Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
Hãy lựa chọn và trình bày khái quát đặc điểm của một đới khí hậu trên Trái Đất.
refer:
Đặc điểm của đới nóng:
– Nóng quanh năm, nhiệt độ tủng bình trên 20 độ C
– Lượng mưa trung bình từ 1000 – 2000mm
– Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.
Hai đới ôn hoà (ôn đới):
Vị trí:từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'NNhiệt độ không khí trung bình năm duới 20°C, tháng nóng nhất không nhỏ hơn 10°C.Các mùa trong năm rất rõ rệt.Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1 000 mm.Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đớitrình bày khái quát đặc điểm khí hậu đới nóng
– Đới nóng có khí hậu nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ cao, trung bình trên 20°C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá lớn, biên độ nhiệt thấp. – Có gió Tín phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến về phía xích đạo
- Đới nóng (nhiệt đới):+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều. + Lượng nhiệt: nóng quanh năm. + Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm. + Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
trình bày khái quát đặc điểm khí hậu đới ôn hoà
+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 500 mm đến 1 000 mm. + Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới. + Khu vực có bằng tuyết hầu như quanh năm. + Nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 100C.
1. Trình bày khái quát đặc điểm của các đới khí hậu (ranh giới, nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió).
Nhiệt độ, lượng mưa, chế độ gió có ở trong sgk nên mình chỉ làm phần ranh giới thôi nha
- Ranh giới (Đới nóng): Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Ranh giới (Đới ôn hòa): Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
- Ranh giới: Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc, từ vòng cực Nam đến cực Nam
1/ TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÂU ĐẠI DƯƠNG
2/ KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
3/ TẠI SAO ĐẠI BỘ PHẬN DIỆN TÍCH LỤC ĐỊA AUSTRALIA CÓ KHÍ HẬU KHÔ HẠN?
4/ TRÌNH BÀY ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
5/ SO SÁNH ĐƯỢC MÔI TRƯỜNG ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG VÀ MÔI TRƯỜNG ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA
refer
1+ Châu Đại Dương nằm giữa Thái Bình Dương mênh mông. + Tổng diện tích là 8,5 triệu km2. + Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu-di-len, ba chuỗi đảo san hô và đảo núi lửa Ma-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di và vô số đảo nhỏ trong Thái Bình Dương.
2
- Diện tích: trên 8,5 triệu km2.
- Vị trí: gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương.
- Khí hậu: Phần lớn các đảo và quần đảo có khí hậu nóng ẩm điều hoà, mưa nhiều. --> Thuận lợi cho rừng dừa, rừng xích đạo, rừng mưa mùa nhiệt đới và nhiều loài thực vật khác phát triển xanh quanh năm nên các đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương.
- Sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng:
+ Ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len: chủ yếu xuất khẩu len, lúa mì, thịt trâu, bò, cừu, các sản phẩm từ sữa,...
+ Ở các quốc đảo: xuất khẩu cà phê, ca cao, chuối, cá mập, ngọc trai, vàng, than đá, dầu mỏ, khí đốt, gỗ...
3
Đại bộ phận diện tích lục địa Australia có khí hậu khô hạn vì: Đường chí tuyến Nam đi ngang qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến. Vì vậy không khí ổn định và khó gây mưa. Nhiều loài thực vật không thể sinh trưởng, gây ra khí hậu khô hạn.
4
Vị trí, địa hình: Vị trí: Là châu lục thuộc lục địa Á-Âu. Giới hạn: nằm ở khoảng giữa các vĩ tuyến 360B đến 710B. Diện tích: trên 10 triệu km2. b. Địa hình: Dạng địa hình Phân bố Đặc điểm Đồng bằng Kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục. Rộng lớn và khá thuần nhất. Núi già Phía bắc và trung tâm. Đỉnh tròn, thấp, sườn thoải. Núi trẻ Phía nam. Đỉnh cao, nhọn, thung lũng sâu. 2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật: Khí hậu: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn đới. Một phần nhỏ ở phía bắc có khí hậu hàn đới. Sông ngòi: Mật độ sông ngòi dày đặc. Sông có lượng nước dồi dào. Các sông quan trọng: Đa-nuyp, Rai-nơ và Von-ga. Thực vật: Thảm thực vật thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: + Ven biển Tây Âu: rừng lá rộng. + Sâu trong nội địa: rừng lá kim. + Phía Đông Nam: thảo nguyên. + Ven Địa Trung Hải: rừng lá cứng.
5
+ Khí hậu ôn đới hải dương có mùa hạ mát mùa đông không lạnh lắm. + Khí hậu ôn đới lục địa mùa đông kéo dài và có tuyết trắng. Càng đi về phía nam mùa đông ngắn dần, mùa hạ ngắn hơn. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa
Câu 3. Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của Đồng Nai.
