độ tay nghề . . .
- Có sự phân bố chênh lệch.
Giải pháp
+ Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
+ Đào tạo đa chuyên môn ngành nghề.
+ Rèn luyện thể lực, cung cấp dinh dưỡng . . .
Câu 3: Các Điều Kiện Kinh Tế Xã Hội Ảnh Hưởng đến Sự Phát Triển và Phân Bố Nông Nghiệp:
- Khả năng sử dụng đất đai, nguồn nước, và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
- Sự phân bố dân cư và cơ sở hạ tầng giao thông ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng.
- Các chính sách chính trị và kinh tế của chính phủ cũng có vai trò trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Thế Mạnh Về Điều Kiện Tự Nhiên để Phát Triển Công Nghiệp Việt Nam:
- Việt Nam có một bờ biển dài và nhiều cảng biển, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và công nghiệp biển.
- Nước ta có nhiều nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cung cấp cơ hội cho phát triển năng lượng sạch và bền vững.
- Có các khu vực đất đai phù hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại.
Trình bày sự hiểu biết của em về ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến lao động và việc làm nước ta?
tham khảo
Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đình này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội.
Ngoài ra, như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động liên quan đến giới ở Việt Nam do nữ giới thường phải gánh trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn, và đại dịch COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới phải chăm sóc con cái nhiều hơn, nhất là khi trường học bị đóng cửa, con em của họ phải học online tại nhà. Các nhóm càng nghèo thì càng dễ bị tổn thương vì họ ít có khoản tiết kiệm hơn và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế hơn. Ngoài ra, có thể thấy chênh lệch vùng miền trong xu hướng thu nhập hộ gia đình, trong đó khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực có thành phố Đà Nẵng) và thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biện pháp y tế dự phòng và hạn chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh tế các tỉnh này.
Phân tích ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 Đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới và ở việt nam
* Đối với thế giới
- Kinh tế sụt giảm nghiêm trọng
- Nhiều loại hình dịch vụ bị đóng cửa , nhiều cưa hàng,công ty có nguy cơ phá sản
- Gây ra nhiều tệ nạn xã hội như bạo lực gia đình , ma túy ,...
* Đối với Việt Nam
- Chỉ số GDP vẫn cải thiện ở mức dương nhưng vẫn bị sụt giảm nhiều so với trước dịch.
- Gia tăng lừa đảo bán hàng giả , bán hàng trái phép
- Việc đi chợ bị hạn chế đã tạo điều kiện cho bán hàng online ra đời.
Hãy nêu vai trò của sản xuất lương thực thực phẩm đối với đất nước trước ảnh hưởng của dịch covid 19.
giúp mình vs , cần gấp tối nay trước 9h30 thanks
Đề: Đại dịch Covid-19 đã và đang tiếp
tục ảnh hưởng đến đời sống của người dân trên toàn thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Trong thời gian qua, tuy người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất
lớn bởi đại dịch nhưng nhờ có sự đoàn kết, chung tay giúp đỡ lẫn nhau để vượt
qua nghịch cảnh này, đây cũng chính là tinh thần tương thân, tương ái của đồng
bào ta. Qua đó, anh (chị) hãy nêu cảm nhận riêng của bản thân mình về một
câu chuyện thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ trong mùa đại dịch.
Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, nhiều thành phần dân tộc. Dân số đông ảnh hưởng như thế nào đến nguồn lao động nước ta ?
Việt Nam là nước đông dân vì:
- Số dân lớn (hơn 84,1 triệu người năm 2006).
- Đứng thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Dân số đông ảnh hưởng đến nguồn lao động nước ta là:
- Nguồn lao động dồi dào.
- Là cơ sở để tăng thêm nguồn lao động nước ta (mỗi năm có thêm hơn 1 triệu lao động).
Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm 2006). Về số dân, nước ta đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông lại là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước
Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp. Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng này
Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu. Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội ở quê hương