Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
LS
15 tháng 12 2022 lúc 19:17

Cơ cấu ngành dịch vụ bao gồm:

* Dịch vụ tiêu dùng: Chủ yếu là các hình thức bán buôn-bán lẻ, du lịch, y tế,giáo dục,...

* Dịch vụ kinh doanh: Gồm nhiều hình thức như giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản,....

* Dịch vụ công do nhà nước quản lý. VD: Hành chính công, hoạt động đoàn thể bắt buộc hoặc không bắt buộc,....

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:

- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

- Vai trò kinh tế:

+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.

Ví dụ: ngành thương mại đóng vai trò quan trọng trong phân phối sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua thương mại, nhà sản xuất xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, thích/dùng nhiều sản phẩm nào hay không thích sản phẩm nào. Từ đó thông tin lại để các ngành sản xuất điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất phù hợp nhu cầu, tránh thừa hay thiếu.

+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Ví dụ: Dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng, vì vậy tạo ra khối lượng việc làm lớn – đa dạng từ những ngành đơn giản (phục vụ, buôn bán nhỏ lẻ,…) đến những ngành phức tạp (marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,….) điều này giúp thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – đáp ứng yêu cầu phát triển.

+ Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập cá nhân trong xã hội.

Ví dụ: Dịch tạo ra khối lượng việc làm lớn và đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc ngành dịch vụ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

- Các vai trò khác:

+ Về mặt xã hội: giúp các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt cộng đồng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống nhân dân:

Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân, tiếp cận với các hình thức vui chơi, giải trí nhằm giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống.

+ Về mặt môi trường: góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm hiện nay thường gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường môi trường hay dịch vụ vệ sinh môi trường giúp cho đô thị trở nên sạch, đẹp hơn.

+ Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Ví dụ: Internet giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, giao lưu kinh tế - văn hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Các loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quốc tế như đường biển, đường hàng không ngày càng phát triển giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
21 tháng 7 2023 lúc 13:39

Tham khảo!!

- Đặc điểm của ngành giao thông vận tải ở Cộng hòa Nam Phi: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải khá phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông. Tuy nhiên, một số vùng cơ sở hạ tăng giao thông còn hạn chế.

+ Đường bộ là loại hình vận tải chính để vận chuyển hành khách, hàng hóa.

+ Giao thông đường sắt có chiều dài đứng thứ 10 trên thế giới và kết nối với nhiều mạng lưới đường sắt ở khu vực cận Xa-ha-ra.

+ Giao thông đường biển có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, một số cảng biển lớn là Kép-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban.

+ Giao thông đường hàng không được đầu tư phát triển nhanh trong những năm gần đây, các sân bay quan trọng là Prê-tô-ri-a, Giô-han-ne-xbua, Kếp tao.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:52

Tham khảo!

- Thương mại

Nội thương phát triển: hàng hóa trên thị trường phong phú, chất lượng sản phẩm tăng; giá trị buôn bán, trao đổi ngày càng lớn; hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp với nhiều hình thức...

Ngoại thương: là một trong những nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn trên thế giới và luôn xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: dầu mỏ, khi tự nhiên, kim loại, hóa chất, thực phẩm và gỗ…. Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: máy móc và thiết bị, ô tô, rau quả, hàng dệt may... Các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, một số nước Đông Nam Á,...

- Giao thông vận tải: Mạng lưới giao thông phát triển, với đầy đủ các loại hình giao thông. Mát-xcơ-va là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước.

+ Mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới với hơn 87000 km.

+ Đường bộ có tổng chiều dài trên 1 triệu km, với nhiều hệ thống đường cao tốc liên bang, phát triển ở khu vực phía tây.

+ Đường sông có tổng chiều dài trên 100 nghìn km với mạng lưới kênh đào nối lưu vực các sông lớn.

+ Vận tải đường biển khá phát triển, các cảng lớn và quan trọng gồm: Xanh Pê-téc-bua, Vla-đi vô-xtốc, Ma-ga-đan,...

+ Đường ống được phát triển rất mạnh. Tổng chiều dài đường ống lớn thứ hai thế giới.

+ Đường hàng không cũng phát triển. Năm 2020, Liên bang Nga có trên 1200 sân bay, nhiều sân bay lớn như: She-re-met-ye-vô, Pun-cô-vô, Khơ-ra-brô-vô,...

- Du lịch:

+ Liên bang Nga là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch. Năm 2019, Liên bang Nga đón 24,6 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 11 tỉ USD.

+ Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các trung tâm du lịch lớn nhất của nước Nga.

+ Các địa điểm du lịch nổi tiếng như: hồ Bai-can, nhà thờ chính tòa Thánh Ba-sin, Cung điện Crem-lin,...

- Tài chính ngân hàng:

+ Tài chính ngân hàng của Liên bang Nga phát triển đa dạng với nhiều hoạt động như thị trường trái phiếu, chứng khoán, tín dụng... thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Các trung tâm tài chính quan trọng là: Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua,..

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
TA
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

Thương mại:

- Nội thương: dân số đông, thị trường lớn , tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

- Ngoại thương: Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới.

Giao thông vận tải:

- Các loại hình ngày càng phát triển

Du lịch:

-Nhiều danh lam nổi tiếng, doanh thu cao.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD
14 tháng 12 2022 lúc 16:40

- Khái niệm: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

- Phân loại cơ cấu kinh tế: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và cơ cấu theo lãnh thổ.

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Vùng kinh tế.

- Khu kinh tế.

- …

Ý nghĩa

Cơ cấu theo ngành là bộ phận cơ bản nhất trong cơ cấu kinh tế. Cơ cấu theo ngành biểu thị tỉ trọng, vị trí của các ngành và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế. Cơ cấu theo ngành phản ánh trình độ phát triển (khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,...) của nền sản xuất xã hội.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế cho biết sự tồn tại của các thành phần tham gia hoạt động kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau.

Cơ cấu theo nghĩa lãnh thổ cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
GD

Ví dụ:

- Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ sản xuất (Tài chính ngân hàng; Kế toán); Dịch vụ phân phối (Giao thông vận tải; Thương mại),…

- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ xã hội (Bưu chính viễn thông; Y tế, giáo dục); Dịch vụ cá nhân (Du lịch - Dịch vụ sửa chữa),…

- Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
MP
28 tháng 7 2023 lúc 18:47

Tham khảo

♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động (năm 2020).

♦ Các ngành dịch vụ chính ở Nhật Bản là: thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính - ngân hàng.

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Nhật Bản có thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn.

+ Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng.

- Ngoại thương:

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,... Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

b) Giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

- Đường sắt là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải đường bộ và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

+ Nhật Bản có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận tải hàng hóa trong nước (năm 2020).

+ Trong khi đó, đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế.

- Đường hàng không của Nhật Bản rất phát triển không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu trong thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

c) Du lịch

- Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hóa có từ lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.

- Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.

- Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Ngoài ra, ngành tài chính - ngân hàng cũng rất phát triển. Nhật Bản là quốc gia có quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài lớn, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

 

Bình luận (0)