Gợi ý trả lời:
* Đặc điểm:
Tham khảo:
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau (khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng). Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.
Tham khảo
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Tham khảo
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Câu 1: Trình bày khái quát về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội các khu vực châu Phi?
Câu 2: Trình bày những đặc điểm cơ bản của khí hậu Bắc Mỹ. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa khí hậu ở Bắc Mỹ?
Câu 2
Khí hậu bắc mĩ có sự phân hoá rất đa dạng :
- Từ bắc xuống nam ,có 3 vành đai khí hậu : hàn đới , nhiệt đới và ôn đới
Ngoài ra vành đai bắc mĩ cũng bị quy luật đaicao điều này thể hiện rõ nhất trên dãy cooc -di-e
- Chân đới có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuyftheo từng vị trí
- Lên cao thời tiết lạnh dần , nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cửu
Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá khí hậu BM :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
1.Hãy trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và kiểu rừng tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm .
2.Hãy trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và kiểu rừng tiêu biểu của môi trường nhiệt đới
3.Hãy trình bày vị trí, đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa .
4.Trình bày đặc điểm sản xuất của môi trường đới nóng cho biết những thuận lợi và khó khăn. Kể tên các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của môi trường đới nóng.
1.
-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
-Có khí hậu nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 25 độ C
-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm
-Độ ẩm cao, trên 80%
Kiểu rừng: Rừng rậm nhiệt đới ( xanh tốt quanh năm)
2.
-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu
-Nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 20 độ C
-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm
Kiểu rừng: Từ rừng thưa dến đồng cỏ cao rồi nửa hoang mạc
3.
-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
-Lượng mưa trên 1500mm trên năm
-Thời tiết diễn biến bất thường
-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4
4.
-Thuận lợi: Nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn. Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp
-Khó khăn: Độ ẩm cao, sâu bệnh phát triển
+Mùa mưa: Lũ lụt
+Mùa khô: Hạn hán
-Biện pháp
+Phát triển thủy lợi ( giúp không bị thiếu nước )
+Bố trí mùa vụ, cây trồng hợp lí ( phát triển nông nghiệp)
+Trồng cây che phủ đất, bảo vệ rừng ( bảo vệ môi trường)
+Dự báo thời tiết ( phòng chóng thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán)
Chúc bạn học tốt ( mỏi tay quá)
à các sản phẩm nông nghiệp là
- Cây lương thực: lúa, gạo, ngô, sắn, khoai lang...
-Cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, bông
- Chăn nuôi: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt......
->Chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt
Câu 1:
a. Trình bày giới hạn và đặc điểm của từng đới khí hậu trên Trái Đất?
b. Em đang sinh sống ở đới khí nào?
Câu 2:
a. Trình bày khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước?
b. Trình bày khái niệm hồ? Phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nước?
c. Nêu giá trị của sông và hồ mang lại cho con người trong đời sống?
Câu 3:
a. Cho biết độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Nguyên nhân nào làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau?
b. Trình bày ba hình thức vận động của nước biển và đại dương? Nguyên nhân nào hình thành nên sóng biển và thủy triều?
1.
a,
Đới nóng (nhiệt đới) : Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
Đới ôn hòa (ôn đới) : Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
Đới lạnh (hàn đới) : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc , từ vòng cực Nam đến cực Nam
b,
Em đang sống ở đới khí hậu nhiệt đới
2.
b,
Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Phân loại hồ:
Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ miệng núi lửa; hồ nhân tạo
c,
- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ.
- Giá trị thuỷ điện.
- Giao thông vận tải và du lịch.
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp
3.
a,
- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
b,
Sự vận động của nước biển và đại dương– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
1. a) Đới nóng (nhiệt đới) : Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
Đới ôn hòa (ôn đới) : Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam
Đới lạnh (hàn đới) : từ vòng cực Bắc đến cực Bắc , từ vòng cực Nam đến cực Nam
b) Em đang sống ở đới khí hậu nhiệt đới
2.b) Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Phân loại hồ:
Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành hai loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt. Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có: hồ vết tích của các khúc sông; hồ băng hà; hồ miệng núi lửa; hồ nhân tạo
c,- Vận chuyển phù sa bồi đắp đồng bằng màu mỡ.
- Giá trị thuỷ điện.
- Giao thông vận tải và du lịch.
- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- Cung cấp và dự trữ nước cho sinh hoạt đời sống và phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp
3. a) - Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
- Nguyên nhân: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau. Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
b,Sự vận động của nước biển và đại dương
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
Trình bày khái quát đặc điểm khí hậu của Đồng Nai. Nhận xét tác động của khí hậu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Gợi ý trả lời: