Những câu hỏi liên quan
VH
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
NM
23 tháng 3 2022 lúc 15:31

Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hóa chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoạt chất dạng freon bốc hơi bay lên phá hủy tầng Ozone. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng Ozone bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hóa chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra

Thủng tầng ozon đồng nghĩa với việc các tia độc hại từ ánh nắng mặt trời sẽ chiếu trực tiếp xuống Trái Đất, con người sẽ tiếp xúc với các tia này nhiều hơn. Điều này làm phá vỡ hệ miễn dịch gây ra nhiều bệnh như ung thư da, đục thủy tinh thể, cháy nắng, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và lão hóa nhanh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NB
Xem chi tiết
H24
5 tháng 5 2023 lúc 7:58

Nguyên nhân : 

+ Chặt phá cây rừng , đất rừng , lấy gỗ

+ lấy đất canh tác 

+ cháy rừng do biến đổi khí hậu từ những hoạt động sống của con người 

+ khai thác khoáng sản 

+ làm đường giao thông 

Biện pháp : 

+ các nước kí hiệp ước bảo vệ môi trường rừng 

+ hạn chế khai thác gỗ 

+ tăng cường các luật bảo vệ môi trường 

+ trồng lại các vùng bị mất hết cây rừng 

+ khuyến khích phát triển nông nghiệp đi đôi với tôn trọng rừng 

+ mở rộng các khu bảo tồn 

+ hỗ trợ tài chính 

+ đẩy mạnh vai trò công cộng bản địa 

Bình luận (1)
PA
Xem chi tiết
H24
25 tháng 4 2021 lúc 16:15

*Nguyên nhân của việc phá rừng: Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

*Hậu quả của việc phá rừng: gây biến đổi khí hậu, mất cân = sinh thái, hiệu ứng nhà kính,trái đất nóng lên ,xảy ra các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần...v.v.làm ô nhiễm bầu khí quyển của trái đất, xói mòn, sạt lở

good luck pạn :)))))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
25 tháng 4 2021 lúc 16:06

mk chỉ tìm đc nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá thôi nhé ..., còn mấy khác mk ko rõ ạ !!!!

Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: Do con người đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,… ; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường,…. Ngoài nguyên nhân do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng… Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy… Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh… Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở Việt Nam, từ 1945 cho đến nay mất khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.

Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc tàn phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn… Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
H24

Tham khảo:

1/ Phân bố tập trung  các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lắk, Krông Ana và Krông Bông. - Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắkphân bố ở hầu hết các huyện. - Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan)

 

 

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
DH
24 tháng 11 2021 lúc 10:35

báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha

Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”

Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.

Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].

Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.

Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.

 
Bình luận (0)
DA
Xem chi tiết
LP
5 tháng 2 2016 lúc 16:23

Tài nguyên rừng:

– Rừng của nước ta đang được phục hồi.

   + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)

   + Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm 0,18 triệu ha.

   + Năm 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%)àhiện nay có xu hướng tăng trở lại.

– Tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 đạt 40% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%).

– Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

 Các biện pháp bảo vệ:

  – Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

  – Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

  – Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

  – Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
DH
2 tháng 5 2021 lúc 21:58

32 butcher

33 assistant

34 architect

35 secretary

24 off

25 to

26 to interview

27 past

28 mechanic

 

Bình luận (0)
PT
2 tháng 5 2021 lúc 22:00

32 butcher

33 baker

34 architest 

35 secretary

Bình luận (0)
DH
3 tháng 5 2021 lúc 7:10

32 butcher

33 assistant

34 architect

35 secretary

24 off

25 to

26 to interview

27 past

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết