Cảm nhận của anh chị về đoạn văn liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc..đến hết hai đứa trẻ
Cảm nhận về cảnh đợi tàu của hai đứa trẻ trong đoạn văn bản sau:
Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:
- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.
An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Tàu hôm nay không đông nhỉ, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình khư kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.
Phân tích bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam đoạn : "Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc ............... đồng ruộng mênh mang và yên lặng . "
viết một đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật liên trong tác phẩm hai đứa trẻ
Tham khảo
Trong không khí “náo nhiệt” của văn chương lãng mạn 1930 – 1945 của thế kỉ trước, có một nhà văn xuất hiện như một nốt lặng đầy bình thản, thâm trầm mà vô cùng sâu sắc, ấn tượng. Đó là Thạch Lam. Ông được ví như là người dung hòa giữa hai chủ nghĩa hiện thực và lãng mạn. Điều đó thể hiện qua ngòi bút viết truyện ngắn thấm đẫm chất trữ tình nhưng vẫn giản dị, nhẹ nhàng gợi lên nhiều suy ngẫm về thế thái nhân tình. Hai đứa trẻ là tác phẩm tiêu biểu như thế của ông. Ở đó, cô bé Liên – nhân vật chính trong truyện ngắn đã trở thành “lăng kính”, thành “đôi mắt” để Thạch Lam thể hiện cách nhìn đời, nhìn người và phô diễn khả năng nghệ thuật độc đáo của mình.
Liên là nhân vật duy trì xuyên suốt mạch nguồn cảm xúc trữ tình của tác phẩm, được khơi gợi từ kí ức tuổi thơ của chính tác giả trong những ngày còn nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. Cô bé mới lớn ấy không được khắc họa bằng những nét quen thuộc của một nhân vật văn xuôi thông thường là ngoại hình, tính cách… mà lại là thế giới nội tâm. Thạch Lam đã nắm bắt được những rung động tinh vi, những chuyển biến đầy tinh tế, khẽ khàng trong tâm hồn của một cô bé những tưởng còn non nớt để lặng nhìn cảnh sống, cuộc sống nơi phố huyện nghèo bên cạnh một ga xép nhỏ có đường tàu chạy qua. Để rồi từ đó gợi lên một cách đầy ám ảnh cho người đọc về những cảnh đời, mà Liên cũng là một số phận tiêu biểu trong đó.
Bằng một vài nét phác thảo như bao nhân vật khác trong truyện, cảnh ngộ của Liên hiện lên nhiều đáng thương. Do thầy mất việc, nên hai chị em Liên phải rời thành phố Hà Nội sầm uất, lấp lánh cùng với mẹ về sống tại một phố huyện nghèo, tối tăm để trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Mẹ tất bật với công việc hàng xáo, thi thoảng mới đến, còn để lại cho Liên và em trai là An quản lý, trông coi. Gọi là cửa hàng cho sang, chứ hàng hóa chỉ có vài ba thứ lặt vặt là thuốc lá, thuốc lào, bánh xà phòng, rượu…, đến khách chỉ mua đến một cút rượu ti bé tẹo, thậm chí còn mua chịu nửa bánh xà phòng. Cuộc sống của Liên ngày nào cũng vậy, ngày bán hàng, đêm cố thức để đợi chuyến tàu cuối cùng đi qua, rồi lặng lẽ ngắm nhìn một phố huyện ngập tràn bóng tối với những cảnh đời còn khốn khó hơn mình.Chẳng biết từ bao giờ Liên cũng đã trở nên quen thuộc với nó. Bởi vậy mà nó như in hằn, khắc sâu trong lòng chị và hiện lên trang văn của Thạch Lam một cách rất đỗi tự nhiên.
