Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của dịch vụ. Nêu một ví dụ cụ thể.
Đọc thông tin, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về đặc điểm của tài chính ngân hàng.
- Tài chính ngân hàng gồm hai bộ phận khăng khít với nhau đó là tài chính và ngân hàng
(Ví dụ: khi giao dịch rút tiền trong các ngân hàng ta thường thấy có hai phần bao gồm tài chính và ngân hàng, ngân hàng chính là các thủ tục để nhận tiền còn tiền chính là tài chính.)
- Các tổ chức tài chính và ngân hàng có quy mô khác nhau dựa trên doanh thu, tài sản, đối tượng phục vụ (ví dụ: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ngân hàng như ngân hàng nội địa, ngân hàng quốc tế mỗi ngân hàng sẽ có quy mô và đối tượng phục vụ khác nhau.)
- Tính thuận tiện nhanh chóng, lãi suất phí dịch vụ quyết định đến việc lựa chọn các tổ chức tài chính nhân hàng của người sử dụng (ví dụ: Ngân hàng có lãi suất thấp…)
Đọc thông tin, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể.
- Vai trò:
+ Cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
+ Cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Tạo việc làm, thu nhập cho người dân
+ Điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.
- Đặc điểm:
+ Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, thường phân bố không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm: trồng rừng, chăm sóc rừng và ươm giống cây lâm nghiệp; khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ lâm nghiệp.
- Ví dụ: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam) có nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc đã và đang được người dân phủ trống bằng cách trồng các loại cây lấy gỗ như: keo, quế,…với mục đích thu hoạch gỗ, hương liệu từ đó tạo thu nhập cho người dân đồng thời giúp phủ xanh diện tích đất trống, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
Đọc thông tin, hãy trình bày đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Lấy ví dụ cụ thể.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 2 (Đặc điểm của nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản).
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Đất trồng, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi.
- Phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, có tính thời vụ và phân bố tương đối rộng rãi.
- Có mối liên kết chặt chẽ tạo thành chuỗi giá trị nông sản.
=> Ví dụ: Trong nông nghiệp, để tiến hành trồng lúa cần phải sử dụng đất nên đất là tư liệu chủ yếu; khí hậu, thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến nông nghiệp: vào vụ thu hoạch lúa nếu thời tiết nắng, khô sẽ thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, tuy nhiên thời tiết mưa, lụt sẽ khiến thu hoạch và bảo quản lúa gặp khó khăn.
Đọc thông tin và quan sát hình 26.2, hãy:
- Trình bày cơ cấu ngành dịch vụ.
- Nêu ví dụ về một trong ba nhóm ngành dịch vụ.
Ví dụ:
- Dịch vụ kinh doanh: Dịch vụ sản xuất (Tài chính ngân hàng; Kế toán); Dịch vụ phân phối (Giao thông vận tải; Thương mại),…
- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ xã hội (Bưu chính viễn thông; Y tế, giáo dục); Dịch vụ cá nhân (Du lịch - Dịch vụ sửa chữa),…
- Dịch vụ công: Dịch vụ hành chính công và thủ tục hành chính.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày vai trò của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh họa.
- Vai trò kinh tế:
+ Giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.
Ví dụ: ngành thương mại đóng vai trò quan trọng trong phân phối sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông qua thương mại, nhà sản xuất xác định được thị hiếu của người tiêu dùng, thích/dùng nhiều sản phẩm nào hay không thích sản phẩm nào. Từ đó thông tin lại để các ngành sản xuất điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất phù hợp nhu cầu, tránh thừa hay thiếu.
+ Thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Ví dụ: Dịch vụ có cơ cấu rất đa dạng, vì vậy tạo ra khối lượng việc làm lớn – đa dạng từ những ngành đơn giản (phục vụ, buôn bán nhỏ lẻ,…) đến những ngành phức tạp (marketing, quảng cáo, chăm sóc khách hàng,….) điều này giúp thay đổi sự phân công lao động theo lãnh thổ, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập cá nhân trong xã hội.
Ví dụ: Dịch tạo ra khối lượng việc làm lớn và đa dạng từ đơn giản đến phức tạp nên người lao động có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc thuộc ngành dịch vụ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.
