chỉ ra sự đối lập,tương phản giữa cảnh trong đình vad cảnh ngoài đê.Sự tương phản đó có ý nghĩa gì
sự tương phản giữa cảnh ngoài đê và cảnh trong đình trong bài sống chết mặc bay
refer
Trong đình:
- Quan phụ mẫu ngồi đánh tổ tôm cùng các nha lại.
- Quan phụ mẫu:
+ Ngồi uy nghi, chễm chệ.
+ Tay tựa gối xếp.
+ Chân phải duỗi thẳng.
+ Vừa nhâm nhi bát yến đường phèn vừa đánh tổ tôm.
+ Mắt ngồi trông vào đĩa nọc.
- Khi đê vỡ: gắt gỏng, nạt nộ, đòi cắt cổ, bỏ tù,....
→ Thái độ vô trách nhiệm, tàn nhẫn, hách dich, thích hưởng thụ cá nhân.
Ngoài đê:
+ Sắp vỡ:
+ Nhốn nháo, căng thẳng.
+ Nước sông ngày càng lên cao (nghệ thuật tăng tiến)
+ Có nguy cơ vỡ.
- Khi vỡ đê:
+ Nước tràn lênh láng.
+ Xoáy thành vực.
+ Nhà cửa trôi, lúa ngập.
+ Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn.
→ Lòng ai oán, cảm thương của tác giả trước cảnh đê vỡ.
Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.
Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:
a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.
b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)
c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi "hộ đê" được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đên các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi "đốc thúc việc hộ đê"; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng..., đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)
d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
chỉ ra hai cảnh tượng đối lập tương phản của bài thơ nhớ rừng và cho biết ý nghĩa của nó
Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp như thế nào?
- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:
Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.
⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.
- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:
+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.
+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.
tìm hiểu vb " sống chết mặc bay " sau đó tìm những chi tiết thể hiện sự tương phản đối lập giữa :
a ) sức người với sức tàn phá của thiên tai .
b) chảnh ngoài đê của nhân dân với cảnh quan đi hộ để ở trong gia đình .
Trong bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã miêu tả hai cảnh tượng tương phản, đối lập nhau gay gắt gắt. Đó là những cảnh tượng nào? Hãy phân tích và làm rõ sự đối lập, tương phản ấy. Việc tác giả xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ nhằm mục đích gì?.Mọi người giúp e với, e đang cần gấp ạ
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
-> Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
nêu sự đối lập tương phản của hai cảnh tượng trong sống chết mặc bay ( cảnh nhân dân chống lại sức nước và các quan đang đánh bài trong đình )
Nhân dân | Các quan lại | |
Gần 1 giờ đêm | Vất cả vật lộn chống đỡ thiên tai , bão lũ | Say mê cờ bạc , ko biết nhân dân ra sao |
Địa điểm | Ngoài đê , mưa to , gió lớn | Trong đình cao ráo , vững chãi |
Không khí , cảnh tượng | -Nhốn nháo , căng thẳng -Con người nhỏ bé , yếu đuối trước sức trời. -Cuộc sống lầm than , đầy tai ương | -Nhàn nhã , ung dung , tĩnh mịch , trang nghiêm. -Quan uy nghiêm , cuộc sống xa hoa với những vật dụng sang trọng, cách biệt với cuộc sống của nhân dân |
=> Sự đối lập , tương phản đã khắc họa rõ nét bản chất vô trách nhiệm , thờ ơ , vô lương tâm , ''lòng lang dạ thú'' của tên quan phụ mẫu và tình cảnh thảm thương , nghiệt ngã của người dân.
trong bài thơ nhớ rừng tác giả miêu tả 2 cảnh tượng đối tương phản nhau gay gắt đó là cảnh tượng nào , hãy phân tích và làm rực rỡ sự tương phản ấy ? việc tác giả xây dựng 2 cảnh tượng đối lập nhau nhằm mục đích j
Em hãy tìm các chi tiết cho thấy rõ điều đó và cho biết dụng ý của nhà văn. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả Khánh Hoài đã xây dựng mối quan hệ tương phản giữa cảnh vật và tâm trạng con người khi tạo ra sự đối lập tương phản này
- Chi tiết cho thấy rõ mối quan hệ tương phản giữa cảnh vật và tâm trạng con người khi tạo ra sự đối lập tương phản này: "Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc mộ ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này."
- Tác dụng: Khắc họa rõ nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay. Tạo cảm giác não nề góp phần làm sâu sắc thêm tâm trạng cho hai anh em. Cảnh thiên nhiên là phương tiện để tác giả ký thác tâm trạng buồn thương của nhân vật lên.