Bước vào tác phẩm, Liên mang đến cho người đọc cảm giác buồn man mác, ảm đạm, ngưng đọng của một phố huyện nghèo nhưng rất đỗi thân thuộc và đậm chất dư vị làng quê Việt Nam. Nhà văn viết đầy chậm rãi và ngân nga như một câu thơ để thông báo: Chiều, chiều rồi, một buổi chiều êm ả như ru để từ đó đôi mắt Liên lặng nhìn mọi thử chuyển dịch dần từ những ánh sáng còn rơi rớt lại của buổi hoàng hôn như phương tây đỏ rực, những đám mây ánh hồng đến cái bóng tối đang ngập đầy dần trong đôi mắt Liên. Phố huyện cũng có âm thanh của riêng nó, nhưng Liên chỉ nghe thấy những gì nhỏ bé nhất: là tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra gọi buổi chiều khô khốc, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng kêu cót két, tiếng mấy người bán hàng còn trò chuyện vào lúc chợ đã vãn từ lâu. Ngần đấy âm thanh, hình ảnh, đường nét không làm cho nơi đây trở nên sống động mà ngược lại cứ trải dài thêm sự tĩnh lặng, yên ắng đến nao lòng. Và khi màn đêm buông xuống, cái phố huyện nhỏ bé kia bỗng trở nên rộng lớn hơn khi bóng tối cứ lần lượt bủa vây, bao trùm. Có ánh sáng, nhưng chỉ là khe sáng, vệt sáng, hột sáng, quầng sáng không đủ để lấp đi cái bóng tối lan tỏa khắp các con đường, các ngõ ngách. Thế giới cảnh vật của Liên ở phố huyện này mỗi ngày đều như thế, không có gì sáng sủa, thậm chí còn đáng sợ. Nhưng nỗi sợ đó chỉ là những ngày đầu, giờ đây chị đã quen lúc nào không hay biết. Hơn thế, Liên còn thấy gắn bó, thấy được cái đặc trưng riêng có của vùng đất này. Cái mùi âm ẩm bốc lên từ cát nóng lẫn với bụi đất của ban ngày, bầu trời đêm với ngàn ngôi sao lấp lánh, những loại hoa bàng khẽ rụng trên vai. Liên đều thấy yêu và gắn bó với nó. Bởi vậy, dẫu có buồn bã nhưng không có lấy một lời than thở. Liên chấp nhận đến mức bằng lòng với nó và còn có một lý do Liên thương xót cho những con người nơi đây.
Chân dung những người dân phố huyện là một bức tranh đời sống đầy thương cảm mà Thạch Lam đã gửi gắm qua đôi mắt Liên. Liên lặng thầm thương xót cho những mảnh đời nghèo khó, khốn khổ hơn mình. Chị thương những đứa trẻ nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh những thanh tre, thanh nứa. Chị thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối dọn quán bán hàng mà dù sớm hay muộn cũng có ăn thua gì. Chị thương bà cụ Thi điên vội uống cút rượu ti rồi lảo đảo đi khuất về phía làng. Chị thương bác phở Siêu đêm nào cũng kĩu kịt gánh thứ quà xa xỉ mà chính chị chẳng dám ăn. Chị thương gia đình bác xẩm với cả gia tài là manh chiếu rách, cái thau sắt, chiếc đàn bầu và đứa con nghịch bò ra đất. Còn bao nhiêu mảnh đời nữa chị thương mà chưa kể ra hết được? Chỉ ngần ấy thôi cũng để Liên tái hiện lại chân thực cuộc sống nghèo tăm tối của người dân phố huyện trước Cách mạng tháng Tám. Liên đồng cảm, xót thương cho họ dẫu bản thân mình cũng chẳng hơn. Nhưng tấm lòng nhân hậu của cô bé sớm trưởng thành này, gợi lên cho người đọc nỗi niềm thương cảm đầy ám ảnh về cuộc sống của người dân trong đêm trường nô lệ trước đây. Vậy hóa ra không phải tự dưng Liên nhìn đâu cũng thấy bóng tối, còn ánh sáng chỗ nào cũng nhỏ bé, yếu ớt, vô vọng trước màn đêm. Điều đó tượng trưng cho bức tranh đời sống của người dân lao động nghèo trước cách mạng tháng Tám, họ sống dật dờ, lầm lũi như những bóng ma trong một không gian chật hẹp, tù túng, ngưng đọng, có cảm giác mất dần sự sống. Hay đúng hơn họ cứ sống tạm bợ, sống cho qua ngày. Nên đến ước mơ đổi đời là cái cần nhất họ cũng chẳng rõ ràng. Liên dẫu trân trọng chừng ấy người trong bóng tối luôn mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hằng ngày của họ, nhưng chị biết rằng nó thật mơ hồ, mong manh đến tội nghiệp. Càng vậy, nỗi niềm thương xót của Liên càng cứa sâu, càng ám ảnh trong lòng người đọc.