- Các vai trò khác:
+ Về mặt xã hội: giúp các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt cộng đồng diễn ra thuận lợi, nâng cao đời sống nhân dân:
Ví dụ: Dịch vụ đáp ứng nhu cầu đi lại nhân dân, tiếp cận với các hình thức vui chơi, giải trí nhằm giảm bớt các căng thẳng của cuộc sống.
+ Về mặt môi trường: góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm hiện nay thường gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường môi trường hay dịch vụ vệ sinh môi trường giúp cho đô thị trở nên sạch, đẹp hơn.
+ Tăng cường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Internet giúp con người có thể kết nối với nhau dễ dàng, giao lưu kinh tế - văn hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận tiện. Các loại hình giao thông vận tải có ý nghĩa quốc tế như đường biển, đường hàng không ngày càng phát triển giúp việc đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra dễ dàng.
Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ làm rõ vai trò và đặc điểm của dịch vụ nông nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi.
Ví dụ:
Trong trồng lúa gạo, để đạt hiệu quả cao con người sử dụng các dịch vụ trong nông nghiệp:
- Máy móc cải tạo đất (máy cày), chăm sóc lúa trong thời kì sinh trưởng (máy phun thuốc sâu, bón phân) làm tăng năng suất lao động.
- Sử dụng phân bón để tăng năng suất, chất lượng cây lúa từ đó tạo hướng chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Sau khi thu hoạch lúa để bảo quản tốt cần được sử dụng máy móc để phơi sấy giữ lúa luôn được khô, ráo tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến chất lượng.
Quan sát hình 28.2, hãy trình bày và nêu ví dụ cụ thể về một trong ba đặc điểm của thương mại.
* Đặc điểm của thương mại
- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).
- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
* Ví dụ: Khi người mua có nhu cầu lớn về một mặt hàng, sản phẩm (điện thoại Iphone, xe điện,…) thì nhà sản xuất, kinh doanh sẽ đẩy mạnh phát triển sản phẩm đó và ngược lại.
Đọc thông tin và quan sát hình 27.8, hãy nêu vai trò của ngành bưu chính viễn thông. Lấy ví dụ cụ thể.
Hoạt động bưu chính viễn thông không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, được coi là thước đo trình độ phát triển và văn minh của các nước.
- Tạo ra những điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế phát triển; tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế.
- Góp phần thực hiện giao lưu giữa các vùng lãnh thổ, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế.
- Tác động tích cực đến phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và đảm bảo an ninh quốc gia.
Đọc thông tin và dựa vào bảng 30.4, hãy trình bày những đặc điểm nổi bật của ngành dịch vụ Cộng hòa Nam Phi.
Tham khảo
♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 64,6% GDP, cơ cấu ngành đa dạng.
- Giao thông vận tải:
+ Hệ thống đường ô tô đứng đầu châu Phi, có trên 360 nghìn km đường ô tô.
+ Mạng lưới đường sắt rất phát triển.
+ Đường biển phát triển mạnh, có 18 cảng biển, nhiều cảng lớn.
+ Đường hàng không được chú trọng phát triển, có nhiều sân bay quốc tế và nhiều hãng hàng không quốc tế hoạt động.
- Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, chiếm hơn 7% GDP, có mức độ kết nối internet cao hàng đầu châu Phi.
- Du lịch là một trong những ngành mũi nhọn, thu hút nhiều lao động trực tiếp. Năm 2019 đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế đứng thứ 2 châu Phi. Chú trọng phát triển du lịch đô thị và văn hóa bên cạnh du lịch truyền thống.
- Thương mại:
+ Ngoại thương được đẩy mạnh, xuất khẩu chính là khoáng sản và len làm từ lông cừu, nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, hóa chất, dược phẩm. Đối tác thương mại chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Anh,…
+ Nội thương phát triển do có thị trường nội địa lớn, hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trung tâm thương mại có mật độ cao và hoạt động nhộn nhịp; hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ tập trung nhiều ở các vùng nông thôn.
- Tài chính ngân hàng: là nơi có các ngân hàng lớn nhất châu Phi, các trung tâm tài chính ngân hàng lớn là: Gio-han-ne-xbua, Kếp-tao, Prê-tô-ri-a. Đứng hàng đầu châu Phi về thu hút đầu tư nước ngoài (3 tỉ USD 2020)