Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
HM
21 tháng 9 2023 lúc 1:01

                                                                                  BÁO CÁO

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật

Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan

Học sinh lớp: 7A        Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.

1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):

Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.

3. Kế hoạch thực hiện:

- Nghiên cứu tài liệu:

+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan

+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp

- Lên kế hoạch thực hiện:

Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.

+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất

+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)

+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) 

Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.

Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.

4. Kết quả triển khai kế hoạch:

+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.

+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
6 tháng 12 2023 lúc 20:47

- Các bước nghiên cứu hóa học

   + Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

   + Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học

   + Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)

   + Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
10 tháng 8 2023 lúc 18:13

Tham khảo
Bài thuyết trình kết hợp với đoạn phim ngắn hoặc ảnh chụp

Tập san, áp phích

Bài báo cáo.

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
QD
Xem chi tiết
H24
5 tháng 11 2017 lúc 15:50

1) Biểu hiện: 
- Chảy máu mao mạch: Máu chảy ít và chậm 
- Chảy máu tĩnh mạch : Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn 
- Chảy máu động mạch:Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia 
Cách xử lí: ( xem SGK trang 61,62) 
2) Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garo là: 
Buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương và về phía tim, với lực ép đủ làm cầm máu. Sau 15 phút phải nới dây một lần và buộc lại 
Những vết thương chảy máu động mạch ở tay chân mới dùng biện pháp buộc dây garô vì tay, chân là những phần nhỏ và mềm nên khi buộc dây ga rô thì khả năng cầm máu sẽ cao hơn. 
3)Vết thương chảy máu động mạch ko phải ở tay, chân tầi chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. 
4) Bảng 19: Kĩ năng sơ cứu các vết thương chảy máu 
( xem SGK trang 61,62)

Bình luận (0)
KK
5 tháng 11 2017 lúc 15:51

ban kia lam dung roi do

k tui nha

thanks

Bình luận (0)
H24
5 tháng 11 2017 lúc 15:52

 1) Biểu hiện: 
- Chảy máu mao mạch: Máu chảy ít và chậm 
- Chảy máu tĩnh mạch : Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn 
- Chảy máu động mạch:Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia 
Cách xử lí: ( xem SGK trang 61,62) 
2) Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garo là: 
Buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương và về phía tim, với lực ép đủ làm cầm máu. Sau 15 phút phải nới dây một lần và buộc lại 
Những vết thương chảy máu động mạch ở tay chân mới dùng biện pháp buộc dây garô vì tay, chân là những phần nhỏ và mềm nên khi buộc dây ga rô thì khả năng cầm máu sẽ cao hơn. 
3)Vết thương chảy máu động mạch ko phải ở tay, chân tầi chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương nhưng về phía tim. 
4) Bảng 19: Kĩ năng sơ cứu các vết thương chảy máu 
( xem SGK trang 61,62)

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
24 tháng 11 2023 lúc 13:43

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

Đề tài của bài viết chính là vấn đề được lựa chọn để nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, bạn nên chọn vấn đề mới hoặc cách nhìn mới về vấn đề có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm, hứng thú.

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

Bạn cần trả lời các câu hỏi: Bản báo cáo này được viết với mục đích gì? Người đọc bản báo cáo này là ai? Từ đó, xác định nội dung, cách viết phù hợp.

Thu thập tư liệu:

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, bạn cần tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài như báo chí, sách biên khảo, bài phỏng vấn chuyên gia, các công trình nghiên cứu khoa học... Bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách trả lời những câu hỏi: Tài liệu được công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố...

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Bạn đã xử lí các tư liệu thu thập được và phác thảo các ý tưởng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, dự tính những trích dẫn, cước chú và phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng.

Lập dàn ý:

Từ các ý đã tìm được, bạn sắp xếp các ý đảm bảo các phần trong bố cục bài báo cáo. Các đề mục cần được diễn đạt rõ ràng-loogic. Liên kết cùng hướng về làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu.

Bước 3: Viết bài:

Bước 4: Xem và chỉnh sửa.

Đề bài: Trường bạn tổ chức cuộc thi Tìm hiểu và bảo tồn bản sắc văn hóa của mỗi miền đất nước (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). Bạn hãy thành lập nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu để tham gia cuộc thi và viết báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Bình luận (0)
HM
24 tháng 11 2023 lúc 13:44

Bài làm tham khảo

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN

Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.

I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.

Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…

II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay

Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.

Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.

III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn

Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.

Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

IV. Kết luận

Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
NN
5 tháng 1 lúc 8:35

???

Bình luận (0)
HH
5 tháng 1 lúc 8:53

giúppp tớ

Bình luận (0)
QA
5 tháng 1 lúc 9:13

?????

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
ND
15 tháng 8 2023 lúc 17:11

1. Hoàn thành tốt.

2. Hoàn thành tốt.

3. Hoàn thành tốt.

4. Hoàn thành tốt.

5. Hoàn thành tốt.

6. Hoàn thành tốt.

7. Hoàn thành tốt.

8. Hoàn thành tốt.

9. Hoàn thành tốt.

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TA
7 tháng 5 2023 lúc 10:11

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên

cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ

ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có

nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan,

không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi

đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem

lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ

tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp

phải hơp lý

Bình luận (0)