Vậy Liên có giống như họ hay không? Nhà văn Thạch Lam đã trả lời câu hỏi đó trong tác phẩm. Liên sống cùng một nơi với họ, cũng hoàn cảnh chẳng khá khẩm gì hơn nhưng có vẻ ước mơ, khát vọng của cuộc sống của Liên thì khác. Ngày nào Liên và em trai dù buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức để đợi tàu. Sự trỗi dậy trong tâm hồn Liên nằm ở thời khắc con tàu đi qua mà Thạch Lam cố tình miêu tả thật kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Đoàn tàu xuất hiện như một điểm nhấn độc đáo trong tác phẩm. Dù là trong khoảnh khắc nhưng nó làm cho Liên sống trọn vẹn cảm xúc, được thỏa mãn khát khao. Ngắm con tàu vụt qua Liên như không bỏ sót một chút âm thanh rầm rộ của nó, không để lỡ bất cứ chút ánh sáng rực rỡ nào tỏa ra. Chỉ giây phút ngắn ngủi ấy Liên đắm mình trong âm thanh, ánh sáng mà phố huyện không bao giờ có. Trong phút chốc Liên quên đi bao nhọc nhằn, bao đêm tối bủa vây. Dẫu ít ỏi nhưng chị cũng sẽ được sống lại những kí ức về Hà Nội xa xăm, một Hà Nội huyên náo và rực rỡ, lấp lánh những ánh đèn và cốc nước xanh đỏ. Có người nói đó ước mơ của Liên, có phần rõ ràng hơn so với những người dân phố huyện. Nhưng đó phải là ước vọng, vì ước mơ sẽ hướng đến tương lai, còn ước vọng sẽ chỉ là quá khứ. Xét đến cùng Liên cũng vẫn giống họ, dù có mong chờ thật nhưng cũng chẳng dám nhìn xa đến tương lai. Vậy nên, Liên thương người dân phố huyện, Thạch Lam lại thương Liên. Ông nhìn thấy chiều sâu khao khát của nhân vật, để nó le lói lên, trỗi dậy theo bản năng nhưng vẫn không thể để Liên có sự bứt phá được. Đó không phải là hạn chế của Thạch Lam mà là hạn chế chung của cả thời đại, cả một giai đoạn văn học như thế.
Cuối cùng bao khao khát về cuộc đời, về thứ ánh sáng mà con tàu lao qua phố huyện, thứ ánh sáng khác hẳn với ngọn đèn của chị Tí… lại trở về trong tĩnh lặng. Liên để mọi thứ lắng lại trong bóng đêm tĩnh mịch và những khoảng lặng mơ hồ rồi chìm trong giấc ngủ. Phố huyện lại trở về với những gì vốn có của nó: yến ắng, buồn tẻ, ngưng đọng. Có chăng nỗi ước vọng của Liên hằng đêm phần nào sẽ “khuấy động” cái “ao đời bằng phẳng ấy trong tác phẩm.
Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng thể hiện cảm nhận của anh/chị về nỗi niềm của nhân vật “em” trong 4 câu cuối của văn bản. “Trèo lên cây bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, Em đã có chồng anh tiếc lắm thay. Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra ?”
Trình bày cảm nhận của anh,chị về hình ảnh cuộc sống của những con ng trong phố huyện (Liên và An; mẹ con chị Tí; bác Siêu; vợ chồng bác Sẫm; bà cụ Thi) trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" Thạch Lam
Em có thể tham khảo dàn ý rồi viết theo ý của mình:
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.
Cảm nhận của anh chị về đoạn trích sau " nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn ........ Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ ”
tham khảo
Sau khi chỉ rõ âm mưu và sự bẩn thỉu trong kế sách xâm lược của quân Minh, tác giả bắt đầu chuyển mạch ngôn từ và liệt kê hàng loạt tội ác của chúng:
“…Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ…”
Không từ thủ đoạn, quân xâm lược tàn sát người vô tội chẳng những nhằm thỏa mãn thú tính và bản chất hung tàn của chúng mà còn âm mưu diệt chủng dân nước Nam, ép những người không phục tùng chúng phải đi vào chỗ chết. Chẳng những vậy, đối với những cuộc đấu tranh chống lại sự tàn độc của lũ xâm lược, chúng chẳng ngại ngần dìm những cuộc khởi nghĩa vào bể máu, gây cảnh binh đạo. CHưa hết, giặc Minh còn ra sức vơ vét của cải, sản vật quý hiếm của nước Nam để thảo mãn nhu cầu vật chât, thú vui xa hoa vô lối của chúng bằng cách bóc lột, bức ép người Việt phải săn lùng sản vật để cống nộp bất chấp mạng sống:
“…Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi đặt cạm…”
Bằng biện pháp liệt kê, tác giả đã tài tình khắc họa về thảm cảnh tang tóc do chính sách cai trị tàn bạo và vô luân lí của giặc Minh gây nên. Không dừng lại ở đó, quân xâm lược còn thi hành hàng loạt biện pháp man rợ khác nhằm bóc lột sức lao động, vắt kiệt sinh khí của nước ta, đồng thời tàn phá kế sinh nhai của nhân dân:
“…Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng…”
Liệt kê các tính từ chỉ màu sắc trong câu văn “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”? Trong tất cả các lần quẹt diêm thì đây là lần ánh sáng của ngọn lửa diêm được miêu tả rõ nét nhất, em hãy lí giải và cảm nhận?
Viết đoạn văn cảm nhận của em về đoạn thơ sau:"Anh đội viên nhìn Bác....Ấm hơn ngọn lửa hồng
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ: